Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2006 Môn thi: Văn 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2006 Môn thi: Văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo Đề thi chính thức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2006 Môn thi: Văn - Trung học phổ thông không phân ban Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Thí sinh chọn một trong hai đề sau: Đề I Câu 1(2,0 điểm) Những nét chính nào trong cuộc đời của nhà thơ Êxênin đã ảnh h−ởng đến sáng tác của ông? Câu 2 (8,0 điểm) Anh hoặc chị hãy phân tích truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải để làm rõ cảm hứng hồi sinh trong tác phẩm. Đề II Câu 1 (2,0 điểm) Anh hoặc chị hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Câu2 (2,0 điểm) Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. Câu 3 (6,0 điểm) Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tâm t− trong tù của Tố Hữu: Cô đơn thay là cảnh thân tù! Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức ở ngoài kia vui s−ớng biết bao nhiêu! Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh D−ới đ−ờng xa nghe tiếng guốc đi về... (Theo Văn học 12, tập một, phần VHVN, NXB Giáo dục 2006- tr. 26) .........Hết......... Họ và tên thí sinh: .................................................................... Số báo danh:............................................................................... Chữ ký của giám thị 1: ....................................................... Chữ ký của giám thị 2: .................................................. 1 Bộ giáo dục và đào tạo Đề thi chính thức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2006 Môn thi: Văn - Trung học phổ thông không phân ban H−ớng dẫn chấm thi Bản h−ớng dẫn này gồm 04 trang I. H−ớng dẫn chung - Giám khảo phải nắm bắt đ−ợc nội dung trình bày bài làm của học sinh để đánh giá đ−ợc một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng tr−ờng hợp. Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một cách hợp lý. Mạnh dạn cho điểm 0, điểm 1; hoặc không nên yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9, điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Thí sinh làm theo cách riêng nh−ng đáp ứng đ−ợc yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm. - Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với h−ớng dẫn chấm và đ−ợc thống nhất trong Hội đồng chấm. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Đề I Câu 1 (2,0 điểm) a. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song phải đạt đ−ợc các ý sau: - Xécgây Êxênin (1895- 1925) - nhà thơ Nga, sinh ra trong một gia đình nông dân, suốt đời tự hào về gốc gác nông dân của mình. Ông yêu tha thiết gia đình và ngôi nhà tổ tiên nên thơ ông th−ờng xuất hiện những tình cảm với ng−ời thân, với những hình ảnh về mảnh v−ờn x−a, mái nhà x−a... - Tiếp nhận những nét đẹp về tôn giáo từ bà ngoại, tâm hồn Êxênin trong sáng, thánh thiện. Điều đó ảnh h−ởng đến tình cảm tôn giáo trong thơ ông tr−ớc Cách mạng tháng M−ời. - Cách mạng tháng M−ời thành công, Êxênin "hoàn toàn đứng về phía tháng M−ời". Tuy có những nhận thức còn mơ hồ, song ông luôn băn khoăn lo lắng cho số phận của quê h−ơng, tin t−ởng tuyệt đối ở t−ơng lai của đất n−ớc. - Những thăng trầm của cuộc đời Êxênin đã ảnh h−ởng sâu sắc đến thơ ông. Tuy vậy,thơ ông vẫn t−ơi tắn trong sáng, chân thành . b. Cách cho điểm: - Nếu diễn đạt gãy gọn, sáng sủa, chữ sạch sẽ, đủ 4 ý thì cho 2 điểm. - Còn các thang điểm khác, giám khảo dựa vào đáp án vận dụng linh hoạt cho thích hợp. 2 Câu 2 (8,0 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách phân tích tác phẩm để làm rõ luận đề. - Biết làm bài văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận, rõ ràng. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nh−ng phải tập trung làm rõ luận đề: cảm hứng hồi sinh đ−ợc thể hiện qua các ý sau: a. Phân tích đ−ợc cảm hứng hồi sinh qua bức tranh thiên nhiên: - Mùa xuân năm ngoái: Mảnh đất Điện Biên còn đầy th−ơng tích chiến tranh, chết chóc, màu sắc cỏ cây hoang dại. - Mùa xuân thứ hai: thiên nhiên bừng dậy tràn đầy sức sống (qua những hình ảnh màu xanh của đỗ, ngô, lạc, mạ; màu đỏ của ớt chín, màu hoa liễu leo; màu vàng của đu đủ.... ). Cảnh hoàng hôn, đêm trăng ở nông tr−ờng gợi sự bình yên, thơ mộng. b. Phân tích cảm hứng hồi sinh qua bức tranh sinh hoạt đời sống con ng−ời ở nông tr−ờng Điện Biên: - Mới năm tr−ớc thôi, sự gian khổ hy sinh vẫn diễn ra. - Nay, cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi: những sinh hoạt ở khu tập thể của nông tr−ờng (tiếng guốc, tiếng c−ời, tiếng trẻ con, tiếng thủ thỉ, bóng dáng những chị có mang ...) đã bắt đầu xuất hiện. Cảnh lao động thu hoạch lạc sôi nổi, cảnh sinh hoạt văn nghệ... Những ph−ơng tiện huỷ diệt sự sống đã trở thành vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày (ống đựng giấy giá thú, giấy khai sinh...). c. Phân tích cảm hứng hồi sinh qua sự biến đổi số phận các nhân vật: - Nhân vật Đào: phân tích đ−ợc quá trình thay đổi số phận và tính cách: +Tr−ớc khi lên nông tr−ờng Điện Biên, Đào có số phận bất hạnh, tâm trạng chán ch−ờng, tuyệt vọng. + Sau khi lên nông tr−ờng, đ−ợc sống trong tập thể mới, Đào đã tìm đ−ợc hạnh phúc và sự hồi sinh của tâm hồn. - Sự hồi sinh qua số phận của các nhân vật khác (thiếu uý Dịu, Duệ, ...) d. Bình luận, đánh giá: - Bức tranh thiên nhiên làm nền và là biểu t−ợng cho sự hồi sinh của con ng−ời. - Qua tác phẩm, tác giả làm nổi bật vấn đề "sự sống nẩy sinh từ trong cái chết". - Tầm t− t−ởng của tác phẩm: Tính −u việt của cuộc sống mới XHCN và t− t−ởng nhân đạo. 3. Các thang điểm: a. Điểm 8: Đáp ứng các yêu cầu nêu trên, cảm nhận sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc phong phú và chính xác; văn viết có cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. b. Điểm 6: Cơ bản đáp ứng đ−ợc các yêu cầu trên. Nắm chắc tác phẩm. Dẫn chứng khá chọn lọc và chính xác; diễn đạt t−ơng đối tốt. Có thể mắc một số sai sót. c. Điểm 4: Hiểu đ−ợc yêu cầu cơ bản của đề. Tỏ ra nắm đ−ợc nội dung chính của tác phẩm nh−ng phân tích còn vài lúng túng. Đã nêu đ−ợc khoảng một 3 nửa số ý ở mục 2, dẫn chứng tạm đủ nh−ng có chỗ ch−a chọn lọc, hoặc ch−a thật chính xác. Câu, chữ , diễn đạt tạm đ−ợc. d. Điểm 2: Ch−a hiểu đề. Ch−a nắm đ−ợc tác phẩm. Phân tích quá sơ sài hoặc kể lung tung. Diễn đạt quá kém, chữ viết cẩu thả, nhiều lỗi. e, Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết nh−ng không giải quyết đ−ợc gì gắn với đề. Đề II Câu 1 (2,0 điểm) a. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song phải đạt đ−ợc các ý sau: - Tây Tiến là một đơn vị quân đội đ−ợc thành lập đầu năm 1947, địa bàn hoạt động ở tây Bắc Bộ Việt Nam và biên giới Việt- Lào. - Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, thanh niên Hà Nội. Quang Dũng là đại đội tr−ởng. - Đơn vị chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. -Khi viết bài thơ này, tác giả đã chuyển đơn vị, đang xa đoàn quân Tây Tiến. Nhớ đồng đội cũ, ông viết bài thơ Tây Tiến năm 1948 tại làng Phù L−u Chanh. b. Cách cho điểm: - Cho 2 điểm khi trình bày đủ ý và diễn đạt gãy gọn, chữ viết cẩn thận. - Cho 1 điểm khi trình bày đ−ợc một nửa số ý trên và câu, chữ còn một số sai sót. - Các mức điểm khác, giáo viên dựa vào 2 thang điểm trên để vận dụng cho thích hợp. Câu 2 (2,0 điểm) a. Yêu cầu về kiến thức: Cần có các ý sau: - Hồ Chí Minh xem sáng tác văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. - Ng−ời đặc biệt chú ý đến đối t−ợng th−ởng thức. Ng−ời cho rằng văn ch−ơng trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối t−ợng phục vụ. - Ng−ời luôn quan niệm tác phẩm văn ch−ơng phải có tính chân thật. b. Cách cho điểm: - Cho 2 điểm: Thí sinh trình bày đầy đủ 3 ý trên và diễn đạt gãy gọn, chữ viết sáng sủa. - Cho 1 điểm: khi trình bày đ−ợc một n−ả số ý trên và câu, chữ còn một số sai sót. - Các mức điểm khác, giáo viên dựa vào 2 thang điểm trên để vận dụng cho thích hợp. 4 Câu 3 (6,0 điểm) Thí sinh có thể phân tích đoạn thơ và sắp xếp hệ thống ý theo nhiều cách khác nhau nh−ng phải đạt các yêu cầu sau: 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết phân tích một đoạn thơ trữ tình, biết làm một bài nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp, bài sạch sẽ sáng sủa. 2. Yêu cầu về kiến thức: a. Về nội dung: - Cảm nhận đ−ợc sự nhậy cảm của một tâm hồn trong sáng, gắn bó thiết tha với cuộc sống tự do, với hoạt động của tuổi trẻ. - Cuộc v−ợt ngục về tinh thần bằng mọi giác quan. Cảm xúc chân thành đầy sức cảm hoá. b. Về nghệ thuật: - Phân tích đ−ợc giá trị của điệp khúc (4 câu đầu). - Cảm thụ đ−ợc hệ thống hình ảnh, âm điệu phong phú, mạnh mẽ, đầy sức gợi cảm (rạo rực, náo nức, reo, gió mạnh lên triều, vội vã, đập cánh ). - Đặc biệt phân tích đ−ợc sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những âm thanh bình dị của đời th−ờng nh−ng đầy sức gợi cảm trong hai câu cuối (Nghe lạc ngựa...đi về). 3. Các thang điểm: Điểm 6: Đáp ứng đ−ợc các yêu cầu đã nêu trên, có sự cảm nhận tinh tế sâu sắc ở một vài điểm; văn viết có cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. Điểm 3: Cơ bản biết cách phân tích và hiểu đúng nội dung đoạn thơ nh−ng ch−a thật chắc chắn. Cách phân tích còn một vài hạn chế. Diễn đạt rõ ý nh−ng thiếu chất văn, còn mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả. Điểm 1: Tuy có viết về đoạn thơ nh−ng sai lạc về nội dung và ph−ơng pháp. Mắc nhiều lỗi về câu, chữ. Điểm 0: Không viết đ−ợc gì. ....... Hết ......
File đính kèm:
- De va HD cham Mon Van TN THPT 2006.pdf