Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hóa học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM ……….. Môn thi: HOÁ HỌC ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 60 phút (đề thi có 03 trang) Mã đề thi 105 Họ, tên thí sinh:....................................................................... Số báo danh:............................................................................ Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố là: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Cl = 35,5; Cu = 64; Al = 27; Zn = 65; Fe = 56; Cr = 52; Na = 23; K = 39; Ca = 40. Câu 1: Cho 1,6 gam bột Fe2O3 tác dụng với axit HCl (dư). Khối lượng muối trong dung dịch sau phản ứng là A. 2,12 gam. B. 1,62 gam. C. 3,25 gam. D. 4,24 gam. Câu 2: Chất béo là trieste của axit béo với A. etanol. B. phenol. C. glixerol. D. etylen glicol. Câu 3: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. C2H5NH2. B. C2H5OH. C. HCOOH. D. CH3COOH. Câu 4: Cho dãy các chất: CH3OH, CH3COOH, CH3CHO, CH4. Số chất trong dãy tác dụng được với Na sinh ra H2 là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 5: Chất có tính lưỡng tính là A. NaHCO3. B. NaCl. C. KNO3. D. NaOH. Câu 6: Trong công nghiệp, người ta điều chế NaOH bằng phương pháp A. cho Na tác dụng với nước. B. điện phân NaCl nóng chảy. C. cho Na2O tác dụng với nước. D. điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn xốp ngăn 2 điện cực. Câu 7: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch MgCl2, người ta dùng lượng dư dung dịch A. KNO3. B. K2SO4. C. KCl. D. KOH. Câu 8: Nhôm không bị hoà tan trong dung dịch A. HNO3 đặc, nguội. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 loãng. D. HCl. Câu 9: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối (C2H5NH3Cl) thu được là A. 8,10 gam. B. 7,65 gam. C. 8,15 gam. D. 0,85 gam. Câu 10: Ở nhiệt độ cao, CO có thể khử được A. MgO. B. K2O. C. Fe2O3. D. CaO. Câu 11: Hai kim loại đều phản ứng được với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là A. Fe và Au. B. Fe và Ag. C. Al và Fe. D. Al và Ag. Câu 12: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 13: Cho dãy các chất: CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 14: Polime dùng để sản xuất cao su buna-S được điều chế bằng cách đồng trùng hợp buta-1,3-đien với A. axetilen. B. stiren. C. vinyl clorua. D. etilen. Câu 15: Muốn điều chế được 78,0 gam crom bằng phương pháp nhiệt nhôm thì khối lượng nhôm cần dùng là A. 40,5 gam. B. 27,0 gam. C. 54,0 gam. D. 67,5 gam. Câu 16: Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch A. NaOH loãng. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. NaCl loãng. Câu 17: Cho 5,0 gam CaCO3 phản ứng hết với axit CH3COOH (dư), thu được V lít khí CO2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 1,12. C. 3,36. D. 4,48. Câu 18: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình A. Fe và Sn đều bị ăn mòn điện hoá. B. Fe bị ăn mòn hoá học. C. Fe bị ăn mòn điện hoá. D. Sn bị ăn mòn điện hoá. Câu 19: Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch CuSO4 1M cần m gam bột Zn. Giá trị của m là A. 3,25. B. 3,90. C. 9,75. D. 6,50. Câu 20: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào cốc đựng dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. Câu 21: Công thức chung của các oxit kim loại phân nhóm chính nhóm I là A. R2O. B. RO2. C. R2O3. D. RO. Câu 22: Chất nào sau đây là este? A. CH3OH. B. CH3COOC2H5. C. CH3CHO. D. HCOOH. Câu 23: Chất phản ứng được với axit HCl là A. C6H5NH2 (anilin). B. C6H5OH (phenol). C. CH3COOH. D. HCOOH. Câu 24: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic (CH3COOH). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. HO-C2H4-CHO. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOH. D. HCOOC2H5. Câu 25: Ba chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất trên là A. quỳ tím. B. dung dịch Br2. C. kim loại Na. D. dung dịch NaOH. Câu 26: Monome được dùng để điều chế polietilen là A. CH≡CH. B. CH2=CH-CH3. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH2=CH2. Câu 27: Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit bazơ? A. Cr2O3. B. CO. C. CuO. D. CrO3. Câu 28: Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu A. đỏ. B. tím. C. vàng D. đen. Câu 29: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là A. 36,0. B. 9,0. C. 16,2. D. 18,0. Câu 30: Cho 11,8 gam hỗn hợp Al, Cu tác dụng với dung dịch NaOH (dư). Sau phản ứng, thể tích khí H2 sinh ra là 6,72 lít (ở đktc). Khối lượng của Cu trong hỗn hợp là A. 6,4 gam. B. 9,1 gam. C. 3,7 gam. D. 1,0 gam. Câu 31: Glucozơ không phản ứng được với A. C2H5OH ở điều kiện thường. B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng). C. Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng. D. Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Câu 32: Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,745 gam KCl và 1,17 gam NaCl thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là A. 10 ml. B. 30 ml. C. 20 ml. D. 40 ml. Câu 33: Dãy các hiđroxit được xếp theo thứ tự tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là A. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2. B. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH. C. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3. D. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. Câu 34: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 35: Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện A. kết tủa màu trắng hơi xanh. B. kết tủa màu xanh lam. C. kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. D. kết tủa màu nâu đỏ. Câu 36: Cấu hình electron nào sau đây là của ion ? A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d6. D. [Ar]3d3. Câu 37: Cho m gam kim loại Al tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 8,1. B. 2,7. C. 5,4. D. 10,8. Câu 38: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là A. Na2CO3. B. NaOH. C. BaCl2. D. NaCl. Câu 39: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là A. H2NCH2COOH. B. CH3COOH. C. CH3NH2. D. CH3CHO. Câu 40: Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của: A. Sự hiện diện của lưu huỳnh oxit trong khí quyển B. Sự lưu giữ bức xạ hồng ngoại bởi lượng dư khí cacbonic trong khí quyển C. Sự phá huỷ ozôn trên tầng khí quyển D. Sự chuyển động “xanh” duy trì trong sự bảo tồn rừng ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- 1365219529_tn-hoa-17.doc