Kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2009 - 2010

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2009 - 2010 
 ĐẮK LẮK 
 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC 12 - THPT 
 (Đề thi gồm 2 trang) (180 phút, không kể thời gian giao đề ) 

Phần Vi sinh học (3,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
Khi trực khuẩn gram dương (Bacillus brens) phát triển trên môi trường lỏng người ta thêm li zô zim vào dịch nuôi cấy, vi khuẩn có tiếp tục sinh trưởng không ? vì sao? 
Câu 2: (1,0 điểm)
a/ Tại sao nói: dạ dày- ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật?
 	b/ Tại sao khi trong môi trường có nguồn C hữu cơ (đường, a-xít amin, a-xít béo) nhiều vi sinh vật hóa dưỡng vô cơ chuyển từ tự dưỡng sang hóa dưỡng?
Câu 3: (1,0 điểm)
a/ Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
b/ Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm 5 – 10 phút trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng?
Phần Tế bào học (3,0 điểm)
Câu 4: (1,0 điểm)
Tại sao kích thước tế bào không nhỏ hơn nữa (dưới 1µm)? Tại sao kích thước tế bào nhân chuẩn không nhỏ như tế bào nhân sơ mà lại lớn hơn ?
Câu 5: (1,0 điểm)
Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động các chất qua màng tế bào?
Câu 6: (1,0 điểm)
a/ Tế bào hồng cầu không có ty thể có phù hợp gì với chức năng mà nó đảm nhận?
b/ Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào? 
 	Phần Sinh lý học thực vật (4,0 điểm)
Câu 7: (1,0 điểm)
 Đặc điểm cấu tạo của rễ cây liên quan đến các con đường hấp thụ nước từ đất vào rễ như thế nào?
Câu 8: (1,0 điểm)
Sản phẩm nào của quang hợp có chứa O18 trong những trường hợp sau:
 - Trường hợp 1: cung cấp cho cây CO218.
 - Trường hợp 2: cung cấp cho cây H2O18.
Giải thích.
Câu 9: (1,0 điểm) 
Các giai đoạn của quá trình hô hấp ở thực vật trong trường hợp phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có gì giống và khác nhau? 
Câu 10: (1,0 điểm)
 Hiện nay phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp? Tại sao? Ví dụ minh họa.
Phần Sinh lý học động vật (4,0 điểm)
Câu 11: (1,0 điểm)
Prôtit là thành phần quan trọng của tế bào và cơ thể, nó được cung cấp bởi nguồn thức ăn. Nguồn thức ăn thực vật thường không bảo đảm prôtit cho cơ thể, tại sao ở những động vật ăn thực vật vẫn có đủ nguồn prôtit cung cấp cho cơ thể? 
Câu 12: (1,0 điểm)
Trong sổ khám bệnh của một người, bác sĩ có ghi: 
 Huyết áp tối đa 120 mmHg, huyết áp tối thiểu 80 mmHg.
 Huyết áp được đo như thế nào? Giải thích ý nghĩa các con số trên.
Câu 13: (1,0 điểm)
Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều? 
Câu 14: (1,0 điểm)
Quá trình phát triển ở côn trùng có đặc điểm gì?
Phần Di truyền học (6,0 điểm)
Câu 15: (1,0 điểm)
Một loài thực vật, tế bào lưỡng bội có 2n = 20, người ta thấy trong một tế bào có 19 nhiễm sắc thể (NST) bình thường và 1 NST có tâm động ở vị trí khác thường. Hãy cho biết NST ở vị trí khác thường này có thể được hình thành bằng những cơ chế nào? 
Câu 16: (1,0 điểm)
Sự tương tác giữa các gen có mâu thuẫn gì với các qui luật phân li của các alen hay không? Tại sao? 
Câu 17: (1,0 điểm)
So sánh hai phương pháp cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật.
Câu 18: (1,0 điểm)
 Ở cà chua, các gen: A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng; B qui định quả tròn, b qui định quả bầu dục. Lai hai giống cà chua quả đỏ, bầu dục và quả vàng, tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ, tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 3208 cây, trong đó có 1802 cây quả đỏ, tròn.
a/ Màu sắc và hình dạng quả cà chua có thể bị chi phối bỡi qui luật di truyền nào?
b/ Cho F1 lai phân tích, xác định kết quả của phép lai?
Câu 19: (1,0 điểm)
Tại sao người ta phải chọn các tác nhân cụ thể khi gây đột biến?
Câu 20: (1,0 điểm) 
Ở người, tính trạng mắt đen do gen A, mắt nâu do gen a nằm trên NST thường qui định; còn bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST giới tính X gây nên.
a/ Với hai gen qui định hai tính trạng trên, tối đa có thể tạo ra bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau trong quần thể người? 
b/ Một người phụ nữ bình thường có bố bị bệnh máu khó đông lấy một người chồng máu đông bình thường. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con gái bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu?
	 ----------HẾT----------
Họ và tên thí sinh: ................................................................................... Số báo danh: ..................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2009 - 2010
 ĐĂK LĂK 
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 12 - THPT 
 
