Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Năm học 2002 - 2003 môn học ngữ văn

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Năm học 2002 - 2003 môn học ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
Bộ giáo dục và đào tạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 
 --------------- Năm học 2002 - 2003 
 ----------------------- 
H−ớng dẫn chấm Đề chính thức 
môn làm văn 
 
 
A. l−u ý chung 
 
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi mới việc ra đề thi, nhằm 
đánh giá chính xác hơn chất l−ợng dạy học và điều chỉnh quá trình này theo 
chiều h−ớng tích cực hơn ở những năm sau. Bởi vậy, giám khảo cũng phải đổi 
mới cách chấm bài. 
 
Cần nắm vững bản chất yêu cầu của H−ớng dẫn chấm để đánh giá tổng 
quát bài làm của từng học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn giản. Do 
tính chất của đề thi, giám khảo nên chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng Tiêu 
chuẩn cho điểm nhất là ở Câu 3 của Đề 2. (H−ớng dẫn chấm chủ yếu định tính 
chứ không định l−ợng). 
 
 Trong phần Tiêu chuẩn cho điểm, bản H−ớng dẫn chấm chỉ xác định yêu 
cầu của một số mức điểm. Trên cơ sở đó, giám khảo cần cân nhắc từng tr−ờng 
hợp cụ thể để cho những điểm còn lại một cách hợp lí. 
 
 Chấm riêng từng câu; sau đó xem xét t−ơng quan giữa các câu để cho 
điểm toàn bài. Điểm toàn bài có thể cho : 0 ; 0,5 ; 1 ; 1,5 ; ... đến 10 điểm. 
Không nên khe khắt đối với mức điểm khá, giỏi. Cần mạnh dạn cho điểm 10/10 
nếu bài làm đạt đ−ợc những yêu cầu của biểu điểm. Đặc biệt khuyến khích 
những bài có sáng tạo. Những bài chép lại gần nh− nguyên vẹn một tài liệu nào 
đó chỉ cho tới điểm trung bình là cao nhất. 
 
 
 B. H−ớng dẫn cho từng đề 
 
 Đề I 
 
Câu 1 
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là giới thiệu 
đ−ợc một cách ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn Sôlôkhốp và nêu đúng 
tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. 
Cho 2 điểm khi : 
- Đại thể, nêu đ−ợc những ý chính sau đây: 
 + Sôlôkhôp sinh năm 1905 mất năm 1984 (hoặc chỉ cần ghi : ông sinh vào 
đầu thế kỉ XX mất vào cuối thế kỉ XX) ở tỉnh Rôxtôp, vùng sông Đông n−ớc 
Nga ; 
 2
+ Nhà văn gắn bó máu thịtvới con ng−ời và cảnh vật vùng đất sông Đông; 
 + Sôlôkhôp trực tiếp tham gia nội chiến và chiến tranh vệ quốc ; 
+ Ông là nhà văn nổi tiếng thế giới, đã đ−ợc nhận giải Nô ben văn học ; 
+ Tác phẩm tiêu biểu nhất của Sôlôkhôp là bộ tiểu thuyết Sông Đông êm 
đềm. 
- Diễn đạt gãy gọn, chữ viết cẩn thận. 
 
Cho 1 điểm khi: trình bày đ−ợc khoảng một nửa số ý và diễn đạt gãy gọn, 
chữ viết cẩn thận hoặc đủ ý nh−ng diễn đạt còn hạn chế, chữ viết ch−a cẩn thận. 
 
 Câu 2 
 1. Yêu cầu về kĩ năng : 
 
 Đề bài đòi hỏi học sinh biết cách phân tích một bài thơ trữ tình đ−ợc dịch 
từ bản chữ Hán (ít nhiều có đối chiếu giữa bản dịch và nguyên tác) theo định 
h−ớng nêu ở đề bài ; biết làm một bài nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục 
rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn 
thận. 
 
 2. Yêu cầu về kiến thức: 
 
 Hiểu đúng yêu cầu của đề bài : phân tích bài Mới ra tù, tập leo núi để đạt 
mục đích làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của tác phẩm này (chứ 
không phải chỉ yêu cầu phân tích bài thơ). ở đây, nhất thiết cần hiểu rõ hoàn 
cảnh ra đời của tác phẩm và vận dụng đ−ợc những hiểu biết đó trong quá trình 
phân tích. Học sinh có thể phân tích, trình bày theo nhiều cách khác nhau. 
 
Vấn đề nêu ra ở đề bài có thể bàn luận khá phong phú ; tuy nhiên, xuất 
phát từ thực tế dạy và học, đối với học sinh thi tốt nghiệp THPT, chỉ yêu cầu 
phân tích, làm bật đ−ợc những ý sau: 
 
2.1 . Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ Mới ra tù, tập leo núi : 
 
- Thể hiện ở đề tài: lên núi, nhớ bạn là hai đề tài quen thuộc của thơ cổ 
điển Trung Quốc và Việt Nam. Bài Mới ra tù, tập leo núi bao gồm cả hai đề tài 
ấy ; 
 
- Thể hiện ở bút pháp miêu tả thiên nhiên: không miêu tả nhiều chi tiết, 
chỉ chấm phá một vài nét đơn sơ, chủ yếu nhằm ghi đ−ợc linh hồn của tạo vật ; 
 
- Thể hiện ở hình ảnh nhân vật trữ tình : phong thái ung dung, nhàn tản, 
t−ởng nh− không phải là tập leo núi vất vả mà đang dạo b−ớc trên núi cao, ngắm 
cảnh sông n−ớc, mây trời. 
 
