Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008 lần 2 môn thi: văn – trung học phổ thông không phân ban

pdf5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008 lần 2 môn thi: văn – trung học phổ thông không phân ban, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2008 LẦN 2 
Môn thi: VĂN – Trung học phổ thông không phân ban 
 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề 
 
Thí sinh chọn một trong hai đề sau: 
Đề I 
Câu 1 (2,0 điểm) 
 Nêu quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. 
Câu 2 (3,0 điểm) 
Trong bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận có đoạn: 
Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau 
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu 
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp 
 Cho đến bây giờ mặt vẫn chau. 
(Theo Văn học 12 - tập một, trang 125, NXB Giáo dục - 2006) 
Anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa nội dung đoạn thơ trên? 
Câu 3 (5,0 điểm) 
Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải. 
 Đề II 
Câu 1 (2,0 điểm) 
Nêu những nét chính về cuộc đời Xecgây Êxênin. Vì sao Êxênin được xem là nhà 
thơ của làng quê Nga? 
Câu 2 (3,0 điểm) 
Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa cảnh bom đạn tàn phá những cái quý giá do 
chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn 
người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng 
ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư? 
(Theo Văn học 12 - tập một, trang 246, NXB Giáo dục - 2006) 
Anh/ chị hiểu lời độc thoại trên của nhân vật Lãm trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối 
rừng của Nguyễn Minh Châu như thế nào? 
Câu 3 (5,0 điểm) 
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: 
 Ta về, mình có nhớ ta 
 Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. 
 Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 
 Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. 
 Ngày xuân mơ nở trắng rừng 
 Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. 
 Ve kêu rừng phách đổ vàng 
 Nhớ cô em gái hái măng một mình 
 Rừng thu trăng rọi hoà bình 
 Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. 
(Theo Văn học 12 - tập một, trang 155 - 156, NXB Giáo dục - 2006) 
……….….Hết……….…. 
 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 
 
Họ và tên thí sinh:…………………………… Số báo danh: ………………………………. 
Chữ ký của giám thị 1:….…………..…….…. Chữ ký của giám thị 2:….…………………. 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
 
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2008 LẦN 2 
Môn thi: VĂN – Trung học phổ thông không phân ban 
 
 1
 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
Bản Hướng dẫn có 04 trang 
 
I. Hướng dẫn chung 
1. Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm để đánh giá một 
cách tổng quát năng lực của thí sinh. Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn 
chấm thi, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm. 
2. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giám 
khảo vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định. Khuyến khích những bài viết có 
cảm xúc và sáng tạo. 
3. Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch 
với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Sau khi cộng 
điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 
1,0 điểm). 
II. Đáp án và thang điểm 
 
 Đề I 
Câu 1 (2,0 điểm) 
a) Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý sau: 
 - Hồ Chí Minh coi văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có 
hiệu quả cho hoạt động cách mạng; nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào 
nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. 
- Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đối tượng thưởng thức văn nghệ. Văn 
chương cách mạng phải hướng về quần chúng nhân dân để phục vụ. 
- Hồ Chí Minh luôn đề cao tính chân thật của văn chương; hình thức biểu hiện 
của tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, tránh lối viết cầu kì, xa lạ; tác phẩm văn 
chương phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân. 
b) Cách cho điểm: 
 - Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 
 - Điểm 1: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. 
Câu 2 (3,0 điểm) 
a) Yêu cầu về kĩ năng: 
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, nêu được ý nghĩa của đoạn thơ. 
 2
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b) Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý 
cơ bản sau: 
- Tả thực quần thể tượng hết sức sống động, mỗi pho tượng một tư thế khác 
nhau song đều quằn quại trong nỗi đau bế tắc, trăn trở kiếm tìm lối thoát. 
- Hình ảnh các pho tượng phản ánh một thời đại con người đau khổ trong xã 
hội cũ. 
- Sự đồng cảm của nhà thơ với bi kịch của cha ông trong quá khứ. 
c) Cách cho điểm: 
- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 
- Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt kém. 
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 
 