 
Phần Vi sinh học (3 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Vi khuẩn không tiếp tục sinh trưởng được.	(0,5 điểm)
- Vì: li zô zim làm tan thành murein ,vi khuẩn mất thành sẻ biến thành tế bào trần. Tế bào trẩn của vi khuẩn gram dương này không thể phân chia được và rất dễ tan do tác động của môi trường.	(0,5 điểm)
Câu 2: (1,0 điểm)
a/ Dạ dày – Ruột thường xuyên được bổ sung thức ăn và cũng thường xuyên thải ra ngoài các sản phẩm chuyển hóa vật chất cùng với các vi sinh vật, do đó như một hệ thống nuôi liên tục.(0,5 điểm)
b/ Qúa trình tự dưỡng rất tốn kém năng lượng ( ATP ) và lực khữ (NADPH2 ). Vì vậy khi có mặt nguồn C bon hữu cơ chúng không dại gì lại phải cố định CO2 . 	(0,5 điểm)
Câu 3: (1,0 điểm)
a/ Các chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình là cồn, nước gia ven, thuốc tím, chất kháng sinh . . .	(0,25 điểm)
 Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại khuẩn vì xà phòng tạo bọt và khi rửa vi sinh vật trôi đi.	(0,25 điểm)
 	b/ Sau khi rửa rau sống nên ngâm 5 -10 phút trong nước muối pha loãng gây sự co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không thể phát triển được, hoặc trong thuốc tím pha loãng, thuốc tím có tác dụng ô xi hóa rất mạnh.	(0,5 điểm)

Phần Tế bào học (3 điểm)

Câu 4: (1,0 điểm
- Kích thước của tế bào ở mỗi loài sinh vật là kết quả của chọn lọc tự nhiên lâu dài và đạt tới mức hợp lí, đảm bảo tỷ lệ giữa S/V là hợp lý cho quá trình trao đỗi chất của tế bào. 	(0,5 điểm)
- Tế bào nhân chuẩn có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ vì có sự xoang hóa và có nhiều bào quan khác nhau đòi hỏi phải có V đủ lớn để có thể chứa được, giống như một căn nhà rộng thì có thể chia làm nhiều phòng còn căn nhà hẹp thì chỉ có thể đẻ một phòng vậy.	(0,5 điểm)
Câu 5: (1,0 điểm)
- Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ. Nếu là vận chuyển có chọn lọc thì cần protein kênh đặc hiệu.	(0,5 điểm)
- Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: cóATP, protein kênh đặc hiệu. (0,5 điểm)
Câu 6: (1,0 điểm)
 a/ Tế bào hồng cầu không có ty thể phù hợp với nhiệm vụ vận chuyển ô xi vì nếu có nhiều ty thể chúng sẽ tiêu thụ bớt ô xi. Trên thực tế, hồng cầu được thiết kế chuyên vận chuyển ô xi nên cũng tiêu tốn rất ít năng lượng.	(0,5 điểm)
b/ Tế bào vi khuẩn không có ty thể, chúng tạo ra năng lượng nhờ các enzim hô hấp nằm trên màng sinh chất của tế bào vi khuẩn. 	(0,5 điểm)

Phần Sinh lý học thực vật (4 điểm)
Câu 7: (1,0 điểm)
 Đặc điểm cấu tạo của rễ :
 	- Biểu bì: tế bào biểu bì và các lông hút. Nước từ đất được hấp thụ vào rễ qua bề mặt biểu bì, chủ yếu qua các lông hút. Lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất. 	(0,25 đ)
 	- Vỏ: các tế bào nhu mô.	(0,25 đ)
 	- Nội bì : các tế bào nội bì có vòng đai Caspari bao quanh. 	(0,25 đ) 
 Nước được hấp thụ từ đất vào đến mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: con đường gian bào và con đường tế bào chất, nhưng khi vào đến nội bì sẽ bị vòng đai Caspari chặn lại nên nên phải chuyển sang con đường tế bào chất . Vòng đai Caspari có vai trò điều chỉnh lượng nước vận chuyển vào mạch gỗ. 
(0,25 đ)
 	- Trung trụ: có mạch gỗ vận chuyển nước từ rễ lên thân. 	(0,25 đ)

