Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2013 môn thi : ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2013 môn thi : ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NĂM 2013
	Mơn Thi : NGỮ VĂN - Giáo Dục Trung Học Phổ Thơng
	Thời gian làm bài : 150 phút, khơng kể thời gian giao đề
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC	

I. PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH : (5.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Trong phần cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, nhân vật bà mẹ Hạ Du đã cĩ thái độ như thế nào khi nhìn thấy vịng hoa trên mộ con mình? Hình ảnh vịng hoa ấy cĩ ý nghĩa gì?
Câu 2.(3.0 điểm)	
	Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thơng tin sau:
Chiều ngày 30 -4 – 2013, bên bờ sơng Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đơ Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường Trung học phổ thơng Đơ Lương I) nghe tiếng kêu cứu cĩ người đuối nươc dưới sơng, em liền chạy đến. Thấy một nhĩm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dịng nước cuốn trơi.
(Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày 6 – 5 – 2013)
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN : (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
	Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và bị trĩi trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam – 2012).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm)
	Phân tích đoạn thơ sau trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:
	Đất là nơi anh đến trường
	Nước là nơi em tắm
	Đất Nước là nơi ta hị hẹn
	Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
	Đất là nơi “con chim phượng hồng bay về hịn núi bạc”
	Nước là nơi “con cá ngư ơng mĩng nước biển khơi”
	Thời gian đằng đẵng
	Khơng gian mênh mơng
	Đất Nước là nơi dân mình đồn tụ
	Đất là nơi Chim về
	Nước là nơi Rồng ở
	Lạc Long Quân và Au Cơ
	Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
	(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2012, tr. 115 – 116 – 117)
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1:
Thái độ của bà mẹ khi thấy vịng hoa trên mộ con mình: ngạc nhiên, khơng hiểu tại sao lại cĩ vịng hoa như thế.
Hình ảnh vịng hoa cĩ ý nghĩa:
+ Phản ánh niềm tin trong lịng người mẹ vì cĩ người hiểu, trân trọng và tiếp bước con đường của con mình.
+ Thể hiện mơ ước và hy vọng về sự thay đổi trong mối quan hệ giữa quần chúng với người làm cách mạng để quần chúng ủng hộ người cách mạng và người cách mạng gắn bĩ với quần chúng.

Câu 2.(3.0 điểm)
	Thí sinh phải đáp ứng yêu cầu căn bản của đề bài : viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ bày tỏ suy nghĩ về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam.
	Thí sinh cĩ thể trình bày nội dung theo những cách thức khác nhau. Sau đây là một số gợi ý cần cĩ : 
Giới thiệu câu chuyện cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam được đăng tải trên Thanh Niên Online ngày 06/05/2013 và khẳng định câu chuyện đĩ gợi lên nhiều suy nghĩ. 
Những phẩm chất cao quý của con người là lịng nhân ái, đức hy sinh, sự dũng cảm… Câu chuyện về việc cứu người chết đuối của Nguyễn Văn Nam là một minh chứng hùng hồn cho những đức tính cao đẹp ấy của con người, nhất là đức tính dũng cảm. Nghe tiếng kêu cứu cĩ người đuối nước dưới sơng, Nam liền chạy đến. Thấy một nhĩm học sinh đang chới với dưới nước Nam đã nhảy xuống lần lượt cứu được cả năm người nhưng riêng Nam thì kiệt sức và bị dịng nước cuốn trơi. 
Hành động dũng cảm cứu người của Nam cho thấy em chẳng những em là một người dũng cảm đến mức xả thân mà cịn là một người cĩ tấm lịng nhân ái, khơng ngại hy sinh để cứu người. Đĩ là một hành động rất cao quý, đáng khen, đáng ngưỡng mộ. Nĩ chẳng những biểu hiện phẩm chất cao đẹp của bản thân em mà cịn nĩi lên phẩm chất đẹp đẽ của thế hệ trẻ Việt Nam, của con người Việt Nam. Hành động ấy là kết quả của cơng phu giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Nĩ cịn là một tấm gương cho nhiều người để họ tự soi lại mình trong cuộc sống. 
Từ hành động dũng cảm của Nam, ta cĩ thể cĩ nhiều suy nghĩ về sự dũng cảm, lịng nhân ái, hy sinh.
Lịng nhân ái, sự dũng cảm, hy sinh thân mình vì đồng loại là một truyền thống của người Việt Nam và một nét đẹp trong văn hĩa Việt Nam. Nĩ đã kết tinh và biểu hiện qua hình ảnh những danh nhân, những anh hùng và cả những con người bình dị của đất nước Việt Nam. Nĩ là một nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc nên tâm hồn con người Việt Nam “Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”. 
Câu chuyện của Nam đã giúp chúng ta cảm thấy yêu đời hơn, yêu người hơn và thấy cuộc đời đẹp hơn vì vẫn cịn đĩ những con người tốt đẹp trong hồn cảnh khĩ khăn và bất trắc đã khơng tiếc mạng sống của mình để hy sinh cứu người. Câu chuyện tạo trong chúng ta niềm tin rằng con người hơm nay dù sống trong nhịp độ hối hả, khẩn trương nhưng khơng phải là vơ cảm trước tai nạn, hiểm nguy và nỗi đau của đồng loại. Hành động của Nam là một tấm gương sáng và đẹp để cho lứa tuổi học sinh noi theo.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, cũng cĩ những trường hợp do nhiều lý do, người ta đã trở nên ích kỷ, hèn nhát và dửng dưng trước những khĩ khăn, đau khổ của người khác. Cho nên so sánh với hành động của Nam, dù với bất cứ lý do gì những biểu hiện ích kỷ, hèn nhát, dửng dưng đều đáng lên án. 
Cuộc đời phức tạp. Cĩ những kẻ lợi dụng lịng nhân ái, sự hy sinh của người khác để trục lợi. Do đĩ, nhân ái, hy sinh, dũng cảm nhưng chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt, cân nhắc và suy nghĩ khi hành động để khơng phải hy sinh vơ lý và vơ nghĩa. 
Câu chuyện cứu người của Nguyễn Văn Nam là một tấm gương sáng, một hình ảnh đẹp, một cảnh thương tâm cao cả đã gây xúc động và sẽ cịn tiếp tục gây xúc động cho mọi người. 

