Kỳ thi thử đại học năm học 2013 môn thi: ngữ văn; khối: c thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi thử đại học năm học 2013 môn thi: ngữ văn; khối: c thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7
 
 Đề chớnh thức 
KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2013
Mụn thi: NGỮ VĂN; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phỳt, khụng kể thời gian phỏt đề

Phần chung cho tất cả thí sinh :

Câu1 (2 điểm ) :
 Anh , chị hãy nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của Nam Cao. 
Câu 2 ( 3 điểm ) :
 “ Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất ” .
 Anh , chị nghĩ thế nào về vấn đề trên ( Bài viết không quá 600 từ ).

Phần riêng ( Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu : 3a hoặc 3b)

Câu 3a( 5 điểm ) : Dành cho HS ban cơ bản :
 “Một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ ”
 Anh chị hãy phân tích nhân vật người lái đò trong tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ nhận định trên .
Câu 3b( 5 điểm ) : Dành cho HS ban cơ bản C, D:
 Phân tích nhân vật ông lái đò trong tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” để làm rõ những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân 

 ..........Hết.............

 SBD : ........................

 Ghi chú : Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 


















Đáp án và biểu điểm chấm

Câu
Nội dung
Điểm













Câu 1
a. ý 1: Giới thiệu chung : 
- Nam Cao ( 1915- 1951) -Là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại .
- Bắt đầu sáng tác văn học từ 1936 với những trang viết đầy cảm xúc lãng mạn . Nhưng rồi hiện thực đau xót lúc bấy giờ đã hướng ngòi bút của ông sang khuynh hướng hiện thực . Và sự nghiệp văn học của ông thực sự được khẳng định từ truyện ngắn “ Chí Phèo” với những trang viết đầy nỗi đau về con người và cuộc đời.
- Sự nghiệp của ông có thể chia làm hai thời kì : Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945.
b. ý 2: Sự nghiệp văn học của Nam Cao :
* Trước cách mạng tháng Tám 1945: Sáng tác của ông tập trung vào hai đề tài chính : cuộc sống của người nông dân và cuộc sống của người trí thức nghèo.
- Đề tài người người nông dân :
+Tác phẩm tiêu biểu : Chí Phèo lão Hạc , Một đám cưới , Một bữa no.
+ Nội dung :
 . Nêu lên thực trạng đau xót của người nông dân : sự bần cùng , sự nghèo đói , đặc biệt là nỗi khổ của người nông dân bị lưu manh hoá .
 . Đồng thời ông vạch trần bộ mặt xấu xa , tàn bạo của xã hội thực dân , phong kiến với những thế lực tàn ác đẩy con người đến chỗ tuyệt vọng .
- Đề tài người trí thức :
 + Tác phẩm tiêu biểu : Đời thừa , Trăng sáng , Sống mòn ... 
 + Nội dung :
 + Miêu tả một cách chân thực tình cảnh nghèo khổ và bi kịch vỡ mộng của những người trí thức . Họ là những người có hoài bão , có khát vọng cao cả mà không thực hiện được và tự thấy mình là người thừa.
* Sau cách mạng tháng Tám 1945 :
 - Nam Cao tiếp tục sáng tác phục vụ cách mạng , phục vụ kháng chiến 
 -Tác phẩm tiêu biểu : Đôi mắt ( 1948 ) , “ Chuyện biên giới” ( 1950 ) là những tác phẩm đặc sắc của văn học cách mạng buổi đầu . Trong đó “ Đôi mắt” được xem là “ tuyên ngôn nghệ thuật” của lớp nhà văn những năm đầu của cách mạng và kháng chiến .
c. ý 3: Sáng tác của Nam Cao đạt đến trình độ nghệ thuật cao nhất là nghệ thuật kể chuyện , nghệ thuật xây dựng nhân vật , nghệ thuật phân tích tâm lí , nghệ thuật kết cấu tác phẩm... Ông có những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc , góp phần hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam . Ngòi bút của ông thấm đẫm một tinh thần nhân đạo sâu sắc thể hiên một phong cách độc đáo . Ông xứng đáng được đánh giá là một nhà văn hiện thực xuất sắc , là một trong những nhà văn hàng đầu của văn học Việt Nam thế kỉ XX.
0,25