Câu 8: (1,0 điểm)
 	- Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:
ánh sáng

diệp lục
 6CO2 + 6H2O + 674Kcal C6H12O6 + 6O2 ­	

 	- Sản phẩm của quang hợp có chứa O18 
 Trường hợp 1: C6H12O6.	(0,25 đ)
 Trường hợp 2: 6O2 ­.	(0,25 đ)
 	- Giải thích: O218 ­ do quang phân ly nước (H2O18 ) xảy ra trong pha sáng.	(0,25 đ)
 C6H12O6 có chứa O18 do quá trình cố định CO218 tạo thành hydra cacbon xảy ra trong pha tối.	(0,25 đ)

Câu 9: (1,0 điểm) 
Bản chất của quá trình hô hấp (phân giải hiếu khí) và lên men (phân giải kị khí) ở thực vật là quá trình chuyển hóa năng lượng, trong đó các phân tử hydrat cacbon bị phân giải tạo thành các sản phẩm cuối cùng đồng thời với sự giải phóng và tích lũy năng lượng.	(0,25 đ)
Cả hai đều trải qua giai đoạn đường phân: Đường Glucô Axit piruvic + ATP + H2O
(0,25 đ)
Tuy nhiên có sự khác nhau ở giai đoạn tiếp theo:
 Hô hấp (phân giải hiếu khí) (0,25 đ) Lên men (phân giải kị khí) (0,25 đ)
Xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep
Axit piruvic các sản phẩm:
 CO2 + ATP + NADH + FADH2 




Axit piruvic các sản phẩm:
 - Rượu êtilic + CO2 + năng lượng
 - Axit lactic + năng lượng 









Câu 10: (1,0 điểm)
 	- Hiện nay phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp là nuôi cấy tế bào và mô thực vật. 	(0,25 đ)
	- Đó là sự nuôi cấy các TB lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật như củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, hạt phấn, túi phôi,... trên môi trường dinh dưỡng thích hợp... để tạo ra cây con. Pp này dự trên nguyên lý cơ bản về sinh sản vô tính: TB là đơn vị cơ bản của sự sống, mang thông tin DT mã hóa sụ hình thành một cơ thể sống. 	(0,25 đ)
 	- Phương pháp này góp phần tạo nhanh giống mới, sạch bệnh, có hiệu quả kinh tế cao. (0,25 đ)
- VD: Thành tựu nuôi cấy mô đã được áp dụng trên nhiều đối tượng như phong lan, các loại lúa, dậu, cà phê, hoa hồng, khoai tây,... 	(0,25 đ)

Phần Sinh lý học động vật (4 điểm)
Câu 11: (1,0 điểm)
Các ý trả lời cơ bản:
- Thức ăn thực vật (cỏ, rơm,...) có thành phần chủ yếu là xenlulôzơ (gluxit).	(0,25 đ)
- Đặc điểm của bộ máy tiêu hóa (dạ dày, ruột non và manh tràng) ở ĐV ăn TV có cấu tạo thích nghi với quá trình tiêu hóa loại thức ăn đó.	(0,25 đ)
- Nhờ có các VSV cộng sinh (ở dạ dày và manh tràng) tham gia vào việc tiêu hóa xenlulôzơ. 
	(0,25 đ)
- Chính VSV là nguồncung cấp phần lớn prôtit cho nhu cầu cơ thể của vật chủ.	(0,25 đ)


Câu 12: (1,0 điểm)
Các ý trả lời cơ bản:
- Sử dụng huyết áp kế, quấn bao cao su bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay trái phía trên khỷu tay của người được đo nằm ở tư thế thoải mái.	(0,25 đ)
- Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.	(0,25 đ)
- Huyết áp tối đa tương ứng với lúc tim co bóp (tâm thu), huyết áp tối thiểu tương ứng với lúc tim dãn (tâm trương) ở động mạch lớn (cánh tay) gần ĐM chủ.	(0,25 đ)
Các chỉ số được ghi là của người có huyết áp bình thường.	(0,25 đ)


