Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009 môn thi:ngữ văn −giáo dục trung học phổ thông

pdf3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009 môn thi:ngữ văn −giáo dục trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2009 
Môn thi: NGỮ VĂN − Giáo dục trung học phổ thông 
 
 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang) 
 
I. Hướng dẫn chung 
 - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của 
thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 
 - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận 
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
 - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm 
của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 
 - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn 
thành 1,0 điểm). 
II. Đáp án và thang điểm 
 
Đáp án Điểm 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
 
 
Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã 
bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những 
chuyện ấy. 
 
 
2,00 
a) Khách trong quán trà đã bàn về: 
 
 
− Chuyện chiếc bánh bao tẩm máu tử tù. 
 
0,50 
− Chuyện người tù họ Hạ bị chết chém. 
 
0,50 
b) Điều nhà văn muốn nói: 
 
 
− Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc 
đương thời về thuốc chữa bệnh lao. 
 
 
0,50 
− Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc 
đương thời về người cách mạng. 
 
 
0,50 
Câu 1 
 
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải nêu đủ các ý 
trên, diễn đạt rõ ràng mới đạt điểm tối đa. 
 
 
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của 
việc đọc sách. 
 
 
3,00 
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, 
diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 
 
 
 
 
Câu 2 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý chính 
sau: 
 
 1
 2
− Nêu được vấn đề cần nghị luận. 
 
0,25 
− Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân 
loại. 
 
 
0,75 
− Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, 
bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống; đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh... cho 
con người. 
 
 
1,00 
− Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu sự lựa chọn. 
 
0,50 
− Cần hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc. 
 
0,50 
 
 
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến 
thức. 
 
 
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
 
 
Theo chương trình Chuẩn 
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. 
 
 
5,00 
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
 Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích 
được giá trị tư tưởng của một tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; 
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 
 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ 
(chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai) và giá trị nhân đạo trong văn học, 
thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản 
sau: 
 
 
− Nêu được vấn đề cần nghị luận. 
 
0,50 
− Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi (tiêu biểu là cha con thống lí 
Pá Tra). 
 
 
1,00 
− Bênh vực và cảm thông sâu sắc với những con người có số phận bất hạnh như 
Mị, A Phủ. 
 
 
1,00 
− Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người lao 
động nghèo miền núi trong xã hội cũ. 
 
 
1,00 
− Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức và 
vạch ra con đường giải phóng cho họ. 
 
 
1,00 
− Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm. 
 
0,50 
Câu 3.a 
 
 
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến 
thức. 
 
Câu 3.b 
 
Theo chương trình Nâng cao 
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho 
dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. 
 
 
5,00 
 3
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
 Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích 
hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt 
lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 
 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai 
đã đặt tên cho dòng sông? (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập 
một), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ 
bản sau: 
 
 
− Nêu được vấn đề cần nghị luận. 
 
0,50 
− Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông Hương là một công trình 
nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá. 
 
 
1,25 
− Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá: sông Hương là dòng sông của âm nhạc, 
thơ ca,... 
 
 
0,75 
− Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của những 
chiến công hiển hách. 
 
 
0,75 
− Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương đẹp như một thiếu nữ 
Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình,... Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi 
gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - tài hoa, uyên bác, giàu tình 
cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên xứ Huế. 
 
 
 
1,25 
− Đánh giá chung về giá trị của hình tượng. 
 
0,50 
 
Lưu ý : 
1. Thí sinh có thể bám theo bố cục tác phẩm để phân tích vẻ đẹp của hình tượng 
sông Hương qua từng đoạn: ở thượng nguồn; qua đồng bằng Châu Hoá; qua kinh 
thành Huế,... nhưng vẫn phải đảm bảo được các ý cơ bản trên. 
2. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. 
 
 
- Hết - 

File đính kèm:

  • pdfDap an de thi TN 2009.pdf