Kỳ thi tiến ích học kỳ II - Năm học 2006 - 2007 Môn thi: Văn - Tiếng Việt (Khối 11) Trường THPT Bắc Sơn

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tiến ích học kỳ II - Năm học 2006 - 2007 Môn thi: Văn - Tiếng Việt (Khối 11) Trường THPT Bắc Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Bắc Sơn
Môn thi: văn - tiếng việt (Khối 11)
Kỳ thi tiến ích học kỳ II - Năm học 2006 - 2007
(Thời gian 90’ không kể thời gian phát đề)

Phần HS ghi
Số phách bài thi

Họ và tên thí sinh: ...................................................................
Số báo danh ................... Phòng thi: ..................... 




Đề số 1
Điểm của bài thi
Số phách bài thi





A. Phần trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
I. Hãy lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong mỗi câu sau bằng cách khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C,D trước mỗi đáp án.
Câu 1) Nhà thơ nào sau đây đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ Thuật (Đợt I).
A. Xuân Diệu 	B. Huy Cận 	C. Thế Lữ 	D. Cả ba nhà thơ.
Câu 2) “ Ham sống, thèm sống, và khát sống” là thái độ sống của ai?
A. Huy Cận 	B. Thế Lữ 	C. Hàn Mặc Tử 	D. Xuân Diệu 
Câu 3) Chữ “Duyên” trong bài “Thơ Duyên” của Xuân Diệu có nghĩa là gì? 
A. Duyên tình 	B. Duyên phận 	C. Duyên kỳ ngộ 	D. Duyên hoà hợp tương giao
Câu 4) Hai câu trong bài thơ “ Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 “Những luồng run rẩy rung rinh lá 
 Đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh”
A. Nhân hoá 	B. Láy âm 	C. Nhân hoá và láy âm. D. Chuyển đổi cảm giác
Câu 5) “ Việt sinh” là bút danh của ai?
A. Thạch Lam. 	B. Hoàng Đạo. 	C. Nhất Linh. 	 D. Khái Hưng.
Câu 6) Đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn Thạch Lam:
A. Có cốt truyện 	B. Thường không có cốt truyện 
C. Cốt truyện mơ hồ 	D. Tuyệt đối không có cốt truyện.
Câu 7) Thái độ của Viên Quản ngục đối với Huấn Cao (Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”) là gì?
A. Hách dịch 	B. Tôn trọng 	C. Khinh bạc 	D. Biệt nhỡn liên tài.
Câu 8) Hình tượng Huấn Cao là nguyên mẫu của? 
A. Nhân vật Lịch sử 	B. Nhân vật văn học.
C. Nhận vật giả sử 	D . Nhân vật sử thi.
Câu 9) Nhân vật nào sau đây trong Tiểu thuyết “Chiến tranh và hoà bình” là nhân vật lịch sử? 
A. Pie 	B . An đrây C. Na ta sa 	D. Ku tu dôp.
Câu 10) Có mấy nhân tố trong hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn:
A. Một 	B. Hai 	C. Ba 	D. Bốn
II. Chọn đáp án Đúng – Sai bằng cách điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông ở cuối mỗi câu sau:
Câu 11) Truyện ngắn “ Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam tràn ngập ánh sáng 
Câu 12) Truyện ngắn “ Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam tràn ngập bóng tối
Câu 13) “Chiến tranh và hoà bình” Của Leptônxtôi là thiên tiểu thuyết anh hùng ca
III. Điền tiếp vào chỗ trống để hoà thiện các câu sau: 
Câu 14) Tô Hoài đánh giá Nam Cao là người trí thức...................................................
Câu 15) Thật là một đám tang to tát. Có thể làm cho người chết nằm trong quan tài ...................................
.............................................................................................................
Câu 16) Cảnh Huấn Cao cho Viên Quản ngục chữ (Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân) là cảnh ...................................................................................................