1,5
1,0


0,5









0,5






0,5







0,25
























Câu 2
*a. ý 1: Hạnh phúc là gì ?
- Là sự thoả mãn những khao khát trong đời sống từ vật chất đến tin thần , là sự thành công sau những thất bại để đạt được một mục đích đã được dặt ra cho một chặng đường hay cả cuộc đời .
- Sự mãn nguyện của tâm hồn , cảm nhận tự bằng lòng về mình , cảm thấy mình đã sống đúng với ý nghĩa cuộc sống .
b. ý 2: Sống thế nào là “ đem hạnh phúc cho nhiều người nhất” ?
- Làm được một việc to lớn , có được những thành tựu vĩ đại , thoả mãn được niềm mong của một số lượng đông đảo con người , cho cả nhân loại hay cho cả một dân tộc ( D/c : Một bác sĩ tìm ra thứ thuốc chữa được căn bệnh nan y ..Một bậc anh hùng giải phóng dân tộc khổi vòng nô lệ ...)
- Trong cuộc sống đời thường : Biết hết lòng giúp đỡ những người xung quanh giảm bớt những phiền muộn , khổ đau ( D/c ..)
- Nói “ nhiều nhất” không ngụ ý nhắc đến một con số tuyệt đối nào , mà nói đến khả năn cao nhất trong hoàn cảnh và khả năng cảu từng người . Bờt kì ai cũng có thể đem hạnh phúc cho nhiều người nhất .
c. ý 3: Mối quan hệ hạnh phúc của một người và hạnh phúc của nhiều người nhất .
- ý kiến trên là một lẽ sống đúng , tốt đẹp : Hạnh phúc của mỗi người phải gắn liền với hạnh phúc của người khác , phải bắt đầu từ hạnh phúc của người khác , tuỳ thuộc vào hạnh phúc của người khác 
- Đây là lối sống của các nhà hiền triết xưa , đạo lí dân tộc nào cũng đề cao ( D/c : đạo Phật khuyên con người yêu thương muôn loài . ...)
- Đạo lí trên đòi hỏi hành động tích cực , không chỉ yêu thương mà còn “đem lại hạnh phúc” cho nhiều người .
- Đạo lí trên đòi hỏi sự quên mình , lấy hạnh phúc của mọi nười làm hạnh phúc của mình , có thể xả thân và hạnh phúc của mọi người.
- Phê phán những quan niệm hẹp về hạnh phúc .
0,5





1,25













1,25



































Câu 3a
a.ý 1 : Giới thiệu về tác giả , tác phẩm :
- Nguyễn Tuân - là nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam . Ông là người nghệ sĩ tài hoa , yêu cái đẹp , khám phá thiên nhiên , con người ở phương diện thẩm mĩ và tài hoa nghệ sĩ 
- Tuỳ bút “ người lái đò sông Đà”  là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân , được in trong tập “ sông Đà” ( 1960 ) . Trong thiên tuỳ bút này Nguyễn Tuân không chỉ miêu tả được bức tranh thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng hùng vĩ mà còn khắc hoạ được vẻ đẹp - đặc biệt là “chất vàng mười” trong tâm hồn con người Tây Bắc - đó là chất tài hoa nghệ sĩ của một tay lái ra hoa.
b. ý 2: Quan niệm mới mẻ của Nguyễn Tuân về người nghệ sĩ 
- Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái thật , cái đẹp để tôn vinh . Khi phản ánh vẻ đẹp con người , ông đặc biệt quan tâm đến vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ .
 + Từ phương diện tài hoa nghệ sĩ , Nguyễn Tuân quan niệm rằng : Vẻ đẹp tài hoa của con người không chỉ thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật mà còn thể hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người . Khi con người đạt đến trình độ điêu luyên trong công việc của mình là lúc họ bộc lộ vẻ đẹp tài hoa . Với quan niệm đó sau cách mạng tháng Tám , NT đã khám phá được vẻ đẹp tài hoa của nhưng người lao động bình thường . Người lái đò trong tuỳ bút “ người lái đò sông Đà” không chỉ có kinh nghiệm vượt thác mà con là nghệ sĩ trên sông nước 
c. ý 3: Vẻ đẹp tài hoa của của ông lái đò :
- Vẻ đẹp của trí tuệ thông minh : Sự hiểu biết sâu rộng của ông về qui luật của dòng sông ...“ nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá’ -> ông luôn làm chủ và chiến thắng .
- Vẻ đẹp của lòng kiên trì, dũng cảm trong cuộc vật lộn với thác dữ , đá dữ : D/c : Cuộc vượt thác đầy nguy hiểm và vô cùng ngoạn mục . Người lái đò phải đương đầu với đoàn quân đá vô cùng nham hiểm . Với trí tưởng tượng vô cùng phong phhú của một nghệ sĩ , NT đã dựng nên một thạch trận đầy cạm bẫy . ở vòng vây nào cũng nhiều cửa tử mà chỉ có một cửa sinh . Người lái đò phải tỉnh táo , khôn ngoan và khéo léo mới có thể vượt qua được” trùng vi thạch trận” để đưa con thuyền đến đích an toàn -> ý nghĩa : Ca ngợi lòng kiên trì , dung cảm kết hợp với trí thông minh và bình tĩnh , sáng suốt của người lái đò trong cuộc vật lộn với sông nước dữ dội . Tư thế của người lái đò là tư thế chiến thắng và luôn chiến thắng . Với những chiến thắng đó , ông lái đò xứng đáng với danh hiệu nghệ sĩ tài hoa .
d. ý 4: Đánh giá :
- NT là một nhà văn tài hoa , uyên bác . Khi miêu tả người lái đò , nhà văn đã sử dụng nhiều tri thức khác nhau , đặc biệt là ông đã tổng hợp được tinh hoa của nhiều ngành nghệ thuật trong thiên tuỳ bút của mình . Từ hình tượng người lái đò , NT muốn nói rằng, vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của con người không phải tìm đâu xa mà có ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân lao động . Người lái đò nơi thượng nguồn sông Đà khuất nẻo là người nghệ sĩ tài hoa và cũng là người anh hùng chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt . 
0,5