 3
2.2 . Tinh thần hiện đại của bài thơ Mới ra tù, tập leo núi : 
 
- Sau thời gian dài bị đoạ đầy, cực khổ, sức khoẻ bị suy giảm rất nhiều 
nh−ng tác giả vẫn ung dung, sảng khoái th−ởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc 
biệt tâm hồn vẫn rất mực trong sáng, cao đẹp ; 
 
- Tâm trạng khát khao trở về Tổ quốc để cùng hoạt động với các đồng chí, 
đồng bào. 
 
 
 3. Tiêu chuẩn cho điểm 
 
Điểm 8: 
Đáp ứng đ−ợc các yêu cầu nêu trên, hoặc tuy ý ch−a thật đầy đủ nh−ng có sự 
cảm nhận tinh tế ở một số điểm ; văn viết có cảm xúc ; có thể còn một vài sai 
sót không đáng kể. 
 
Điểm 6: 
Cơ bản đáp ứng đ−ợc các yêu cầu trên, song có thể mắc một số sai sót nhỏ. 
 
Điểm 4: 
 Tỏ ra hiểu yêu cầu chính của đề bài, cơ bản tỏ ra hiểu đ−ợc giá trị tác phẩm ; 
trình bày đ−ợc khoảng một nửa số ý nêu trên, hoặc đã nêu đ−ợc khá đầy đủ số 
ý nh−ng phân tích sơ sài hoặc phân tích t−ơng đối tốt bài thơ nh−ng ch−a tập 
trung làm bật vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của tác phẩm này ; văn 
ch−a trôi chảy, nh−ng diễn đạt đ−ợc ý ; không mắc nhiều lỗi diễn đạt. Chữ 
viết khá cẩn thận. 
 
Điểm 2: 
Ch−a nắm đ−ợc yêu cầu chính của đề bài và nội dung cơ bản của bài thơ. Phân 
tích quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. Chữ viết cẩu thả. 
 
Điểm 1: 
Tuy có viết về bài thơ và vấn đề nêu ở đề bài, nh−ng sai lạc cả nội dung và 
ph−ơng pháp. Chữ viết cẩu thả. 
 4
Đề II 
 Câu 1 
 
Trình bày đúng những điểm đáng l−u ý về hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt 
Bắc của nhà thơ Tố Hữu, giúp ng−ời đọc hiểu sâu thêm về tác phẩm này (có thể 
theo những cách khác nhau). 
 
Cho 2 điểm khi : 
 
- Đại thể, nêu đ−ợc : 
 
+ Việt Bắc là quê h−ơng cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc 
kháng chiến, nơi đã che chở, đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội trong suốt 
những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ ; 
 
+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ; tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ 
về Đông D−ơng đ−ợc kí kết, hoà bình trở lại, miền Bắc n−ớc ta đ−ợc giải phóng ; 
 
+ Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung −ơng của Đảng và Chính phủ 
rời chiến khu Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội ; 
 
+ Một trang sử mới của đất n−ớc và một giai đọan mới của cách mạng 
đ−ợc mở ra. Nhân sự kiện trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc. 
 
- Diễn đạt gãy gọn, chữ viết cẩn thận. 
 
Cho 1 điểm khi : nêu đ−ợc khoảng một nửa số ý và diễn đạt gãy gọn, chữ 
viết cẩn thận hoặc nêu đủ ý, nh−ng diễn đạt ch−a gãy gọn, chữ viết ch−a cẩn 
thận. 
 
 Câu 2 
 
Cho 2 điểm khi : 
 
- Trình bày vắn tắt những nét chính trong phong cách nghệ thuật của nhà 
văn Nguyễn Tuân (có thể theo nhiều cách khác nhau). Đại thể, nêu đ−ợc: 
 
+ Thể hiện rõ nét chất tài hoa và uyên bác. (Đây chính là nét bao trùm 
nhất trong phong cách Nguyễn Tuân). Tài hoa trong việc dựng ng−ời, dựng cảnh, 
trong những so sánh liên t−ởng táo bạo, bất ngờ,... Uyên bác trong việc vận dụng 
sự hiểu biết thuộc nhiều ngành khác nhau để quan sát hiện thực, sáng tạo hình 
t−ợng, mang đến cho ng−ời đọc một khối l−ợng tri thức đa dạng, phong phú ; 
 5
+ Th−ờng tiếp cận, phát hiện, miêu tả, khen, chê sự vật ở ph−ơng diện văn 
hoá thẩm mĩ ; nhiều nhân vật (nhất là những nhân vật chính diện) đều đ−ợc thể 
hiện nh− những ng−ời tài hoa nghệ sĩ ; 
+ Có cảm hứng đặc biệt tr−ớc những tính cách phi th−ờng, xuất chúng, 
những phong cảnh tuyệt mĩ, những gió bão, thác gềnh dữ dội,... 
 
