Kỳ thi olympic truyền thống 30 - 4 lần thứ XVI đề thi đề nghị môn: ngữ văn ; khối 10

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi olympic truyền thống 30 - 4 lần thứ XVI đề thi đề nghị môn: ngữ văn ; khối 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU GIANG
TRƯỜNG : THPT CHUYÊN VỊ THANH

	KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30 - 4 LẦN THỨ XVI
	ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: NGỮ VĂN ; KHỐI 10
Số phách




Số phách






ĐỀ THI
(Lưu ý quan trọng: phần nội dung không để trong Texbox)

CÂU HỎI 1: (8 điểm)

“T. H. N, sinh năm 1996, học sinh lớp 7 tại huyện Trảng Bom được chẩn đoán là nghiện internet - game online. N bắt đầu chơi game online từ năm lớp 6. Tuy nhiên, khoảng tháng 9 năm 2007, khi tham gia trò chơi trực tuyến N có hiện tượng bỏ học và bắt đầu nói dối cha mẹ về chuyện tiền bạc. Sự việc trở nên trầm trọng lúc mẹ N phát hiện con mình giấu tiền ở một khu vực trong phòng và N bỏ nhà ra đi. Khi làm việc với nhà trị liệu N nói rằng “bang hội” của mình đã ăn trộm và đi xin để có tiền sống trong một tuần”…
 Theo báo “Tiềm năng – Đầu tư và phát triển” ra ngày 12/08/2009)

 Qua mẫu chuyện trên, em liên tưởng đến hiện tượng gì? Suy nghĩ của em về hiện tượng ấy.



ĐÁP ÁN CÂU HỎI 1:

	- Qua mẫu chuyện trên, em liên tưởng về hiện tượng nghiện internet - game online của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
	- Nghiện: là ghiền, lệ thuộc một tác nhân từ bên ngoài đến mức trở thành đam mê, khó có khả năng từ bỏ.
	- Có rất nhiều thứ con người có thể nghiện: ma túy, cờ bạc, rượu chè, thuốc lá và gần đây là 
hiện tượng nghiện internet - game online.
	- Vai trò của internet nói chung, game online nói riêng đối với đời sống của con người, nhất là giới trẻ: cung cấp nguồn tri thức vô tận, là công cụ và phương tiện học tập hữu hiệu, giúp giải trí, mua sắm, kết nối bạn bè…
	- Thực trạng sử dụng internet hiện nay ở giới trẻ: không đúng mục đích, các em thích những trò chơi bạo lực, kích dục…
	- Tác hại của việc nghiện internet - game online: đánh cắp thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tha hóa, biến chất về tâm sinh lí ( ảo tưởng, bạo lực, trầm cảm…), 











nguy hại hơn có thể đánh mất tương lai, hạnh phúc, gia đình, thậm chí là sinh mạng….
	- Suy nghĩ: nên sử dụng internet đúng mục đích, chỉ chơi những trò chơi trong sáng, lành mạnh để thư giản trong một khoảng thời gian nhất định. Dành thời gian cho các công việc khác ( học tập, phụ giúp công việc gia đình…) nếu không muôn mình có một kết quả thảm hại như câu chuyện trên.
	- Lời khuyên nhủ, nhắc nhở các bạn trẻ.

- Điểm 7-8: Đáp ứng các yêu cầu trên, cảm nhận phân tích sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc phong phú chính xác, văn viết có cảm xúc.
- Điểm 5-6 : Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu trên. Dẫn chứng chọn lọc chính xác, diễn đạt tốt.
- Điểm 3-4 : Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên. Nắm chắc tác phẩm, dẫn chứng chọn lọc chính xác, diễn đạt tương đối tốt.
- Điểm 2-3: Nắm chắc tác phẩm, tỏ ra nắm được yêu cầu đề có dẫn chứng, phân tích nghệ thuật chưa được sâu sắc.
- Điểm 1-2: Đáp ứng chưa tốt các yêu cầu trên, văn chưa viết trôi chảy, diễn đạt vụng.
- Điểm 0- 1: Chưa đáp ứng các yêu cầu trên, bài viết lạc đề, bỏ giấy trắng.























