Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013 môn thi:ngữ văn - Giáo dục thường xuyên
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013 môn thi:ngữ văn - Giáo dục thường xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 Môn thi: NGỮ VĂN - Giáo dục thường xuyên HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang) I. Hướng dẫn chung 1. Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 3. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thi phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 4. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,50; 0,75 làm tròn thành 1,00). II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê - Truyện kể lại ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan-ti-a-gô. 0,50 - Trong khung cảnh mênh mông trời biển, chỉ có một mình ông lão chuyện trò với mây nước, chim cá. Một con cá lớn mắc câu, Xan-ti-a-gô đã trải qua thời gian dài đuổi theo và chinh phục con cá kiếm khổng lồ. 0,50 - Sau đó, ông lão phải tiếp tục chiến đấu, đương đầu với đàn cá mập hung dữ đang xâu xé con cá kiếm. 0,50 - Cuối cùng, ông lão cũng đưa được con cá vào bờ nhưng nó chỉ còn trơ bộ xương. 0,50 Câu 1 (2,0 đ) Lưu ý: Thí sinh có thể tóm tắt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đủ ý mới được điểm tối đa. Viết một bài văn trình bày suy nghĩ về lòng bao dung của con người trong cuộc sống a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 - Giải thích: Lòng bao dung là sự độ lượng, rộng lượng với mọi người. 0,50 - Bàn luận: + Biểu hiện của lòng bao dung: biết chấp nhận những khác biệt, biết đồng cảm chia sẻ và biết tha thứ lỗi lầm cho người khác. 0,50 Câu 2 (3,0 đ) + Lòng bao dung là một nét đẹp mang tính truyền thống của dân tộc; là phẩm chất cần có của con người và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời 0,50 1 sống; tạo sự kết nối tình cảm con người để xây dựng một xã hội nhân đạo văn minh; … + Phê phán những người không có lòng bao dung, ích kỉ, hẹp hòi; thiếu trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; … 0,50 - Bài học nhận thức và hành động: Thấy được ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống; biết sống vị tha, rộng lượng. 0,50 Lưu ý: - Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. - Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh cơ bản thì vẫn cho điểm tối đa. Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu, thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm rõ được các ý cơ bản sau: Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,50 Nội dung - Tnú có số phận đau thương, mất mát bởi chiến tranh. 1,00 - Tnú có lí tưởng đúng đắn; mưu trí, dũng cảm; ý thức kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. 1,00 - Tnú có trái tim yêu thương; sống chân thực, nghĩa tình và có lòng căm thù giặc sâu sắc. 1,00 Nghệ thuật: Nhân vật hiện lên trong cách trần thuật đậm chất sử thi, những tình huống thử thách, vừa có nét cá tính vừa khái quát tiêu biểu; sử dụng bút pháp biểu tượng, ngôn ngữ mang sắc thái Tây Nguyên; … 1,00 Câu 3 (5,0 đ) Đánh giá: Cuộc đời bi tráng và con đường cách mạng của Tnú tiêu biểu cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ; thể hiện tình cảm gắn bó của nhà văn đối với con người nơi đây. 0,50 Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt, cơ bản đạt được các yêu cầu về kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. ---------Hết--------- 2
File đính kèm:
- Dap an thi TN THPT mon Ngu van he GDTX nam 2013.pdf