Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học: 2005-2006 Môn Thi: Văn-tiếng Việt Hải Dương

doc18 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học: 2005-2006 Môn Thi: Văn-tiếng Việt Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục &đào tạo
hải dương
kỳ thi tuyển sinh lớp 10
năm học: 2005-2006
môn thi: văn-tiếng việt
(Thời gian làm bài: 150 phút không kể giao đề)
Ngày thi 12 tháng 7 năm 2005


Câu 1:(3,5 điểm )
1)	a-Văn bản là gì ?
	b- 	A-	 Văn bản khoa học 	D- Văn bản hành chính luận
 	B- Văn bản chính luận 	E- Văn bản nghệ thuật 
	C-	 Văn bản báo - công luận 
 Hãy chỉ ra những kiểu văn bản đã học trong chương trình tiếng Vịêt 9.
2) Cho đoạn văn :
Phong cảnh miền Tây Bắc thật là đẹp .Núi rừng trùng điệp nhấp nhô một màu xanh thẳm . Có những ngọn núi cao chót vót ,bốn mùa mây quấn quanh sườn . Có những cao nguyên chạy dài mênh mông . Có những thung lũng hình lòng chảo lọt vào giữa những khoảng núi đồi .
(Dẫn theo Tiếng Việt 8 )
	a- Đoạn văn trình bày theo cách nào ?
	b- Phân tích và vẽ lược đồ cách trình bày nội dung đoạn văn .
Câu 2 : (1,0 điểm )
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính .
 a- Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào ? Tác giả ?
 b- Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 3 : (6,0 điểm )
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai,
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm .
(Kiều ở lầu Ngưng Bích - Văn 9 tập 1 )
 
 Hãy phân tích đoạn thơ để thấy những đặc sắc nghệ thuật của đại thi hào Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật ./.

 	 

sở giáo dục và đào tạo
hải dương

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10
năm học 2005- 2006
môn thi Văn -Tiếng Việt
(Thời gian làm bài 150 phút không kể chép đề )


Câu 1(3 điểm )

Cảm nhận của em về hình ảnh khói chiều trong hai đoạn thơ sau :
...'' Khói lam chiều ,
Rủ mặt trời ,
Buông neo...
Dẫn đàn trâu ,
Về sân ,
Thong thả.
Khói lam chiều bao giờ nổi lửa .
	( Hoàng Minh Châu )

 	...'' Khi chiều về theo tiếng mõ trâu chen ,
	 Mái nhà cọ giữa thung xanh bốc khói ,
	 Nắng lưu luyến chưa muốn rời xóm núi 
	 Con mương dài nước gợn tím đồi sim .
	(Nguyễn Xuân Thâm )

 Câu 2 (7 điểm )
 Về thiên nhiên trong Truyện Kiều có ý kiến cho rằng : ''Có thể nói , dưới ngòi bút Nguyễn Du ,hình tượng thiên nhiên cùng một lúc đảm nhận hai chức năng : thể hiện ngoại cảnh và thể hiện tâm cảnh.'' 
 Phân tích một đoạn trong Truyện Kiều mà em đã học để khẳng định thiên tài Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả kết hợp hài hòa giữa ngoại cảnh và tâm cảnh ./.














TRANG THƠ (Nguyễn Thúy Nhàn )
 
Mẹ
 	(Nguyễn Khoa Điềm )
Những mùa quả mẹ tôi hái được 
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng 
Những mùa quả lặn rồi lại mọc 
Như mặt trời và như mặt trăng . 

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên 
Còn những bí và bầu thì lớn xuống 
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn 
Rỏ xuống lòng thầm lặng : mẹ tôi 
 
Và chúng tôi - một thứ quả trên đời 
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi 
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. 

BA 
( Đặng Việt Ca )
Sao đã cũ 
Trăng thì già 
Nhưng tất cả đều trẻ lại
Để con bắt đầu gọi ba !

Con bắt đầu biết thương yêu 
Như ba bắt đầu gian khổ 
Đêm sinh con hoa quỳnh nở 
Một bông trắng xóa hương bay ...

