Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT Tây Ninh năm học 2012 - 2013 môn Ngữ văn lớp 12 hệ THPT

pdf3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT Tây Ninh năm học 2012 - 2013 môn Ngữ văn lớp 12 hệ THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trang 1/3 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH 
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 HỆ THPT 
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) 
I. Hướng dẫn chung: 
1/ Nếu thí sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng thì cho đủ điểm 
từng phần như hướng dẫn quy định. 
2/ Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai 
lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi. 
3/ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 
0,75 làm tròn thành 1,0 điểm) 
II. Đáp án và thang điểm: 
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 
PHẦN CHUNG: (5,0 điểm) 
Câu 1 Âm thanh “ tiếng sáo” trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài xuất 
hiện trong khung cảnh nào ? ý nghĩa biểu tượng của tiếng sáo ấy trong 
việc thể hiện sự thay đổi tâm lý của nhân vật Mị. 
2,0 
- Âm thanh “ tiếng sáo” trong truyện Vợ chồng A Phủ xuất hiện trong 
khung cảnh đêm tình mùa xuân của người dân Tây Bắc. 
0,5 
- Ý nghĩa: 
+ Âm thanh “ tiếng sáo” là chi tiết đặc tả nét đẹp văn hóa tinh thần của 
người dân Tây Bắc 
0,5 
+ Tiếng sáo thể hiện sự tài hoa, vẻ đẹp tâm hồn Mị , biểu tượng của 
quá khứ tươi đẹp, tự do. 
0,5 
+ Tiếng sáo biểu tượng của sức sống, khát khao tuổi trẻ, tình yêu trong 
Mị 
0,5 
Câu 2 Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị 
về quan niệm sống sau đây: 
 Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn 
được là tôi toàn vẹn. 
3,0 
 a/ Yêu cầu về kĩ năng: 
Thí sinh biết viết một bài nghị luận xã hội. Bố cục rõ ràng, lập luận 
chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy. 
b/ Yêu cầu về kiến thức: 
 Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần nêu 
được những ý chính sau: 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 
- Giải thích: 
 + Bên trong- đó là thế giới tâm hồn, nội tâm của con người, nơi 
chứa đựng những suy nghĩ, lý tưởng, khát vọng 
 + Bên ngoài là cái được bộc lộ, thể hiện ra qua hành động  
 + Tôi toàn vẹn: là sự dung hòa giữa suy nghĩ và hành động để luôn 
được là chính mình. 
0,5 
 Ý nghĩa câu nói : phải sống là chính mình, chân thành và luôn thật 
với lương tâm, với bản thân con người mình. 
0,25 
 Sống thật với chính mình, đó là hạnh phúc vì không phải chịu sự sai 
khiến của kẻ khác. Sống thật với chính mình , con người có cơ hội rèn 
0,5 
 Trang 2/3 
luyện bản thân, hoàn thiện chính mình. 
 Sống thật là dám nói lên chính kiến của mình, không dung túng cho 
những hành động sai trái. 
0,25 
 Phê phán lối sống giả tạo, và một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống. 0,5 
Khẳng định tầm quan trọng của việc sống thật là mình, rút ra bài học 
cho bản thân. 
0,5 
PHẦN RIÊNG-PHẦN TỰ CHỌN: (5,0 điểm) 
Câu 3a 
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim 
Lân (phần trích trong Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục). 
5,0 
a/ Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn 
xuôi, phân tích được giá trị tư tưởng của một tác phẩm. Kết cấu chặt 
chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. 
b/ Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Kim Lân và tác phẩm Vợ 
nhặt 
(chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai) và giá trị nhân đạo trong 
văn học, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ 
được các ý cơ bản sau: 
-Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 
-Phản ánh hiện thực cuộc sống bi thảm của người dân lao động trong 
nạn đói khủng khiếp năm 1945, lên án tội ác của thực dân, phát xít 
Nhật. 
1,0 
-Cảm thương thân phận rẻ rúng của con người. 1,5 
-Ngợi ca nét đẹp tâm hồn người lao động nghèo: khát khao hạnh phúc , 
lòng nhân hậu , niềm hy vọng vào ngày mai. 
1,5 
-Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm. 0,5 
Câu 3b Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước (Trích 
trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: 
a/ Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc 
hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố 
cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ 
pháp. 
 b/ Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích Đất Nước của Nguyễn 
Khoa Điềm, thí sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau 
nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau: 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 
- Đoạn thơ thể hiện cảm nhận mới mẻ về Đất Nước. 
+ Đất Nước thật gần gũi, thân thiết ngay trong mỗi con người, Đất 
Nước như được hóa thân trong mỗi con người. 
0.5 
+ Đất Nước là sự kết tinh của tình đoàn kết và yêu thương: Đất 
Nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ 
quốc, cá nhân với cộng đồng. 
1,0 
+ Niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của Đất Nước. 1,0 
- Trách nhiệm của mọi người đối với Đất Nước. 1,0 
- Nghệ thuật: thể thơ tự do, giọng thơ tha thiết, diu ngọt, ngôn từ, hình 
ảnh đẹp, sáng tạo, hết hợp chính luận và trữ tình. 
0,5 
 Trang 3/3 
- Đánh giá: đoạn thơ thể hiện những cảm nhận độc đáo, mới mẻ của 
Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước, gợi lên lòng yêu nước, tinh thần 
trách nhiệm với đất nước ở thế hệ sau. 
0,5 
---Hết--- 

File đính kèm:

  • pdfDap an thi thu tot nghiep THPT mon Ngu van nam hoc 20122013.pdf