Câu 3 (5,0 điểm) 
a) Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết cách làm bài nghị luận văn học (phân tích tác phẩm tự sự) để làm nổi bật 
giá trị nội dung của tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi 
chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b) Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Khải và truyện ngắn Mùa lạc, thí sinh 
biết phân tích các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật Đào để làm 
nổi bật giá trị nhân đạo; có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu 
được những ý chính sau: 
- Cảm thương số phận long đong, nhiều bất hạnh của nhân vật. 
- Trân trọng, nâng niu vẻ đẹp tâm hồn của con người: khát vọng hạnh phúc, 
niềm tin vào chính mình và cuộc sống… 
- Ca ngợi cuộc sống hồi sinh sau chiến tranh và bày tỏ ước mơ về một xã hội 
mới tốt đẹp. 
c) Cách cho điểm: 
- Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt kém. 
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 
 
 3
 Đề II 
 
Câu 1 (2,0 điểm) 
a) Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được những 
ý chính sau: 
- Những nét chính về cuộc đời của Xecgây Êxênin: 
 + Xecgây Êxênin (1895 – 1925) là nhà thơ tiêu biểu của văn học Nga thế kỉ XX. 
 + Sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở vùng quê tỉnh Riadan. Chịu ảnh 
hưởng lối sống phóng túng của ông ngoại và tình cảm tôn giáo từ bà ngoại. 
 + Năm 1912, Êxênin lên Matxcơva hoạt động văn học. Những năm sau cách 
mạng ông “hoàn toàn đứng về phía tháng Mười” tuy chưa hiểu hết về cách mạng. 
 + Cuộc sống có nhiều thăng trầm, cuối đời ông sống trong tâm trạng u uất, 
tuyệt vọng. Ông mất năm 30 tuổi. 
- Xecgây Êxênin được xem là nhà thơ của làng quê Nga vì ông có tình yêu quê 
hương chân thành, đắm đuối. Tình yêu đó đã tạo nên nguồn cảm hứng lớn giúp 
Êxênin sáng tạo những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên và cuộc sống làng quê Nga. 
 b) Cách cho điểm: 
 - Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 
 - Điểm 1: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. 
 
Câu 2 (3,0 điểm) 
a) Yêu cầu về kĩ năng: 
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, nêu được ý nghĩa của lời độc thoại. 
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b) Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được ý cơ 
bản là sự ngưỡng mộ, cảm phục của Lãm trước vẻ đẹp tâm hồn Nguyệt: 
- Tình yêu thủy chung và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của Nguyệt. 
- Khẳng định chiến thắng của tình yêu trước sự tàn phá khốc liệt của chiến 
tranh. 
c) Cách cho điểm: 
 - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu nêu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 
 - Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt kém. 
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 
 4
 Câu 3 (5,0 điểm) 
a) Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học (phân tích đoạn thơ trữ tình); kết cấu 
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 
b) Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở hiểu biết về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, thí sinh biết phân tích 
những chi tiết nghệ thuật để làm rõ nỗi nhớ cảnh và người dân Việt Bắc; có thể sắp 
xếp, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính sau: 
 - Nội dung: 
 + Cảnh thiên nhiên Việt Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ được tái hiện ở cả bốn 
mùa với màu sắc và vẻ đẹp khác nhau: mùa đông tươi tắn; mùa xuân trong sáng, tinh 
khôi và đầy sức sống; mùa hè rực rỡ, sôi động; mùa thu lãng mạn, yên ả, thanh bình. 
 + Người Việt Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ hiện lên thật đẹp, cần cù, chăm 
chỉ và rất đỗi ân tình, luôn là chủ thể của bức tranh thiên nhiên. 
 + Cảnh và người hoà quyện, gắn bó nhau. Con người làm cho cảnh trở nên gần 
gũi, sinh động, có hồn. Nhờ cảnh, vẻ đẹp con người được tôn vinh. 
- Nghệ thuật: Hình ảnh đẹp; âm điệu ngọt ngào, tha thiết; cách xưng hô gần 
gũi, quen thuộc; phép điệp ngữ, liệt kê… 
 - Đánh giá: 
 + Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ sâu nặng về thiên nhiên và con người Việt Bắc 
trong cuộc kháng chiến gian khổ mà hào hùng của dân tộc. 
 + Là đoạn thơ hay nhất trong bài Việt Bắc, thể hiện rõ nét phong cách nghệ 
thuật thơ Tố Hữu. 
c) Cách cho điểm: 
 - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 
 - Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt kém. 
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 
 
------------------Hết----------------- 
 
 

File đính kèm:

  • pdfDeHD Cham Van TN 2008 K2.pdf