Kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông năm 2012-2013 môn thi: ngữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông năm 2012-2013 môn thi: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD &ĐT LẠNG SƠN KỲ THI TỐT NGHIỆP BT THPT NĂM 2012-2013 
TRUNG TÂM GDTX ĐÌNH LẬP Môn thi: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ BÀI:

Câu I. (2,0 điểm)
	Anh/ chị hãy cho biết cảm nhận và thái độ của Phùng qua hai phát hiện của anh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Câu II. (3,0 điểm)
	Nhạc sĩ Pháp S.Gunô có lần nói : “Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài. Ba mươi tuổi tôi đã nói : “Tôi và Môda”. Bốn mươi tuổi tôi nói : “Môda và tôi”. Còn bây giờ tôi chỉ nói : “Môda” ”.
	Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu III.(5,0 điểm)
 Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

------ Hết--------
 













SỞ GD &ĐT LẠNG SƠN 	 TRUNG TÂM GDTX ĐÌNH LẬP 
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM


Câu 1. (2,0 điểm)
a.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
*Phát hiện thứ nhất:
-“Trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ…” Một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần.
-Cảm nhận của Phùng: Anh cảm thấy hạnh phúc, cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu.
*Phát hiện thứ hai:
- Cảnh bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống: Từ trong con thuyền đẹp như mơ ấy bước ra là một người đàn ông và một người đàn bà quái lạ. Và tiếp theo là cảnh bạo hành trong gia đình tuyền chài.
- Thái độ của Phùng: Anh không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lý và thô bạo. Phùng không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Anh cay đắng nhận thấy những trái ngang…
b.Cách cho điểm:
-Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ.
-Điểm 1: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc hoặc bỏ giấy trắng.
Câu 2. (3,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng :
Biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí ; biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, bình luận trong bài văn nghị luận ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp…
b.Yêu cầu về kiến thức :
 Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn là có sức thuyết phục đối với người đọc nhưng về cơ bản cần phải đáp ứng những ý chính sau : 
-Hiểu theo nghĩa hẹp nhất, câu nói trên là lời khen ngợi tài năng của Môda.
-Hiểu theo nghĩa rộng, câu nói trên có ý nghĩa : 
 + Khi con người trưởng thành sẽ biết đánh giá đúng mình, đúng người. (Thí sinh cần chú ý cách diễn đạt : hai mươi, ba mươi, bốn mươi, bây giờ và trật tự diên đạt tôi – Tôi và Môda, Môda và tôi - Môda… ).
 + Bài học về đức tính khiêm tốn : cần phải có đức tính khiêm tốn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Phải sống gần gũi với mọi người, phải có ý thức trong học tập cũng như trong công việc để không ngừng tiến bộ. Người càng tài giỏi càng nên khiêm tốn.
(Lưu ý : khiêm tốn không phải là phủ nhận sự tự tin - tự tin là một đức tính rất cần trong học tập cũng như trong cuộc sống, đặc biệt là ở tuổi trẻ)
 c. Biểu điểm :
 - Điểm 3 : Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 
 - Điểm 2 : Trình bày được một nửa yêu cầu trên (ý hiểu theo nghia hẹp hoặc ý Khi con người trưởng thành sẽ biết đánh giá đúng người, đúng mình có thể trình bày sơ sài hoặc chưa giải quyết được gì nhưng ý Bài học về đức tính khiêm tốn phải được đề cập trong bài làm của thí sinh), còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 - Điểm 1 : Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
 - Điểm 0 : Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. 
Câu 3. (5 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc- hiểu để phân tích một vấn đề trong tác phẩm (đoạn trích). Kết cấu chặt chẽ, hành văn trôi chảy, lưu loát; không mắc lỗi về chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp…
Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững nội dung tác phẩm, đoạn trích, hình tượng cây xà nu và nghệ thuật xây dựng hình tượng của Nguyễn Trung Thành, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
-Cây xà nu là một hình tượng đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện: từ cảm hứng say mê, mãnh liệt và ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cây xà nu, NTT đã kết cấu truyện theo lối đầu cuối tương ứng, làm nền cho câu chuyện của dân làng Xôman. Đặc biệt trong đoạn mở đầu, với ngòi bút đầy chất hoạ, chất thơ của NTT, cây xà nu như được chạm nổi trước mắt người đọc với hình khối, đường nét, màu sắc, hương vị…
-Cây xà nu có mặt suốt chiều dài tác phẩm, tham dự vào đời sống sinh hoạt, những sự kiện trọng đại của dân làng đồng thời gắn bó, hoà nhập, ứng chiếu với con người. 
-Xà nu vừa mang ý nghĩa tả thực về loại cây của núi rừng Tây Nguyên vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho đức tính, phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên trong chiến tranh:
+Tượng trưng cho những đau thương, mất mát, niềm uất hận…
+Tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, không bị khuất phục…
+Tượng trưng cho các thế hệ nhân dân Xôman kế tiếp nhau trưởng thành…
+Biểu tượng về con người Tây Nguyên khao khát tự do,vươn theo ánh sáng Cách mạng.
-Hình tượng cây xà nu là thành công xuất sắc trong nghệ thuật dựng truyện của NTT: cảm xúc dào dạt, ngôn ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Nó đem đến cho thiên truyện cảm hứng sử thi hào hùng, tráng lệ.

File đính kèm:

  • docde thi thu tot nghiep lan 1.doc