Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT Tây Ninh năm học 2011 - 2012 môn Lịch sử 12- THPT

pdf3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT Tây Ninh năm học 2011 - 2012 môn Lịch sử 12- THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH 
 -------------------- 
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011 - 2012 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 12- THPT 
 I.Hướng dẫn chung 
 1.Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như 
trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn qui định. 
 2.Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không 
sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra. 
 3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 ( lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5, 
lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0) 
 II. Đáp án và thang điểm 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) 
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 
 1 
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973, nền kinh tế Mĩ 
có bước phát triển như thế nào? Trình bày nguyên nhân của sự 
phát triển đó. 
 3,0 
 a/ Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973, nền kinh tế 
Mĩ phát triển mạnh mẽ, nhất là nửa sau những năm 40 (thế kỉ 
XX), chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới: 
 -Công nghiệp, có sản lượng chiếm hơn nửa sản lượng công 
nghiệp thế giới. 
 -Nông nghiệp, vào năm 1949, sản lượng bằng hai lần sản lượng 
của các nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại  
 -Mĩ nắm hơn 50% tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng của thế 
giới => Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm 
kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới. 
b/ Nguyên nhân của sự phát triển ... 
-Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân 
lực dồi dào. Đất nước không bị chiến tranh tàn phá,...làm giàu nhờ 
buôn bán vũ khí,... 
-Là nước khởi đầu cuộc cách mạng KH-KT.., ứng dụng thành 
công các thành tựu này... 
-Chính sách điều tiết của Nhà nước... 
-Trình độ tập trung tư bản, tập trung sản xuất cao, cạnh tranh có 
hiệu quả... 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
 0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
 2 Hiệp định Pari (27/1/1973): 
-Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định. Nội dung nào là cơ bản 
nhất? 
-Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định? 
 4,0 
 2 
a/Nội dung: 
-Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống 
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 
-Ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27/1/1973, Hoa Kì cam 
kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam. 
-Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh trong 60 
ngày kể từ ngày kí Hiệp định . 
-Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua 
tổng tuyển cử tự do  
-Hai bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt. 
-Các bên công nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai 
quân đội, hai vùng kiểm soát, ba lực lượng chính trị  
-Hoa Kì cam kết góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt 
Nam, tiến tới thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi. 
b/Nội dung cơ bản  
 Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống 
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 
c/Ý nghĩa Hiệp định: 
-Hiệp định Pari là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính 
trị, quân sự và ngoại giao; mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng 
chiến chống Mĩ. .. 
-Với Hiệp định Pari, Mĩ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 
nhân dân ta và rút hết quân về nước; tạo thời cơ thuận lợi để nhân 
dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam  
0,5 
0,5 
0,25 
0,5 
0,25 
 0,25 
0,25 
0,5 
0,5 
0,5 
II.PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) 
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 
3a Tóm tắt diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Tại 
sao nói: Cách mạng tháng Tám thành công nhanh chóng, ít đổ 
máu? 
3,0 
 * Tóm tắt diễn biến 
+Từ ngày 14/8/1945, khởi nghĩa đã diễn ra nhiều xã, huyện trong 
cả nước 
+ Chiều ngày 16/8, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên 
Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái nguyên. 
+Ngày 18/8, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng 
Nam giành chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất nước. 
+Ở Hà Nội, chiều ngày 17/8, quần chúng nội, ngoại thành tổ chức 
mít tinh tại Nhà hát Lớn; ngày 19/8, hàng vạn nhân dân nội, ngoại 
thành xuống đường; tối 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở 
Hà Nội thắng lợi. 
+Ở Huế, ngày 20/8, Ủy ban khởi nghĩa được thành lập, Ủy ban 
quyết định khởi nghĩa vào ngày 23/8 và chính quyền đã về tay 
0,25 
0,25 
0,25 
0,5 
0,25 
 3 
nhân dân. Chiều ngày 30/8, vua Bảo Đại thoái vị. 
+Ở Sài Gòn, sáng ngày 25/8, các đơn vị “Xung phong công đoàn” 
kéo về chiếm Sở mật thámvà giành được chính quyền. 
+ Thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã tác động đến các địa 
phương khắp nước. Ngày 28/8, địa phương cuối cùng giành thắng 
lợi là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên. 
*Cách mạng tháng Tám thành công  
-Cách mạng diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng trong thời gian 
ngắn ( từ 14/8 đến 28/8) 
-Với sự chuẩn bị chu đáo, có điều kiện khách quan thuận lợi, Đồng 
minh thắng phát xít nên Cách mạng tháng Tám nhanh chóng giành 
thắng lợi, ít đổ máu. 
0,25 
 0,25 
 0,5 
0,5 
 3b Trình bày quan điểm đổi mới của Đảng. Việc thực hiện đường lối 
đổi mới (1986 -1990), nước ta đạt những thành tựu và còn những 
hạn chế gì? 
 3,0 
 a/ Quan điểm đổi mới  
-Đổi mới đất nước đi lên CNXH không phải thay đổi mục tiêu của 
CNXH mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng 
những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi 
và biện pháp thích hợp. 
-Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ 
chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới 
chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. 
b/ Thành tựu, trước tiên là thành tựu Ba chương trình kinh tế: 
 -Về lương thực- thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, vươn lên 
đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần ổn 
định đời sống nhân dân  
-Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông 
tương đối thuận lợi, bao cấp nhà nước giảm đáng kể 
-Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về qui mô, 
hình thức, năm 1990, xuất khẩu tăng gấp 3 lần so với năm 1986  
-Ngoài ra, chỉ số tăng giá bình quân hằng tháng từ 20% (1986) 
xuống còn 4,4% (1990) đã kiềm chế một bước lạm phát. 
=> Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, 
bộ máy Nhà nước ở các cấp được sắp xếp lại  
c/ Hạn chế 
-Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát còn ở mức cao 
-Lao động thiếu việc, hiệu quả kinh tế còn thấp, chế độ tiền lương 
còn bất hợp lí, . 
-Sự nghiệp văn hóa-giáo dục tiếp tục xuống cấp; tham nhũng, hối 
lộ, mất dân chủ chưa khắc phục được. 
0,5 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
---Hết--- 

File đính kèm:

  • pdfDap an thi thu tot nghiep THPT mon Lich su nam hoc 20112012.pdf