Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2006 Môn thi:văn - Bổ túc trung học phổ thông

pdf4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2006 Môn thi:văn - Bổ túc trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
Bộ giáo dục và đào tạo 
 
Đề thi chính thức 
kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2006 
Môn thi: văn - Bổ túc trung học phổ thông 
 
 
H−ớng dẫn chấm thi 
 Bản h−ớng dẫn chấm gồm 04 trang 
 
I. H−ớng dẫn chung 
 
Yêu cầu các giám khảo l−u ý những điểm sau đây: 
 - Nắm vững yêu cầu của h−ớng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí 
sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn thuần. Do đặc tr−ng của môn Văn và 
tính chất của đề thi, ng−ời chấm nên chủ động, linh hoạt, bản h−ớng dẫn chấm 
chỉ xác định yêu cầu cơ bản, trên cơ sở đó, ng−ời chấm vận dụng từng tr−ờng hợp 
cụ thể để cho điểm. Không nên cân nhắc quá mức cần thiết khi phải chấm điểm 0, 
điểm 1 hoặc chấm điểm 9, điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm 
xúc và sáng tạo. 
 - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nh−ng đáp ứng đ−ợc những yêu cầu cơ bản 
của đáp án thì vẫn cho đủ điểm nh− h−ớng dẫn qui định (đối với từng phần). 
- Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với h−ớng 
dẫn chấm và đ−ợc thống nhất thực hiện trong Hội đồng chấm thi. 
 - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm thi theo nguyên tắc: điểm toàn bài 
làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 làm tròn 0,5 điểm; 0,75 làm tròn 1,0 điểm.) 
 
II. Đáp án và thang điểm 
 
Đề I 
Câu 1 (2,0 điểm) 
A. Yêu cầu kiến thức: 
 - M. Gorki (1868 - 1936), là nhà văn Nga, sinh tr−ởng trong một gia đình lao 
động nghèo khổ, trải qua tuổi thơ có nhiều tủi nhục đắng cay (bút danh Gorki 
trong tiếng Nga có nghĩa là cay đắng). 
 - Tham gia hoạt động cách mạng sớm và bị cảnh sát Nga hoàng bắt giam 
nhiều lần. Là một tấm g−ơng về say mê đọc sách và tự học. Gorki không những 
trở thành nhà văn lớn mà còn trở thành ng−ời bạn chiến đấu của Lênin, đ−ợc 
đánh giá là ng−ời đại diện vĩ đại nhất của nghệ thuật vô sản, cũng là một trong 
những ng−ời đề x−ớng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. 
 - Tiểu thuyết nổi tiếng, ảnh h−ởng tích cực ở Việt Nam trong thời kì tr−ớc 
Cách mạng tháng Tám: Ng−ời mẹ (viết năm 1906). 
B. Yêu cầu kĩ năng: Trình bày ngắn gọn, hành văn chặt chẽ, dùng từ chính xác, 
có kĩ năng liên kết câu và đoạn văn. 
C. H−ớng dẫn chấm điểm 
 - Chấm điểm 2,0: Thí sinh đáp ứng đ−ợc yêu cầu A và B. 
 - Chấm điểm 1,0: Bài viết sơ sài nh−ng xác định chính xác tên tiểu thuyết mà 
đề yêu cầu. 
 
 2
Câu 2 (8,0 điểm) 
A. Yêu cầu về kĩ năng: 
 Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kiểu bài phân tích nhân vật theo định 
h−ớng. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Có kĩ năng liên 
kết câu và đoạn văn. Không sai lỗi chính tả và cách dùng từ, trình bày cẩn thận, 
sạch sẽ. 
B. Yêu cầu về kiến thức: 
 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song bài làm phải đáp 
ứng những ý cơ bản sau: 
a. Số phận của Đào tr−ớc khi lên nông tr−ờng Điện Biên. 
 - Đào là ng−ời phụ nữ lao động nghèo khổ, gặp nhiều bất hạnh. 
 - Đào là ng−ời phụ nữ kém may mắn, ít có khả năng đổi đời( ngoại hình kém 
duyên, ngôn ngữ đáo để chua cay, tính cách táo bạo liều lĩnh, tâm lí chán ch−ờng 
tuyệt vọng...). 
b. Số phận của Đào sau khi lên nông tr−ờng Điện Biên. 
 - Đào lên nông tr−ờng Điện Biên để trốn chạy cuộc đời đau khổ, trốn chạy 
quá khứ, không hi vọng ở t−ơng lai( sống co mình,“ ghen tị với mọi ng−ời và hờn 
giận cho thân mình...” ). 
 - Cuộc sống mới, con ng−ời mới với những mối quan hệ tốt đẹp ở nông tr−ờng 
Điện Biên đã tác động mạnh mẽ đến Đào, làm thay đổi tâm lí, tính cách, số phận 
nhân vật ( tìm thấy niềm vui trong lao động, thức dậy những khát vọng hạnh 
phúc, tổ ấm gia đình...). 
c. Đánh giá : 
 - Tâm hồn và số phận của Đào đã thực sự thay đổi cùng với sự hồi sinh của 
vùng đất Điện Biên. 
 - Sự thay đổi của Đào một phần do tính cách, khát vọng sống mạnh mẽ của 
nhân vật, nh−ng quan trọng là do sự tác động của môi tr−ờng lao động mới xã hội 
chủ nghĩa. Miêu tả sự biến đổi số phận của nhân vật, tác giả nhằm ngợi ca khẳng 
định niềm tin vào cuộc sống mới và con ng−ời mới. Đó là t− t−ởng nhân đạo sâu 
sắc của tác phẩm. 
 - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả diễn biến tâm lí sinh động, chân 
thực, tinh tế ; ngôn ngữ giàu cá tính, phong phú... 
C. H−ớng dẫn chấm điểm 
 - Chấm điểm 8,0: Bài viết đáp ứng tốt yêu cầu A và B. Văn viết giàu cảm xúc, 
dẫn chứng phù hợp, có thể còn vài sai sót không đáng kể. 
 - Chấm điểm 6,0: Bài viết đáp ứng t−ơng đối tốt các yêu cầu A và B, có thể 
còn vài sai sót nhỏ. 
 - Chấm điểm 4,0: Bài viết trình bày đ−ợc nửa số ý trong phần B (yêu cầu về 
kiến thức). Biết cách phân tích song còn lúng túng, diễn đạt rõ ý nh−ng văn viết 
ch−a trôi chảy. Có thể mắc một số sai sót về dùng từ, chính tả. 
 - Chấm điểm 2,0: Bài viết quá kém, sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, trình bày 
và chữ viết cẩu thả. 
 - Chấm điểm 0: Nhìn chung không viết đ−ợc gì, hoặc để giấy trắng. 
 
