Kỳ thi thử đại học lần III năm học: 2012 - 2013 môn thi: ngữ văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi thử đại học lần III năm học: 2012 - 2013 môn thi: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ ---------- KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III NĂM HỌC: 2012 - 2013 Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5.0điểm) Câu 1 (2.0đ). Nêu và phân tích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo. Câu 2 (3.0đ). Tự nhận thức về mình là cơ sở để hòa nhập với thế giới, hòa nhập với thế giới cũng là để tìm về với chính mình. Suy nghĩ của Anh / chị về ý nghĩa câu nói trên ( bài viết khoảng 600 từ). II. Phần riêng (5.0điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau. Câu 3a. Cảm nhận của Anh / chị về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam trong những năm chống Mỹ qua hai nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi). Câu 3b. Nêu cảm nhận của Anh / chị về hai đoạn thơ sau: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. ( Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao tập 1- NXB GD. 2008) Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức ( Sóng, Xuân Quỳnh , Ngữ văn 12 Nâng cao tập 1- NXB GD. 2008) ---------------------Hết--------------------- TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ ĐÁP ÁN THI THỬ ĐH LẦN III Môn: Ngữ văn Câu ý Nội dung Điểm 1 1 - Nhan đề bài thơ là hình tượng nghệ thuật xuyên suốt toàn tác phẩm: hình tượng tiếng đàn ghi ta của Lorca. - Đàn ghi ta còn là biểu tượng cho người nghệ sĩ Lorca với tâm hồn nhân cách, khát vọng nghệ thuật, lí tưởng xã hội cao đẹp và cả cuộc đời bi tráng. Như vậy, nhan đề gợi cặp hình tượng sóng đôi song trùng trong tác phẩm: Đàn ghi ta và Lorca. 0,5 2 - Đề từ là một câu thơ mang tính tiên cảm của Lorca về cái chết của chính mình. - Đề từ thể hiện nguyện ước của Lorca được gắn bó với cây đàn nghĩa là không chỉ trong khi sống và cả khi đã chết. Khi sống Lorca đã dùng cây đàn để hát lên bài ca tranh đấu, bài ca tình yêu cuộc sống và khi chết ông vẫn muốn tiếp tục những bài ca ấy. Với lời đề từ, Thanh Thảo có lẽ còn muốn khẳng định sự bất tử của khát vọng sống Lorca. - Đề từ cũng có thể hiểu thể hiện nguyện ước cũng là một lời động viên của Lorca đối với thế hệ sau trên hành trình cách tân nghệ thuật Tây Ban Nha, ông không muốn mình trở thành vật cản cho hành trình cách tân nghệ thuật của hậu thế. 1,5 2 1 Giải thích ý kiến: Tự nhận thức về mình là cơ sở để hòa nhập với thể giới, hòa nhập với thế giới cũng là để tìm về với chính mình. - Đề cập tới vai trò của tự nhận thức đối với con người, dân tộc trong cuộc sống: Tự nhận thức vừa là điểm xuất phát vừa là đích đến của con người, dân tộc trong cuộc sống. - Về thực chất câu nói nêu cao vai trò của quá trình tự nhận thức như một bài học cho cá nhân hay cộng đồng dân tộc trong cuộc sống và trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài. 0,5 2 Bàn luận về ý kiến: - Tự nhận thức là cơ sở , xuất phát điểm để con người hòa nhập với cuộc sống vì lẽ chỉ khi con người nhận thức đúng đắn về bản thân mình với những ưu và nhược điểm thì khi ấy họ mới có thể hòa nhập được với cuộc sống xung quanh, một dân tộc muốn vươn ra hòa nhập với cộng đồng thế giới cũng phải trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về chính dân tộc mình. - Hòa nhập không có nghĩa là hòa tan , một mặt hòa nhập mặt khác cá nhân, dân tộc cần phải có ý thức trở về, giữ gìn và làm đầy cho nét riêng vốn có của mình trong quan hệ với xã hội, nhân loại. Chỉ khi có ý thức và khả năng gìn giữ được bản sắc riêng thì khi ấy anh mới có cơ sở để thế giới tìm đến và hòa nhập với chính mình. Cũng chính trong mối quan hệ với cộng đồng, nhân loại mà ta ý thức sâu sắc hơn về chính mình. 1, 0 1,0 Nêu bài học nhận thức và hành động : - Bản thân cần có ý thức sâu sắc về chính mình, luôn có thói quen kiểm điểm, nhìn nhận lại chính mình một cách khách quan nhất từ đó trau dồi nhân cách cá nhân. - Giữ gìn bản sắc trong quan hệ với cộng đồng, thế giới cũng là một vấn đề mà chúng ta phải lưu tâm đặc biệt ở thời điểm hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu này. Cá nhân và cộng đồng, các cơ quan hữu trách đều phải bắt tay trong các chương trình hành động nhằm gìn giữ, bảo vệ, chau dồi bản sắc dân tộc. 0,5 3.a - Giới thiệu chung về tác giả , tác phẩm và nhân vật - Cảm nhận vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm chống Mỹ qua vẻ đẹp của hai chị em Việt Chiến. + Việt, Chiến là hai chị em sinh ra trong một gia đình chịu nhiều đau thương, mất mát do tội ác Mỹ Diệm. Ở hai chị em sáng lên phẩm chất anh hùng tình nghĩa của lớp trẻ vùng đồng bằng Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ. - Nung nấu căm thù đối với tội ác quân giặc và có khát khao mãnh liệt được trả thù nhà nợ nước. Cả hai chị em đã tranh nhau tòng quân giết giặc. - Là những con người kiên cường, mạnh mẽ, gan góc, cương trực trong cuộc sống và dũng cảm trong chiến đấu. - Họ đồng thời cũng là những người con gắn bó thiết tha, sâu nặng, ân tình với gia đình, quê hương xứ sở, đầy ý thức về truyền thống gia đình và những hành động cụ thể để bảo về, gìn giữ truyền thống ấy. Những nét đẹp trên được nhân lên gấp bội khi đặt trong dáng vóc, hình hài, lối nghĩ, lối nói..của những con người tuổi còn rất trẻ hồn nhiên, trong sáng. + Ngoài những nét chung nổi bật, ở hai chị em lại có những nét riêng làm nên sức hấp dẫn của nhân vật và sự phong phú của chủ nghĩa anh hùng trong tác phẩm. Với Việt đó là sự hồn nhiên, vô tư đến độ lộc ngộc còn ở Chiến đó là sự chín chắn, đảm đang xốc vác vốn có của người phụ nữ đồng bằng Nam Bộ. - Với hai hình tượng nghệ thuật này Nguyễn Thi đã xây dựng thành công chân dung tiêu biểu của con người Việt Nam, lớp trẻ vùng sông nước Nam Bộ kiên cường và tình nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm chứng tỏ sự am hiểu, gắn bó sâu nặng ân tình của Nguyễn Thi với mảnh đất và con người Nam Bộ. 0,5đ 4,0đ 0,5đ 3.b 1 2 3 Giới thiệuchung về hai tác giả Tố Hữu và Xuân Quỳnh cùng hai tác phẩm, hai đoạn trích được phân tích. Nêu cảm nhận cụ thể về hai trích đoạn: - Đoạn thơ trích trong " Việt Bắc": + Thể hiện nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến về những tháng ngày gắn bó với quê hương cách mạng Việt Bắc. Đoạn thơ tái hiện những kỉ niệm về những tháng ngày gian khổ mà ân tình đó, trong đó có cả những kỉ niệm về thiên nhiên, những kỉ niệm về cuộc sống con người Việt Bắc đơn sơ, nghèo khó nhưng tình nghĩa. + Thể thơ lục bát với âm hưởng của một khúc hát trữ tình thiết tha sâu lắng, hình ảnh thơ đẹp, giợi cảm. Thủ pháp điệp và các từ ngữ biểu đạt cảm xúc láy đi láy lại tạo nên âm hưởng riêng cho đoạn thơ. - Đoạn thơ " Sóng" của Xuân Quỳnh : + Thể hiện nỗi nhớ da diết , sâu nặng, thường trực của người phụ nữ trong tình yêu. Mượn hình ảnh ẩn dụ sóng với các không gian, thời gian tồn tại khác nhau nhân vật trữ tình bộc bạch cảm xúc nhớ nhung cháy bỏng của mình. Chưa dừng lại ở đó, hai câu cuối cùng của đoạn còn trực tiếp giãi bày cảm xúc nhớ nhung cồn cào trong tâm thức của nhân vật trữ tình. + Hình ảnh ẩn dụ sóng và thủ pháp trùng điệp cấu trúc, điệp từ ngữ trong dạng thức thể thơ ngũ ngôn mang âm hưởng riêng là đặc sắc nghệ thuật cơ bản làm nên tính gợi cảm rất đặc trưng của đoạn thơ này. Nét tương đồng, khác biệt giữa hai đoạn thơ: - Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều tập trung diễn tả cảm xúc nhớ nhung với những cung bậc trạng thái khác nhau được đặt trong mối quan hệ với không gian thiên nhiên mênh mang và thời gian dằng dặc. - Khác nhau: + Đoạn thơ "Việt Bắc" tái hiện tình cảm chính trị giữa người cán bộ kháng chiến với quê hương cách mạng Việt Băc còn "Sóng" của Xuân Quỳnh nỗi nhớ mang sắc thái cảm xúc cá nhân phát xuất từ tình yêu đôi lứa. + "Việt Bắc" biểu đạt nỗi nhớ một cách trực tiếp còn ở " Sóng" nữ sĩ mượn hình tượng ẩn dụ Sóng để thể hiện nỗi nhớ của con người. + Việt Bắc sử dụng thể thơ lục bát với âm hưởng một khúc ca trữ tình sâu lắng, dặt dìu như khúc hát lời ru còn Xuân Quỳnh lại sử dụng thể thơ ngũ ngôn với âm hưởng dạt dào của sóng biển. 0,5đ 4,0 (2,0) (2,0) 0,5đ
File đính kèm:
- THI THU L3 CHUYEN NGUYEN HUE 2013.doc