Câu 13: (1,0 điểm)
- Xung thần kinh xuất hiện do quá trình biến đổi diện thế nghỉ của màng nơ ron sang điện thế hoạt động khi bị kích thích, sẽ lan tuyền trên sợi trục. 	(0,25 đ)
- Xung TK chỉ gây nên sự thay đổi tính thấm ở vùng màng kế tiếp, còn nơi điện thế hoạt động vừa sinh ra, màng đang ở vào giai đoạn trơ tuyệt đối nên không tiếp nhận kích thích. Thường xung TK xuất hiện ở đầu nơron; vì thế, xung TK chỉ lan truyền theo một chiều.	(0,25 đ)
- Trong một cung phản xạ, xung TK xuất hiện từ cơ quan thụ cảm bị kích thích, theo nơron cảm giác truyền về trung ương TK, qua nơron trung gian chuyển sang nơron vận động đến cơ quan đáp ứng. Do đó xung TK phải tuyền qua các xi-nap. 	(0,25 đ)
- Sự chuyển giao xung TK qua xi-nap nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều. (0,25 đ)
Vì vậy, xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều

Câu 14: (1,0 điểm)
- Quá trình phát triển của động vật chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
(0,25 đ)
- Ở các loài côn trùng như bướm, châu chấu, ve sầu,... ở giai đoạn hậu phôi ấu trùng chưa phát triển hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác (biến thái) biến đổi thành con trưởng thành. Sự phát triển có thể qua biến thái hoàn toàn hoặc qua biến thái không hoàn toàn. 	(0,25 đ)
- Sự phát triển qua biến thái hoàn toàn:ở bướm sâu bướm lột xác (biến thái) thành nhộng, nhộng lột xác (biến thái) thành bướm.	(0,25 đ)
- Sự phát triển qua biến thái không hoàn toàn: ở châu chấu ấu trùngchưa có cánh, qua nhiều lần lột xác (biến thái) thành con trưởng thành. 	(0,25 đ)


Phần Di truyền học (6 điểm)

Câu 15: (1,0 điểm)
- Đột biến đảo đoạn NST mà đoạn bị đảo có chứa hoặc không chứa tâm động. 0,5 điểm 
- Chuyển đoạn NST: chuyển đoạn trong cùng một NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ.	0,5 điểm 
Câu 16: (1,0 điểm)
- Sự tương tác giữa các gen không có gì mâu thẫn với các qui luật phân ly của các alen. 0,5 điểm
-Sự tương tác gen đã mỡ rộng thêm học thuyết Men Đen: sự tương tác giữa các alen thuộc các lô cut khác nhau.	0,5 điểm 
Câu 17: (1,0 điểm)
- Giống nhau: đều là sự áp dụng công nghệ tế bào trong sản xuất giống vật nuôi nhằm tạo giống có kiểu gen ổn định không bị biến dị tổ hợp nhằm bảo đảm nhân nhanh giống ban đầu.	0,5 điểm
- Khác nhau: cấy truyền hợp tử tách phôi ban đầu thành nhiều phôi, nhân bản vô tính dùng nhân 2n của giống ban đầu tạo cá thể mới giữ nguyên vốn gen.	0,5 điểm
Câu 18: (1,0 điểm)
a/ Di truyền độc lập hoặc hoán vị gen với f = 50%.	0,5 điểm
b/ 4 loại kiểu hình: 1 đỏ, tròn: 1 đỏ, bầu dục: 1 vàng, tròn: 1 vảng, bầu dục. 	0,5 điểm 
Câu 19: (1,0 điểm)
- Các tác nhân đột biến có tác dụng khác nhau đến vật chất di truyền. Tia phóng xạ có khả năng xuyên sâu có khả năng gây đột biến gen và đột biến NST. 	0,5 điểm
- Tia tử ngoại sức xuyên yếu nên chỉ dùng để xử lí VSV. Có loại hóa chất có tác động chuyên biệt, đặc thù đối với từng loại Nu của gen.	0,5 điểm
Câu 20: (1,0 điểm) 
a/ Tổ hợp cả hai tính trạng sẽ là: 3 x 5 = 15 loại kiểu gen.	 	0,5 điểm
b/ Vì bố không bị bệnh nên con gái chắc chắn sẽ nhận NST X không mang gen gây bệnh. Do vậy xác suất để con gái bị bệnh cũng sẽ bằng không. 	0,5 điểm

----------HẾT----------

File đính kèm:

  • docSinh 12_V1.doc