B. Phần trắc nghiệm tự luận (5,0 điểm)
 Anh (chị) hiểu gì về nỗi đau của nhân vật Hộ trong truyện ngắn “ Đời thừa” của Nam Cao?


Trường THPT Bắc Sơn
Môn thi: văn - tiếng việt (Khối 11)
Kỳ thi tiến ích học kỳ II - Năm học 2006 - 2007
(Thời gian 90’ không kể thời gian phát đề)

Phần HS ghi
Số phách bài thi

Họ và tên thí sinh: ...................................................................
Số báo danh ................... Phòng thi: ..................... 




Đề số 2
Điểm của bài thi
Số phách bài thi





A. Phần trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
I. Chọn đáp án Đúng – Sai bằng cách điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông ở cuối mỗi câu sau:
Câu 1) Hàn Mặc Tử là nhà thơ thành công trên đường đời và sự nghiệp. 
Câu 2) Xuân Diệu là nhà thơ có thái độ sống “Khát khao giao cảm với đời”. 
Câu 3) Bài thơ “số 28” của Ta Go là một chân lý trong tình yêu.
II. Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thiện câu các câu sau:
Câu 4) “ Em là................... của vương Quốc đó
 ấy thế mà em có biết gì ................ của nó đâu”.
Câu 5) Chiều chiều rồi một ....................................Văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
Câu 6) “ Văn chương không cần ........................................làm theo vài kiểu mẫu đưa vào, văn chuơng chỉ dung nạp những ngưòi biết tìm tòi .......................................................................................
III. Hãy lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong mỗi câu sau bằng cách khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C,D trước mỗi đáp án.
Câu 7) Ai được mệnh danh là “ Hoàng tử của thi ca” của nền văn học Việt Nam hiện đại.
A. Huy Cận 	B. Chế Lan Viên 	C. Xuân Diệu 	D. Hàn Mặc Tử
Câu 8) Nhà văn nào đã nghĩ đến một triết lý “ Phải biệt ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”
A. Nam Cao 	B. Ngô Tất Tố 	C. Hộ 	D. Nguyễn Công Hoan.
Câu 9) Huấn Cao mang những phẩm chất nào sau đây?
A. Thiên lương trong sáng 	B.Khí phách hiên ngang 
C. Tài hoa 	D. Cả ba đáp án trên.
Câu 10) Chí Phèo khi ra tù đã đến nhà Bá Kiến mấy lần?
A. Một 	B. Hai C. Ba 	D. Bốn
Câu 11) Phát ngôn sau đây có chứa nghĩa hàm ẩn không?
 “ Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình” 
A. Có. 	B. Không.
Câu 12) Chí Phèo vác dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện và giết Bá Kiến là do:
A. Chí hận Thị Nở 	B. Say rượu 	C. Lương tri thức tỉnh. 	D. Cả ba đáp án trên.
Câu 13) Có mấy nhân tố trong hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn:
A. Một. 	B. Hai . 	C. Ba. 	D. Bốn.
Câu 14) Ra tù trở về Chí Phèo có tiếp tục bị cầm tù nữa hay không? 
A. Có. 	B. Không.
Câu 15) Nhân vật nào là nhân vật may mắn nhất trong Tiểu thuyết “ Số Đỏ” ( Vũ Trọng Phụng).
A. Phán mọc sừng 	B. Vợ chồng Văn Minh. 	C. Cô Tuyết. 	D. Xuân Tóc Đỏ
Câu 16) Nhà văn nào được coi vừa là nhà văn hiện thực vừa là nhà văn lãng mạn?
A. Thạch Lam. 	B. Nguyễn Tuân. 	C. Ngô Tất Tố 	D. Nguyễn Công Hoan.

B. Phần trắc nghiệm tự luận (5,0 điểm)
Anh (chị) hiểu gì về nỗi đau của nhân vật Hộ trong truyện ngắn “ Đời thừa” của Nam Cao?

File đính kèm:

  • doc1- DE THI HK MON VAN K11.doc