Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Năm học: 2007 –2008 Môn: Ngữ văn (Dùng chung cho các lớp)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Năm học: 2007 –2008 Môn: Ngữ văn (Dùng chung cho các lớp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Bình Phước KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN Năm học: 2007 –2008 Môn: Ngữ văn (Dùng chung cho các lớp) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút I – TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Đọc kĩ các câu hỏi và lựa chọn đáp án đúng nhất ghi vào giấy thi. 1. Phẩm chất nào không có ở nhân vật Vũ Nương trong truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ: a. Người vợ thuỷ chung. b. Người con hiếu thảo. c. Có sức phản kháng mãnh liệt. d. Người phụ nữ giàu lòng vị tha. 2. “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. (Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia văn phái) Câu văn trên có nội dung gì: Vua Quang Trung khẳng định chủ quyền của dân tộc ta. Thể hiện niềm tự hào về non sông đất nước của vua Quang Trung. c. Thể hiện niềm tin vào thần linh của vua Quang Trung. d. Vua Quang Trung thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu oai hùng của tổ tiên. 3. Có người nói: Mã Giám Sinh hiện ra trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” đóng rất nhiều vai. Theo em, nhận xét nào sau đây là đúng nhất: a. Một nhà nho, một người si tình, một gã bảnh bao. b. Một nho sĩ giả danh, một gã lưu manh, một tay ăn diện. c. Một nho sĩ giả danh, một con buôn, một gã lưu manh. d. Một người giả dối, một kẻ lọc lõi, một nho sĩ giả danh. 4. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu có ý nghĩa: Tả thực. c. Ước lệ. Biểu tượng. d. Cả a và b. 5. Theo em, chủ đề bài thơ “Anh trăng” của Nguyễn Duy có liên quan đến đạo lí nào sau đây của dân tộc ta: a. Lá lành đùm lá rách. c. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. b. Uống nước nhớ nguồn. d. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. 6. Điền tiếp vào các câu thơ sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải: Ta làm … Ta làm … Ta nhập … Một nốt … 7. Điền đúng – sai vào các câu sau: Câu Nội dung Đ S a Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ca ngợi sức sống và vẻ đẹp của hình tượng con cò. b Bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết cùng thể thơ với bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. c Thể thơ Song thất lục bát có nguồn gốc từ thơ ca Trung Quốc. d Trọc phú là người hay khoe mình nhiều tiền. 8. Từ đồng âm là những từ như thế nào: a. Có cách phát âm giống nhau, nghĩa giống nhau. b. Có cách phát âm gần nhau, nghĩa khác nhau. c. Có cách phát âm giống nhau, nghĩa khác nhau. d. Có cách phát âm khác nhau, nghĩa khác nhau. 9. Phương châm nào chỉ mối quan hệ giữa các cá nhân trong hội thoại: a. Phương châm về lượng. c. Phương châm quan hệ. b. Phương châm về chất. d. Phương châm lịch sự. 10. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “ ……… là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu”. a. Trạng ngữ. c. Khởi ngữ. b. Hô ngữ. d. Bổ ngữ. 11. Tác giả sử dụng phương pháp thuyết minh nào trong đoạn văn sau đây: “Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ sôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, làm nước mắm…(Cây dừa Bình Định) a. Phương pháp nêu định nghĩa. c. Phương pháp so sánh. b. Phương pháp nêu ví dụ. d. Phương pháp liệt kê. 12. Hai câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào: “Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”. (Việt Bắc – Tố Hữu) a. So sánh. c. Hoán dụ. b. An dụ. d. Nói quá. II. TỰ LUẬN: Câu 1 (2 điểm). Đọc văn bản sau đây: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu … (Theo: Quà tặng của cuộc sống – NXB Trẻ – HN 2004) Theo em, người mẹ sẽ giải thích như thế nào để giúp con nhận ra bài học cho cuộc sống? (viết đoạn văn khoảng từ 5 đến 10 câu) Câu 2 (5 điểm). Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương): “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Oi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Ngữ văn 9 - Tập 2 – NXBGD 2006) -------- Hết -------- (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ………………………………………………… Số báo danh: ………………………… Giám thị 1:………………………………………………………… Giám thị 2: ………………………………………………………
File đính kèm:
- De thi mon Van chung 2007-2008.doc