Câu 3a. 
1. Nội dung: Các em cĩ thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản nhất sau đây:
- Khái quát về nhân vật Mị:
+ Trẻ, đẹp
+ Cĩ tài thổi lá giỏi như thổi sáo
+ Nhưng do chữ hiếu sống trong thân phận cơ dâu trừ nợ.
- Dù bị đày đoạ đến mất cả nhân hình, nhân tính nhưng Mị vẫn khao khát sống qua diễn biến tâm lí – hành động trong đêm xuân tình.
+ Khi đào sâu hiện thực, nhà văn phát hiện con đường tất yếu đưa số phận đến ánh sáng qua khát vọng sống xuất phát từ ngịi bút tạo diễn biến tâm lí và hành động trong đêm xuân tình rất đặc sắc của tác giả.
+ Cảnh tượng đêm xuân ở làng Mèo được miêu tả với những nét đặc trưng của vùng cao vẫn chưa tác động đến tâm hồn của Mị.
+ Cho đến lúc, tiếng sáo xuất hiện tác động trực tiếp đến tâm hồn khao khát sống và lịng yêu đời của Mị để “cơ dâu trừ nợ” uống rượu (phân tích cách uống “ừng ực từng bát lớn” làm con người say trong trạng thái tỉnh, nhắc nhở bản thân nén cơn giận bởi vì cịn sống trên mảnh đất của cái ác).
+ Dấu hiệu đầu tiên của tâm hồn khao khát sống là nhớ quá khứ hạnh phúc dẫn đến hành động thắp sáng đèn lên rồi vấn tĩc, mặc váy hoa thực hiện hành động “đi chơi” (phân tích khát vọng: “Mị muốn đi chơi – Mị sắp đi chơi”)
+ Kết quả: khi sự sống trở về, dù bị A Sử trĩi đứng, Mị vẫn theo tiếng sáo để “đi chơi” trong đêm xuân tình ngồi kia mang ý nghĩa về sự hồi sinh của nhân vật. (phân tích hình ảnh Mị bị A Sử trĩi đứng: thắt lưng – thúng sợi đay – tĩc quấn lên cột nhà)

2. Nghệ thuật:
Xây dựng nhân vật sinh động, đa dạng, đậm cá tính: ngoại hình, thân phận, diễn biến tâm lí.
Cảnh sắc thiên nhiên
Cách trần thuật tự nhiên, ngơn ngữ đậm màu sắc miền núi.
Sử dụng chi tiết “đắt” về hình ảnh Mị bị trĩi đứng vừa tạo hình, vừa gợi cảm.
Câu 3b.
I. Giới thiệu
	-	Đất Nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học, đặc biệt là trong thơ ca hiện đại. Một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kì chống Mĩ là Nguyễn Khoa Điềm. Ông đã thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ của mình về Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng. 
 dòng thơ là hiện thực đời thường thật cụ thể, gần gũi, gắn bó với mỗi người của chúng ta.

II. NỘI DUNG (Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau đây)
	Nguyễn Khoa Điềm đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về Đất Nước, từ chiều sâu của văn hóa dân tộc, xuyên suốt chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian Đất Nước.

1. ĐẤT NƯỚC GẮN LIỀN VỚI NHỮNG KỶ NIỆM THÂN THƯƠNG.
	Đất là nơi anh đến trường,
	Nước là nơi em tắm,
2. ĐẤT NƯỚC LÀ NƠI KHẮC GHI NHỮNG KỈ NIỆM RIÊNG TƯ THƠ MỘNG TUYỆT VỜI:
	Đất Nước là nơi ta hò hẹn.
	Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
3. ĐẤT NƯỚC CÒN LÀ GIANG SƠN YÊU QUÝ QUA LÀN ĐIỆU DÂN CA TRỮ TÌNH:
	Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc",
	Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi".
4. ĐẤT NƯỚC LÀ CỘI NGUỒN CỦA DÂN TỘC – MỘT DÂN TỘC CAO QUÝ
	Cùng với thời gian đằng đẵng, hình ảnh đất nước còn trải rộng trong không gian mênh mông, nơi phát sinh và phát triển của cộng đồng dân Việt từ thuở sơ khai qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên:
	Đất là nơi Chim về...
	Nước là nơi Rồng ở
	Lạc Long Quân và Âu Cơ,
	Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
5. NHẬN ĐỊNH CHUNG
- Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng qua những liên tưởng kì thú. 
- Ý nghĩa về đất nước được nhà thơ diễn đạt qua chiều dài của thời gian - đất nước đã có từ lâu đời - và qua chiều rộng của không gian - đất nước là cội nguồn của dân tộc.

III. KẾT LUẬN
Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liệu văn hóa dân gian, từ ca dao, dân ca đến các truyền thuyết lịch sử, từ phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta qua những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.
ThS. Trần Thúy Liễu
(Trung tâm LT Vĩnh Viễn – TP.HCM)

File đính kèm:

  • docDe goi y dap an tot nghiep Van 2013(2).doc