Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011 môn thi:ngữ văn −giáo dục trung học phổ thông

pdf2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011 môn thi:ngữ văn −giáo dục trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2011 
Môn thi: NGỮ VĂN − Giáo dục trung học phổ thông 
 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
(Văn bản gồm 02 trang) 
I. Hướng dẫn chung 
 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của 
thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 
 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận 
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
 3. Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm 
của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 
 4. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn 
thành 1,0 điểm). 
 II. Đáp án và thang điểm 
 1
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh 
Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh 
do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình 
ảnh đó nói lên điều gì? 
 
- Những hình ảnh thường hiện lên là: 
+ Màu hồng hồng của ánh sương mai. 0,5 
+ Người đàn bà vùng biển (người đàn bà hàng chài) bước ra từ tấm ảnh. 0,5 
- Những hình ảnh đó nói lên: 
+ Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống. 0,5 
+ Hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người. 0,5 
Câu 1 
(2,0 đ) 
 
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, 
diễn đạt rõ ràng mới được điểm tối đa. 
 
Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ 
có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình. 
 
a. Yêu cầu về kĩ năng 
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; 
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 
 
 
b. Yêu cầu về kiến thức 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ 
và dẫn chứng hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: 
 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 
- Giải thích: có nhiều ngả đường đi đến tương lai; sự sáng suốt lựa chọn của 
chính bản thân có vai trò quyết định thành công và hạnh phúc của mỗi người. 0,5 
- Bàn luận: 
+ Để lập thân, lập nghiệp, hướng đến một tương lai tốt đẹp, mỗi người cần chủ 
động, sáng suốt lựa chọn một con đường cho chính mình dựa trên khả năng, 
sở thích của cá nhân. 
+ Tuy nhiên, do bản thân chưa có đủ kinh nghiệm nên sự giúp đỡ, tư vấn của 
gia đình, nhà trường và những người đi trước là cần thiết. 
+ Phê phán những người không tự quyết định hướng đi cho cuộc đời mình 
hoặc chạy theo những trào lưu không phù hợp với bản thân, ... 
 
0,5 
 
 
0,5 
 
0,5 
Câu 2 
(3,0 đ) 
 
 
 
 
 
 
 
- Bài học nhận thức và hành động: tuổi trẻ cần xác định được vai trò quyết 
định của chính bản thân trong việc lựa chọn hướng đi; khi lựa chọn, cần căn 
cứ vào những yếu tố cần thiết. 
0,5 
 2
Lưu ý: 
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. 
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. 
 
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) 
Theo chương trình Chuẩn 
Phân tích đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng. 
 
a. Yêu cầu về kĩ năng 
Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn 
đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 
b. Yêu cầu về kiến thức 
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, thí 
sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: 
 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 
- Cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của tác giả về miền Tây 
và đoàn quân Tây Tiến. 0,5 
- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm mà thơ 
mộng, trữ tình. 1,5 
- Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian nan, nguy hiểm; 
tuy vất vả, hi sinh nhưng vẫn ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn. 1,0 
- Nghệ thuật: kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn; ngôn ngữ 
giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu; biện pháp tu từ đặc sắc; ... 1,0 
- Đánh giá chung về đoạn thơ. 0,5 
Câu 3.a 
(5,0 đ) 
 
 
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến 
thức. 
 
Theo chương trình Nâng cao 
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. 
 
a. Yêu cầu về kĩ năng 
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách 
phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không 
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 
b. Yêu cầu về kiến thức 
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt (chủ 
yếu phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai), thí sinh có thể trình bày 
theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: 
 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 
- Tràng là người dân ngụ cư nghèo khổ, có phẩm chất hiền lành, tốt bụng; sẵn 
lòng cưu mang người đồng cảnh ngộ trong nạn đói khủng khiếp. 1,0 
- Trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn khát khao hạnh phúc, có ý thức tạo dựng 
mái ấm gia đình. 1,0 
- Khát vọng sống mãnh liệt; có niềm tin vào tương lai tươi sáng. 1,0 
- Nghệ thuật: nhân vật được đặt trong tình huống truyện độc đáo; diễn biến 
tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp 
với tính cách nhân vật. 
1,0 
- Đánh giá chung về nhân vật. 0,5 
Câu 3.b 
(5,0 đ) 
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến 
thức. 
 
--------Hết---------- 

File đính kèm:

  • pdfDAP AN DE THI TOT NGHIEP MON VAN 2011.pdf