Kỳ thi kiểm tra học kỳ II năm học 2010-2011 Môn thi: Ngữ Văn 11 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi kiểm tra học kỳ II năm học 2010-2011 Môn thi: Ngữ Văn 11 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT CAO BẰNG TRƯỜNG THPT THỊ XÃ KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011 Môn thi: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì II. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận. - Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức: + Kiến thức về Tiếng Việt: Nghĩa của câu + Kiến thức về làm văn: Thao tác lập luận bác bỏ + Kiến thức văn học : Văn bản đọc hiểu trong chương trình HKII + Kĩ năng làm văn nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN NGỮ VĂN 11 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1.Tiếng Việt Nghĩa của câu -Khái niệm nghĩa tình thái -Chỉ ra từ mang nghĩa tình thái và kiểu nghĩa tình thái của từ ở trong câu Số câu: 1 Tỉ lệ: 30% (10% x 10 điểm = 1,0 điểm) (20% x 10 điểm = 2,0 điểm) 30% x 10 = 3,0 điểm 2. Làm văn a. Thao tác lập luận bác bỏ - Nhận diện được thao tác lập luận bác bỏ - Phân tích cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ Số câu: 1 Tỉ lệ: 20% (5% x 10 điểm = 0,5 điểm) (15% x 10 điểm = 1,5 điểm) 20% x 10 = 2,0 điểm b. Nghị luận văn học Kĩ năng: Phân tích đoạn thơ trong một tác phẩm văn học. ( Cụ thể: khổ thơ đầu trong bài thơ “ Đây thôn Vỹ Dạ “ của Hàn Mặc Tử) Số câu: 1 Tỉ lệ: 50% (50% x10 điểm = 5,0 điểm) (50% x10 điểm = 5,0 điểm) Tổng cộng 1,5 điểm 3,5 điểm 5,o điểm 10 điểm SỞ GD & ĐT CAO BẰNG TRƯỜNG THPT THỊ XÃ KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011 Môn thi: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0điểm): Thế nào là nghĩa tình thái? Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái và kiểu nghĩa tình thái trong các câu sau: Hắn vẫn phải dọa nạt hay cướp giật. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài. Chắc chắn mợ Du đã chết và những cảm tưởng về mợ chỉ càng thấm thía, tê tái trong tâm hồn tôi. Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chứ. Câu 2 (2,0 điểm): Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi THẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN? Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: “Có kẻ nói với ta rằng: Trung thần là người bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có được coi là trung thần không?” Mặc Tử nói: “Bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng như thế có khác gì cái bóng? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang thì có còn được ích gì? Cứ như tôi đây, mà gọi là trung thần thì khi vua có lầm lỗi phải lựa cách can ngăn để đưa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ mà không lộ ra ngoài; trên thì thành thực một lòng một dạ với vua; dưới thì không adua vào kết bè kết đảng với ai […]. Có được như thế thì tôi mới cho là trung thần”. ( Theo Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân, Cổ học tinh hoa, NXB Văn học, Hà Nội, 2002) Thao tác lập luận nào đã được Mặc Tử - nhà triết học Trung Quốc cổ đại, sử dụng trong lời nói của mình? Phân tích cách sử dụng thao tác lập luận ấy? Câu 3 (5,0 điểm): Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ sau: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.” (Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ, SGK Ngữ văn 11- tập hai, NXB Giáo dục, năm 2007) ----------------- Hết -------------- (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Họ, tên thí sinh: SBD: HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 11 (KIỂM TRA HỌC KÌ II ) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 * Thế nào là nghĩa tình thái Là thành phần nghĩa thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe *Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái và kiểu nghĩa tình thái trong các câu sau: Hắn vẫn phải dọa nạt hay cướp giật. Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra và có tính lặp lại Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài. Nghĩa tình thái khẳng định tính tất yếu của sự việc (khẳng định một nghĩa vụ) Chắc chắn mợ Du đã chết và những cảm tưởng về mợ chỉ càng thấm thía, tê tái trong tâm hồn tôi. Nghĩa tình thái phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chứ. Nghĩa tình thái nhắc nhở thúc giục 1 (0,25) (0,25) (0,25) (0,25) (0,25) (0,25) (0,25) (0,25) Câu 2 Thao tác lập luận được sử dụng là thao tác lập luận bác bỏ Cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ: Phân tích, chỉ ra bản chất về quan niệm trung thần mà Văn Quân đưa ra: + Bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng như thế có khác gì cái bóng + Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang + Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang thì có còn được ích gì? Đưa ra quan điểm của bản thân về trung thần: + khi vua có lầm lỗi phải lựa cách can ngăn để đưa vào điều thiện; + khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ mà không lộ ra ngoài; + trên thì thành thực một lòng một dạ với vua; + dưới thì không adua vào kết bè kết đảng với ai Đi đến kết luận: Có được như thế thì tôi mới cho là trung thần”. 0,5 (0,5) (0,5) (0,5) Câu 3 Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ sau : “ Sao anh không về chơi thôn Vỹ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.” … ( Trích “Đây thôn Vỹ Dạ” (Hàn Mặc Tử) – SGK lớp 11- NXB Giáo dục 2007) a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. - Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu… b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận - Hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn trích - Phân tích đoạn thơ: + Câu thơ mở đầu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” . Sắc thái, âm điệu của câu thơ . Tác động của câu thơ đến lòng người + Phân tích được bức tranh phong cảnh và con người xứ Huế trong khổ thơ . Cảnh ấm áp, rực rỡ, tinh khiết của buổi sớm mai trong trẻo, gợi cảm nhưng mơ hồ, hư ảo, không dễ nắm bắt. . Con người xuất hiện trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, hồn hậu của người Huế, tâm hồn Huế. -> Gợi về khát khao mong mỏi, nỗi niềm trắc ẩn của nhà thơ về nhưng kỷ niệm nao lòng về thơ, về tình yêu, về cuộc đời + Nghệ thuật dùng câu, dùng từ đặc sắc càng làm tôn vẻ đẹp của cảnh và ngưới xứ Huế - Tóm lược ND đã phân tích, có liên hệ thực tế Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức - Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học …. 0,5 0,25 (0,75) (1,5) (0,75) (0,25) 0,5 0,5
File đính kèm:
- de thi dap an ma tran hoc ki 2 lop 11.doc