 
 
 3
Đề II 
Câu 1 (2,0 điểm) 
A. Yêu cầu về kiến thức: 
 Sự nghiệp văn học của Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh chủ yếu thể hiện ở ba 
lĩnh vực: 
 - Văn chính luận: Có khối l−ợng lớn và mẫu mực. Lập luận chặt chẽ , lí lẽ 
xác đáng, chứng cứ hùng hồn, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, có sức thuyết phục 
cao. Một số tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc 
lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến... 
 - Truyện và kí: Đ−ợc sáng tác chủ yếu từ khoảng 1922 đến 1925, truyện 
ngắn của Ng−ời cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo và phong cách 
hiện đại. Một số tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan 
Bội Châu, Vừa đi đ−ờng vừa kể chuyện... 
 - Thơ ca: Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật trong sự nghiệp văn học của Hồ 
Chí Minh. Thơ của Ng−ời thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm 
g−ơng nghị lực phi th−ờng và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng vĩ 
đại. Có trên 250 bài thơ, đ−ợc in trong ba tập thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí 
Minh, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. 
B. Yêu cầu kĩ năng: 
 Trình bày ngắn gọn, hành văn chặt chẽ, dùng từ chính xác, có kĩ năng liên kết 
câu và đoạn văn. 
C. H−ớng dẫn chấm điểm. 
- Chấm điểm 2,0: Bài viết đáp ứng đ−ợc yêu cầu A và B. 
 - Chấm điểm 1,0: Bài viết trình bày đ−ợc một nửa số ý. 
L−u ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nh−ng đủ những ý cơ 
bản nh− trong đáp án thì vẫn tính điểm nh− h−ớng dẫn. 
 
Câu2 (8,0 điểm) 
A. Yêu cầu về kĩ năng : 
 Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích thơ trữ tình. Bài viết có kết cấu chặt 
chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Có kĩ năng liên kết câu và đoạn văn, không sai 
lỗi chính tả và cách dùng từ, trình bày cẩn thận, sạch sẽ. 
B. Yêu cầu về kiến thức: 
 Trên cơ sở nắm chắc bài thơ Đất n−ớc của Nguyễn Đình Thi, thí sinh phải 
phân tích đ−ợc những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật với những ý cơ bản sau: 
- Nội dung bao trùm là cảm hứng tự hào tr−ớc sự đổi thay của đất n−ớc với mùa 
thu ở chiến khu Việt Bắc, tự hào về chủ quyền và truyền thống đất n−ớc. 
 + Phân tích bức tranh mùa thu Cách mạng, mùa thu độc lập trong khung 
cảnh của chiến khu Việt Bắc để thấy đ−ợc cảnh thu, tình thu đã khác tr−ớc. 
 + Cảm xúc về mùa thu nay còn gắn với lòng yêu mến, tự hào đ−ợc làm chủ 
quê h−ơng đất n−ớc giàu đẹp. 
 + Từ niềm tự hào ấy, nhà thơ suy ngẫm về đất n−ớc, khẳng định truyền 
thống bất khuất của cha ông và sức mạnh của truyền thống đối với hiện tại. ở 
đây cảm hứng thời đại kết hợp hài hoà với cảm hứng lịch sử, tạo không khí trang 
 4
trọng thiêng liêng vì đã khơi trúng mạch nguồn truyền thống tinh thần ngàn đời 
của dân tộc. 
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, có sức gợi cảm lớn và giàu 
chất suy t−ởng ( chú ý các biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ, ngắt nhịp , láy....) 
C. H−ớng dẫn chấm điểm. 
 - Chấm điểm 8,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót nhỏ, 
không đáng kể. 
 - Chấm điểm 6,0: Đáp ứng t−ơng đối tốt các yêu cầu về kiến thức và kĩ 
năng, còn một vài sai sót nhỏ. 
 - Chấm điểm 4,0: Trình bày đ−ợc một nửa yêu cầu kiến thức, diễn đạt trôi 
chảy, biết cách phân tích thơ hoặc nêu đ−ợc các ý về kiến thức nh−ng diễn đạt 
còn lúng túng, ch−a chú ý đến nghệ thuật, còn diễn xuôi, mắc một số sai sót 
trong dùng từ, ngữ pháp, chính tả. 
 - Chấm điểm 2,0: Bài viết quá kém, sơ sài, diễn đạt lủng củng, kiến thức mơ 
hồ, lỗi chính tả, lỗi dùng từ , lỗi ngữ pháp nhiều, chữ viết cẩu thả. 
 - Chấm điểm 0: Bài viết nhìn chung không viết đ−ợc gì, hoặc để giấy trắng. 
 
....... Hết ...... 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

File đính kèm:

  • pdfHD_Van_BT2006.pdf
Đề thi liên quan