CÂU HỎI 2: (12 điểm)
Anh chị hãy phân tích các bài : Thuật hoài ( Phạm Ngũ Lão), Bạch Đằng Giang phú ( Trương Hán Siêu) để chứng minh cho tình cảm yêu nước và lòng tự hào của dân tộc ta.


ĐÁP ÁN CÂU HỎI 2:

a)	Yêu cầu về kỹ năng:
	Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
 Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau:
* Bài: Thuật hoài
- Tự hào về sức mạnh toàn dân, tự hào về sự đóng góp của người trai đời Trần và công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, tự hào vì được góp sức bảo vệ non sông, góp sức làm nên chiến thắng hào hùng cho triều đại, cho dân tộc.
- Yêu nước thể hiện qua tinh thần chiến đấu, niềm tự hào còn thể hiện sâu đậm qua niềm trăn trở, khát vọng của chính bản thân tác giả.
* Bài : Bạch Đằng Giang phú
- Tự hào vì rất yêu vẻ đẹp của non sông đất nước nên đã rất nhạy cảm khi đến với dòng sông ghi lại chiến thắng xưa. Vẻ đẹp hữu tình của cảnh sắc thiên nhiên và vẻ đẹp lịch sử, nơi ghi dấu chiến thắng ba lần oanh liệt chống giặc phương Bắc ( Ngô Quyền thắng quân Nam Hán, Lê Hoàng thắng Tống, nhà Trần thắng quân Nguyên)
- Tự hào và rất yêu đất nước nên tác giả đã say mê cảnh đẹp và thích thú du ngoạn khắp nơi để tìm hiểu quê hương đất nước.
- Tự hào về vẻ đẹp nên thơ bát ngát của dòng sông Bạch Đằng.
- Yêu nước nên trước dòng sông lịch sử tác giả không thể ngăn nỗi xúc động nghẹn ngào khi nhớ về những anh hùng đã chiến đấu để bảo vệ đất nước.
- Tự hào về sức mạnh của quân dân đời Trần đến nỗi ông đã dựng lại bức tranh về cuộc thư hùng trên sông với những đường nét kì vĩ, sắc màu tươi tắn sáng chói rực rỡ, hào khí ngất trời…













- Yêu nước là yêu đấng minh quân nên Trương Hán Siêu tỏ ra thán phục hai vua Trần : Anh minh hai vị thánh quân…, biết ơn Trần Hưng Đạo cũng như các vị anh hùng dân tộc đã làm nên chiến thắng.
- Căm ghét, khinh bỉ quân xâm lược cũng là cách bộc lộ lòng yêu nước.
Chú ý : Khi làm bài thí sinh cần có dẫn chứng thơ văn cụ thể.
c) Thang điểm
- Điểm 10-12: Đáp ứng các yêu cầu trên, cảm nhận phân tích sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc phong phú chính xác, văn viết có cảm xúc.
- Điểm 8-10 : Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu trên. Dẫn chứng chọn lọc chính xác, diễn đạt tốt.
- Điểm 6-8 : Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên. Nắm chắc tác phẩm, dẫn chứng chọn lọc chính xác, diễn đạt tương đối tốt.
- Điểm 4-6: Nắm chắc tác phẩm, tỏ ra nắm được yêu cầu đề có dẫn chứng, phân tích nghệ thuật chưa được sâu sắc.
- Điểm 2-4: Đáp ứng chưa tốt các yêu cầu trên, văn chưa viết trôi chảy, diễn đạt vụng.
- Điểm 0- 2: Chưa đáp ứng các yêu cầu trên, bài viết lạc đề, bỏ giấy trắng.

File đính kèm:

  • docDe de nghi Olympic 16 Van 10.doc
Đề thi liên quan