0,5











3,0

1,0


2,0












1,0













Câu 3b
a. ý 1: Giới thiệu chung về tác giả , tác phẩm :
- Nguyễn Tuân - là nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam . Ông là người nghệ sĩ tài hoa , yêu cái đẹp , khám phá thiên nhiên , con người ở phương diện thẩm mĩ và tài hoa nghệ sĩ 
-Tuỳ bút “ người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân , được in trong tập “ sông Đà” ( 1960 ) . Trong thiên tuỳ bút này Nguyễn Tuân đã xây dựng được hai hình tượng đáng nhớ là con sông Đà và người lái đò . Đây là hai hình tượng mang đậm dấu ấn phong cách NT , đã để lại cho tác giả những ấn tượng mạnh mẽ .
b. ý 2: Phân tích hìnhtượng ông lái đò :
- Ông lái đò có ngọai hình và những tố chất khá đặc biệt : Tay “ lêu nghêu , chân khuỳnh khuỳnh , giọng ào ào như tiếng ước trước mặt ghềnh ...” đặc điểm ngoại hình và những tố chất này được tạo nên bởi nét đặc thù của môi truờng lao động trên sông nước .
- Ông lái đò là người tài trí , luôn có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ : Ông hiểu biết tường tận về “ tính nết” của dòng sông “ nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả các luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở” “ nắm chắc binh pháp của thần sông , thần đá, thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiêm trở” , biết rõ từng cửa sinh , cửa tử trên thạch trận sông Đà . đặc biệt ông chỉ huy các vượt thác một cách tài tình , khôn ngoan và biết nhìn những thử thách đã qua bằng cái nhìn từng trãi và không thiếu lãng mạn .
- Ông lái đò rất mực dũng cảm trong những chuyến vượt thác đầy nguy hiểm : Tả xung hữu đột trước trùngvi thạch trận của sông đà , kiên cường nén chịu vết đau thể xác do cuộc vật lộn với sóng thác gây nên , chiến thắng thác dữ bằng những động tác táo bạo mà vô cùng chuẩn xác , mach lạc ( trách , đè sấn , lái miết một đường chéo, phóng thẳng..”
- Ông lái đò là một hình tượng về con người lái động mới . Qua hình tương này NT muốn nói rằng, vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của con người không phải tìm đâu xa mà có ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân lao động . Người lái đò nơi thượng nguồn sông Đà khuất nẻo là người nghệ sĩ tài hoa và cũng là người anh hùng chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt . 
 c. ý 3: Những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật ông lái đò của NT:
- NT chú ý tô đậm nét tài hoa , nghệ sĩ ở ông lái đò> đây là cách viết phù hợp với quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, phù hợp với cái nhìn rộng mở của ông về phẩm chất tài hoa , nghệ sĩ . Theo ông: Vẻ đẹp tài hoa của con người không chỉ thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật mà còn thể hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người . Khi con người đạt đến trình độ điêu luyên trong công việc của mình là lúc họ bộc lộ vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ rất được đề cao.
- NT có ý thức tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình . điều đáng chú ý trước hết nhà văn đã miêu tả cuộc vượt thác như một trận “ thuỷ chiến” . Càng nhấn mạnh thách thức ghê gớm của “ thạch trận” sông Đà , tác giả càng khắc hoạ một cách sinh động , sự từng trãi , mưu mẹo và gan dạ của ông lái đò ...
- NT đã sử dụng một ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính , giàu chất tạo hình , hoàn toàn phù hợp với đối tượng . Tác phẩm có rất nhiều từ dùng mới mẻ cùng với lối nhân hoá độc đáo và những ví von bất ngờ mà vô cùng chuẩn xác ( nắm chặt lấy bờm sóng , ông đò gìm cương lái , thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước ) 
* Điểm toàn bài :
 Lưu ý chung khi chấm :
1. Chỉ cho điểm tối đa trong trường hợp : Thí sinh không những nói đầy đủ ý cần thiết mà còn biết cách tổ chức bài văn , diễn đạt lưu loát , đúng văn phạm và viết không sai chính tả .
2. Có thể chấp nhận cách sắp xếp ý không hoàn toàn giống đáp án , miễn là phải đảm bảo được một lô gíc nhất định . Khuyến khích những kiến giải riêng , thực sự có ý nghĩa về vấn đề . 

0,5









2,5

0,5




1,0








0,5






0,5





2,0


1,0






0,5





0,5


















File đính kèm:

  • docDe thi thu dai hoc nam 2013 p3.doc