Kỳ thi thử đại học năm học 2013 môn thi: ngữ văn; khối thi: c

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi thử đại học năm học 2013 môn thi: ngữ văn; khối thi: c, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
3
 
 Đề chính thức 
KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2013
Môn thi: NGỮ VĂN; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm) 
Anh/chị hãy nêu những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
Câu II (3,0 điểm) 
	Có ý kiến cho rằng, “chỉ có những người cam chịu thất bại mới bị thất bại thật sự” (Nhiều tác giả, Nguyên lý của thành công, Nxb Văn hoá thông tin, 2009, tr. 68).
	Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) 

Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
	Phân tích nghệ thuật trào phúng	 của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
(Trích Số đỏ trong Ngữ văn 11, Tập một, Nxb Giáo dục 2008, tr.123-128).
 
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) 
	Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
	Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?
	Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội
	Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
	Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng.

	Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
	Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
	Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
	Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
 (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, Ngữ văn 12 Nâng cao, 
 Tập một, Nxb Giáo dục, 2008, tr.105-106)

---------- Hết ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh: ...........................................; Số báo danh.....................................


Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1

Những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
2.0


- Tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình - chính trị, với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của người chiến sĩ cách mạng.
- Mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến.
- Nghệ thuật biểu hiện mang tính dân tộc đậm đà.

0,5

0,5
0,5
0,5
2

Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Chỉ có những người cam chịu thất bại mới bị thất bại thật sự.
3,0

1
Giải thích ý kiến (0,5 điểm)



- Nội dung luận đề bàn về thái độ của con người trước thất bại trong cuộc sống.
- Thái độ tiêu cực trước thất bại, đó mới là thất bại thực sự.
0,5

2
Bàn luận về vấn đề: Chỉ có những người cam chịu thất bại mới bị thất bại thật sự. (2,0 điểm)



 Đứng trước sự thất bại, con người thường thể hiện hai thái độ tiêu cực hoặc tích cực.
 - Thái độ tiêu cực là cam chịu thất bại, sau khi thất bại thì thường rơi vào bi quan, tuyệt vọng, mất hẳn lòng tự tin; buông xuôi, bất lực, nhụt ý chí. Thể hiện thái độ tiêu cực là một sự thất bại. Nó làm mất đi khát vọng vượt lên. (liên hệ thực tế)
 - Thái độ tích cực là không cam chịu thất bại, biết xem “thất bại là mẹ của thành công”; mỗi thất bại là một bài học về tri thức, về cách thức, về ý chí… từ đó rút kinh nghiệm để tiếp tục hành động đúng đắn và hiệu quả hơn. (liên hệ thực tế)



1,0



1,0

3
Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)



 Phải biết trau dồi, rèn luyện để có thái độ sống tích cực: dũng cảm chấp nhận thất bại, không buông xuôi, bất lực; luôn biết rút kinh nghiệm sau mỗi thất bại để đạt được thành công.
0,5
III.a

Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
5,0

1
Vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn trích (0,5 điểm)



 - Vũ Trọng Phụng là “ông vua phóng sự đất Bắc”, là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945.
 - Số đỏ (1936) được xem là tiểu thuyết thành công nhất của Vũ Trọng Phụng. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nằm ở chương XV của tác phẩm, một chương đặc sắc, thể hiện ngòi bút trào phúng độc đáo của Vũ Trọng Phụng.
0,5

2
Phân tích nghệ thuật trào phúng (4,0 điểm)



Nghệ thụât tạo tình huống:
 - Ngay tiêu đề “Hạnh phúc của một tang gia” đã hàm chứa tình huống trào phúng đặc sắc (cái chết của một thành viên trong gia đình đã làm cho nhiều người trong tang gia sung sướng)
 - Từ tình huống cơ bản này, tác giả đã tạo ra một tấn hài kịch
với những cảnh được xây dựng đặc sắc (tả có lớp lang, miêu tả từ xa đến gần, bút pháp tương phản đối lập được khai thác triệt để, thể hiện một nghịch lý của đời sống: cái thật, giả hoán vị, chi phối lẫn nhau)
1,5


Nghệ thụât xây dựng nhân vật trào phúng:
 Từ cái chết của cụ cố tổ, mỗi thành viên trong gia đình bộc lộ một cách tự nhiên chân tướng của mình qua nét bút cường điệu, phóng đại, lột tả được thần thái của nhân vật (Cụ cố Hồng, ông Phán mọc sừng, cậu Tú Tân, bà Văn Minh, cô Tuyết, Xuân Tóc Đỏ…)
1,5


Lời văn trào phúng:
 Tác giả sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, như: so sánh ví von, phóng đại, liệt kê, đối lập, cách gọi tên nhân vật, những lời bình lụân hài hước…
1,0

3
Đánh giá chung (0,5 điểm)



 Nghệ thuật trào phúng đã mang đến cho tác phẩm một sức mạnh tố cáo, phủ định xã hội “chó đểu”, đồng thời tạo nên tiếng cười có sức mạnh để tống tiễn những xấu xa, giả dối trong xã hội.
0,5
IIIb

Phân tích đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
5,0

1
Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)



 - Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, có phong cách độc đáo, đậm chất suy tưởng triết lý, mang vẻ đẹp trí tuệ.
 - Tiếng hát con tàu là một sáng tác tiêu biểu của Chế Lan Viên, thể hiện lòng biết ơn, tình yêu, sự gắn bó với nhân dân, đất nước. Bài thơ thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên.
0,5

2
Phân tích đoạn thơ (4,5 điểm)



- Giới thiệu chung: Đoạn thơ nằm ở phần mở đầu bài thơ, thể hiện sự trăn trở và lời mời gọi, giục giã lên đường.
- Nội dung (2,0 điểm) 
 + Lời tự đối thoại, tự vấn, băn khoăn day dứt, thể hiện ý thức đấu tranh giữa cái ta với cái tôi; đến với cuộc sống của nhân dân cũng là trở về với cội nguồn sáng tạo nghệ thuật.
 + Lời kêu gọi, thúc dục mọi người đến với Tây Bắc, hoà mình vào cuộc sống lớn của đất nước, nhân dân.
- Nghệ thuật (2,0 điểm)
 + Chủ thể trữ tình phân thân khiến cho lời thơ vừa là độc thoại, vừa hướng nội vừa hướng ngoại.
 + Hình ảnh thơ đối lập, cụ thể mang ý nghĩa biểu tượng, giàu chất suy tưởng.
 + Nhịp điệu thơ nhanh, gấp gáp, câu hỏi tu từ giàu tính biểu cảm, giọng điệu thơ vừa tha thiết vừa thể hiện niềm day dứt.
0,5

1,5



0,5


1,0

0,5

0,5
 
Lưu ý: 
- Thi sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức cơ bản như đã nêu trên.
- Khuyến khích và đánh giá cao những bài viết có tinh sáng tạo, thể hiện khả năng cảm thụ tinh tế, có phát hiện mới.

File đính kèm:

  • docde thi thu dai hoc nam 2013 p.doc
Đề thi liên quan