Kỳ thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm học : 2008 – 2009 đề thi môn : ngữ văn thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm học : 2008 – 2009 đề thi môn : ngữ văn thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỲ THI THỬ TN THPT Năm học : 2008 – 2009 Đề thi môn : Ngữ văn Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm : 01 trang I. Phần chung cho tất cả các thí sinh : Câu 1 : (2 điểm) Hê-minh-uê, nhà văn Mỹ đã nhận giải thưởng Nô – ben vào năm nào ? Cho biết mục đích sáng tác của ông ? Câu 2 : (3 điểm) Viết một đoạn văn (10 – 15 câu) trình bày những ảnh hưởng của Internet đối với học sinh. II. Phần riêng cho thí sinh theo từng chương trình : Câu 3a (dành cho thí sinh theo học chương trình chuẩn) : (5 điểm) Phân tích câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện trong tác phẩm “chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Câu 3b (dành cho thí sinh theo học chương trình nâng cao) : (5 điểm) Phân tích nhân vật Hồn Trương Ba để thấy được một nhân vật bi kịch. ---Hết--- KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC : 2008 – 2009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN I. Phần chung cho tất cả các thí sinh Câu 1 : - Hê-minh-uê nhận giải thưởng Nô – ben năm 1965. (1 điểm) - Mục đích sáng tác của Hê-minh-uê là “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. (1 điểm) Câu 2 : - Thí sinh chỉ viết một đoạn văn (có hạn định về số câu : 10 – 15 câu) theo kiểu văn bản nghị luận trình bày những ảnh hưởng của Internet đối với học sinh. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo về cách cho điểm : - Sự xuất hiện của Internet trong đời sống con người là một ghi nhận của sự tiến bộ xã hội, trong đó, lứa tuổi học sinh, sinh viên là chịu ảnh hưởng nhiều nhất. (1 điểm) - Tính chất hai mặt của Internet : tích cực và tiêu cực. (1 điểm) - Cách sử dụng Internet có hiệu quả. (1 điểm) … Giám khảo căn cứ vào từng bài cụ thể để chấm điểm, có thể thí sinh làm tốt luận điểm này mà không tốt luận điểm kia, giám khảo vẫn linh hoạt để cho điểm. Chú ý chấm điểm cao vào những bài viết độc đáo, sáng tạo… II. Phần dành riêng cho thí sinh học theo từng chương trình Câu 3a (dành cho thí sinh theo chương trình chuẩn) 1. Yêu cầu chung : - Viết đúng thao tác phân tích thuộc kiểu văn bản nghị luận. - Chỉ ra và phân tích được những đặc điểm tính cách của người đàn bà, chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng… 2. Yêu cầu cụ thể : - Biết được việc làm và tâm trạng của người đàn bà (cam chịu, hy sinh vì con, sợ sệt vì phải bỏ chồng… " Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam). - Chánh án Đẩu đã nhận ra không thể nhìn nhận sự việc hiện tượng của đời sống một cách dễ dãi, đơn giản. - Nhiếp ảnh Phùng đã khám phá hiện thực ở phương diện đa chiều. (Khi phân tích phối hợp với thao tác chứng minh, phải trích dẫn nguyên văn hoặc bình luận phải chuẩn xác) 3. Biểu điểm : - Điểm 5 : Đưa ra đầy đủ, có chọn lọc luận điểm, luận cứ và triển khai một cách hợp lý, thuyết phục. Phối hợp với các thao tác lập luận khác (chúng minh, giải thích, bình luận, so sánh,…) một cách nhuần nhuyễn, hiệu quả. Kết cấu văn bản chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, hàm súc ; có thể mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 4 : Đưa ra tương đối đầy đủ những luận điểm, luận cứ và triển khai phân tích một cách rõ ràng. Phối hợp với các thao tác khác một cách hiệu quả. Kết cấu rõ, diễn đạt tốt, vẫn còn một vài lỗi nhỏ. - Điểm 3 – 2 : Giải quyết khoảng một nửa yêu cầu đề ra ; triển khai và phân tích được một số luận điểm, luận cứ nhưng chưa rõ ràng. Phối hợp các thao tác nghị luận chưa thật tốt. Kết cấu tương đối rõ, diễn đạt được ý, bài viết vẫn còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1 : Chưa thể hiện rõ vấn đề cần phân tích. Hiểu vấn đề còn chưa chính xác; bài làm quá sơ lược. Thao tác lập luận rời rạc, sơ sài. Kết cấu không rõ, văn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0 : Bài làm lạc đề. Câu 3b (dành cho thí sinh theo chương trình nâng cao) 1. Yêu cầu chung : - Viết đúng thao tác phân tích thuộc kiểu văn bản nghị luận - Chỉ ra và phân tích được bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba. 2. Yêu cầu cụ thể : - Bi kịch của một người chết oan do việc làm tắc trách của quan nhà trời. - Bi kịch của một người phải sống nhờ, sống gửi. - Bi kịch đánh mất chính mình. (Khi phân tích phối hợp với thao tác chứng minh, phải trích dẫn nguyên văn hoặc bình luận phải chuẩn xác) 3. Biểu điểm : (áp dụng biểu điểm như câu 3a) ./.
File đính kèm:
- VAN_TC.doc