Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT Tây Ninh năm học 2011 - 2012 môn Ngữ văn lớp 12 hệ THPT

pdf4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT Tây Ninh năm học 2011 - 2012 môn Ngữ văn lớp 12 hệ THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH 
 ----------------------------- 
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011 - 2012 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 12- THPT 
I. Hướng dẫn chung: 
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài 
làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. 
- Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận 
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
- Việc chi tiết hóa số điểm của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng 
điểm của mỗi ý và được thống nhất của tổ chuyên môn. 
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 
- Thang điểm thấp nhất là 0,25 điểm. 
II. Đáp án và thang điểm: 
Đáp án Điểm 
I. PHẦN CHO CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn 
a) Cuộc đời: 
- Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn cách mạng Trung Quốc. 0,25 
- Năm 13 tuổi chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh vì không có thuốc mà chết 
ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc. 
0,25 
- Nhờ học giỏi, ông được nhận học bổng của Nhật. Ông chọn học ngành Y để 
chữa bệnh cho những người nghèo ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê 
tín. Một lần xem phim thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh hăm hở xem 
quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông giật 
mình nhận ra rằng: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh 
thần. Ông chuyển sang làm văn nghệ. 
0,5 
b) Sự nghiệp: 
- Làm văn nghệ, ông dùng ngòi bút để phanh phui các " Căn bệnh tinh thần " của 
quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. 
0,5 
Câu 1 
(2,0 đ) 
- Tác phẩm tiêu biểu: tập truyện Gào thét; Bàng hoàng; Truyện vừa: AQ chính 
truyện; hoặc các tập tạp văn: Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng,... 
0.5 
Mở đầu quyển “Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm” có câu: “Đời phải trải qua 
giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố". 
Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về 
câu nói trên. 
 Câu 2 
(3,0 đ) 
a) Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; 
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 2 
b) Yêu cầu vế kiến thức: 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chúng phải hợp lí 
về một vấn đề nghị luận xã hội: quan điểm về lẽ sống của con người biết vượt qua 
khó khăn, nghịch cảnh. 
+ Giải thích: 
- Giông tố ở đây dùng để chỉ những gian nan, thử thách hoặc việc xảy ra dữ 
dội trong cuộc sống. 
- Câu nói khẳng định: Cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan, thử thách 
nhưng không cúi đầu trước khó khăn, không đầu hàng thử thách, gian nan. 
0,75 
+ Bình luận: 
- Cuộc sống có nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không được khuất 
phục. 
- Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. 
- Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại 
lịch sử đầy bão táp, nhưng đã sống thật đẹp và hào hùng. 
- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian 
nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. 
1,5 
+ Bài học nhận thức và hành động: 
- Trong học tập, cuộc sống chúng ta phải luôn có ý thức học tập, phấn đấu 
vươn lên. 
- Cuộc đời không phải lúc nào con đường cũng bằng phẳng, có lúc đầy những 
chông gai, mỗi lần vấp ngã chúng ta không được chán nản bi quan mà phải biết 
vượt qua khó khăn, thậm chí là nghịch cảnh. 
0,75 
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) 
Theo chương trình chuẩn 
 Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu 
a) Yêu cầu về kĩ năng : 
Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt 
lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b) Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, thí sinh có thể 
trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: 
- Nội dung: 8 câu thơ có thể xem như bức tranh "Việt Bắc ra quân" đã được Tố 
Hữu miêu tả thật là hoành tráng, với hào khí ngất trời của những con người mới 
xuất quân mà như đã cầm chắc chiến thắng trong tay. 
1,0 
Câu 3a 
(5,0 đ) 
+ Khái quát con đường hành quân nhưng để nói lên khí thế dũng mãnh của 
những người ra trận. 
0,75 
 3 
+ Hình ảnh đoàn quân rất đẹp, một hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn, 
gợi nhiều liên tưởng đẹp đẽ về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ kháng 
chiến chống thực dân Pháp. 
0,75 
+ Hình ảnh đoàn dân công phục vụ tiền tuyến trong kháng chiến chống Pháp. 0,75 
+ Hình ảnh đoàn xe ra trận, sau nghĩa thực câu thơ mang nghĩa bóng, nghĩa 
tượng trưng trong tinh thần lạc quan phơi phới. 
0,75 
- Nghệ thuật : Thơ lục bát, biện pháp so sánh, cường điệu, từ láy,... 1,0 
Theo chương trình nâng cao 
Phân tích tâm trạng và thái độ của nhân vật Phùng - người nghệ sĩ nhiếp 
ảnh, khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện trong 
truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 
a) Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, biết cách phân tích nhân vật. Kết 
cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b) Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc 
thuyền ngoài xa, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được 
các ý cơ bản sau: 
* Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nội dung chính của tác phẩm “Chiếc thuyền 
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 
1,0 
* Diễn biến tâm trạng của Phùng: 
- Lúc đầu, Phùng cảm thấy bức bối khi nghe người phụ nữ hàng chài van xin, 
cầu khẩn vị chánh án đừng bắt bà ta ly hôn với người chồng vũ phu hành hạ mình 
như cơm bữa. 
- Phùng cảm thấy khó chịu khi người đàn bà đột ngột thay đổi cách xưng hô, 
đột nhiên “mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt” 
1,5 
Câu 3b 
(5,0 đ) 
* Thái độ của nhân vật Phùng: 
- Khi nghe xong câu chuyện cuộc đời của người đàn bà khốn khổ ấy thái độ 
của Phùng đã thay đổi hẳn, anh không còn nghĩ rằng người phụ nữ kia cam chịu vì 
yếu đuối hay tăm tối, ngu dốt. Anh nhìn thấy ở người đàn bà sự từng trải, sắc sảo; 
người mẹ với tấm lòng thương con vô bờ bến, đức hi sinh cao cả “phải sống cho 
con chứ không thể sống cho mình” được ẩn chứa trong cái vẻ ngoài mệt mỏi, lúng 
túng, sợ sệt của bà ta. 
- Từ chỗ ngạc nhiên, bất bình vì những hiện tượng ngang trái, phi lý, Phùng 
đã cảm thông, chia sẻ, trân trọng đối với người đàn bà hàng chài. Người nghệ sĩ 
trong anh đã nhận được từ câu chuyện kia bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con 
người và cuộc sống, không thể chủ quan, đơn giản, một chiều. 
1,5 
 4 
* Đánh giá chung về nhân vật: Thông qua nhân vật, nhà văn muốn nói rằng đừng 
nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, 
hiện tượng trong các mối quan hệ đa chiều, nhiều chiều. 
1,0 
----Hết---- 

File đính kèm:

  • pdfDap an thi thu tot nghiep THPT mon Ngu Van nam hoc 20112012.pdf