- Diễn đạt gãy gọn, chữ viết cẩn thận. 
 
Cho 1 điểm khi : nêu đ−ợc khoảng một nửa số ý và diễn đạt gãy gọn, chữ 
viết cẩn thận hoặc nêu đủ ý, nh−ng diễn đạt ch−a gãy gọn, chữ viết ch−a cẩn 
thận. 
 
 Câu 3 
 1. Yêu cầu về kĩ năng: 
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Thực chất, học sinh phải biết cách phân tích 
nhân vật (cây xà nu) trong truyện ngắn ; biết làm bài nghị luận văn học, kết cấu 
bài chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ 
pháp. Chữ viết cẩn thận. 
 
 2. Yêu cầu về kiến thức: 
Đây là một đề bài có phần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh thể hiện 
những tình cảm, xúc cảm và sự hiểu biết, nhận thức (cảm nhận) riêng về một 
hình t−ợng trong tác phẩm. Do đó, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách 
khác nhau, tập trung vào những khía cạnh nào mà mình tâm đắc nhất. Điều quan 
trọng để xác định chất l−ợng của bài làm chính là ở chiều sâu của sự cảm nhận 
chứ không phải chỉ ở số l−ợng ý. 
 
 Trên cơ sở những hiểu biết chắc chắn về truyện ngắn Rừng xà nu của 
Nguyễn Trung Thành (hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ 
thuật của tác phẩm...), lựa chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm bật 
những hiểu biết và cảm xúc của mình về hình t−ợng cây xà nu trong tác phẩm 
này. 
 
 Đại thể, những ý chính cần làm rõ : 
 
2.1. Cây xà nu là hình t−ợng xuyên suốt, đ−ợc miêu tả công phu, đậm nét 
trong toàn bộ tác phẩm (đặc biệt là ở phần mở đầu và kết thúc tác phẩm 
miêu tả rừng xà nu đầy chất thơ hùng tráng: “đến hút tầm mắt cũng không 
thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”). 
 
2.2. Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân làng Xô Man 
 
- Trong những sinh hoạt (Tnú cầm đuốc xà nu soi cho Dít giần gạo, lũ trẻ 
làng Xô Man mặt lem luốc khói xà nu, Tnú và Mai đốt khói xà nu xông bảng 
nứa để học chữ,...) ; 
 6
 
- Trong những sự kiện trọng đại (giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng dẻ tẩm dầu 
xà nu, ngọn lửa xà nu soi rõ xác những tên lính giặc,...). 
 
2.3 . Cây xà nu là biểu t−ợng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của 
ng−ời Xô Man 
 
- Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời (phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh 
sáng) cũng nh− dân làng Xô Man ham tự do ; 
 
- Cây xà nu phải chịu nhiều đau th−ơng bởi quân thù tàn bạo (hàng vạn 
cây xà nu không cây nào không bị th−ơng) cũng nh− dân làng Xô Man nhiều 
ng−ời bị chúng giết hại ; 
 
- Cây xà nu có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi (cạnh một cây mới 
ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên) cũng nh− các thế hệ dân làng Xô Man 
kế tiếp nhau đứng dậy chiến đấu. 
 
Qua hình t−ợng cây xà nu, ng−ời đọc hiểu biết thêm cuộc sống của 
đồng bào Tây Nguyên và nhất là thêm yêu quí, tự hào về những phẩm chất 
cao đẹp của họ. 
 
3. Tiêu chuẩn cho điểm 
 
Điểm 6 : 
 Đáp ứng đ−ợc các yêu cầu nêu trên ; cảm nhận sâu sắc, dẫn chứng chọn 
lọc, phong phú và chính xác ; văn viết có cảm xúc ; có thể còn một vài sai sót 
không đáng kể. 
 
Điểm 4: 
 Nắm chắc nội dung cơ bản của tác phẩm, nh−ng cảm nhận ch−a sâu sắc, 
phân tích còn có phần lúng túng ; đã nêu đ−ợc phần lớn số ý ở mục 2 ; dẫn chứng 
đầy đủ, nh−ng có chỗ ch−a tiêu biểu ; diễn đạt t−ơng đối tốt. Chữ viết khá cẩn 
thận. 
 
Điểm 2: 
Ch−a hiểu đề, ch−a nắm đ−ợc tác phẩm ; phân tích quá sơ sài hoặc chỉ kể 
lể dài dòng ; diễn đạt kém. Chữ viết cẩu thả. 
 
Điểm 1: 
 Tuy có viết về tác phẩm, nh−ng sai lạc hoàn toàn cả nội dung và ph−ơng 
pháp./. 
 
 -------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfHD_Van_PT203.pdf