Hôm nay con bắt đầu gọi ba
Người con nhận diện , yêu thương đầu tiên sau mẹ 
Tiếng gọi thiêng liêng trào nước mắt 
Đây bàn tay cha rắn chắc 
Cho ba ẵm ,ba thơm 
Thịt xương ,hòn máu của ba đây có mùi của mẹ


Ba nhìn sao cũ 
Ba nhìn trăng già 
Bầu trời thêm một ngôi sao mới 
Ngôi sao biêt gọi : ba! ba! 



Vườn trong phố
 	(Lưu Quang Vũ )
Trong thành phố có một vườn cây mát 
Trong triệu người có em của ta 
Buổi trưa nắng bày ong đi kiếm mật
Vào vườn rồi ,ong chẳng nhớ lối ra .
Vườn em là nơi đọng gió trời xa 
Hoa tím chim kêu ,bàng thưa , nắng lá 
Con nhện đi về giăng tơ trắng 
Trái tròn căng mập nhựa sinh sôi . 

Nơi ban mai cỏ ướt sương rơi 
Một hạt nhỏ mơ hồ trên má 
Hơi lạnh nào ngón tay cầm se giá ?
Suốt cuộc đời cũng chẳng hiểu vì sao ...

Nơi đêm khuya vọng lại tiếng còi tàu 
Bỗng nhớ xa xôi những miền đất nước 
Nơi bài hát lên đường ta hẹn ước 
Nơi góc vườn ta để quên chùm hoa 

Nơi vòm lá rì rào xao động cơn mưa 
Quả ngọt chín khi mùa ve lại đến 
Những chân trời màu hồng , những chân trời màu tím 
Những ngôi sao bàng bạc cả hoàng hôn 

...Đến bây giờ đánh giăc anh đi xa 
Nhìn lại mảnh vườn xưa thấy hẹp 
Biết bao điều anh còn chưa nói được 
Rối rít trong lòng một nỗi em em .

Rừng rậm đèo cao anh đã vượt lên 
Theo tiếng gọi con tàu thời bé dại 
Vườn không níu được bước chân trở lại 
Nhưng lá còn che mát suốt đường anh.

Mảnh vườn em vẫn là mảnh vườn xanh 
Nơi ban đầu lòng ta ươm tổ mật 
Nơi ta hái những chùm thơ thứ nhất 
Nơi thu sang mây trắng vẫn bay về ./.




nói với các con
 (Phạm Doanh )
Khi các con lớn lên 
vòng tay cha chật chội 
những khớp xương nhức mỏi 
buông các con ra còn nặng trĩu nỗi niềm .
Ôi một thời gian chẳng dễ gì quên 
các con sồng bằng phiếu , tem , sổ , thẻ 
nhưng các con hãy tin 
các con sống bằng mồ hôi cha mẹ .

Cái thời ấy sao mà kì lạ thế 
chẳng ai lo thất nghiệp
chẳng ai thích làm giàu 
chỉ lo phải xa rời tập thể 
chỉ thích nhường cơm sẻ áo cho nhau .


Bây giờ các con sẽ đi đâu ?
Cha cứ ngẩn ngơ ngóng rừng rõi biển 
chẳng có bạc tiền cho các con vốn liếng 
thủ đoạn làm giàu , nghệ thuật sống cũng không !
Gia sản chắt chiu mấy chục năm ròng 
chỉ có đức hi sinh và lòng nhân ái ! 
Các con biết làm gì ở thời hiện đại 
với trái tim đa cảm của cha mình ? 
	(Văn nghệ , số 34,23-8-2003 )


Con đếm ... (Ngô Thị Thanh Nhàn )
 
Con đếm được mấy mùa thu qua 
Ngày tựu trường tưng bừng áo mới 
Mùa hạ nắng trong veo vời vợi 
Đếm những điểm mười khoe mẹ khoe cha 

Con đếm được những đoạn đường đi qua 
Đếm những niềm vui dại khờ tuổi trẻ 
Đếm tất cả những gì trên đời này có thể 
Duy chỉ một điều không đếm nổi, mẹ ơi !..

Những nắng cùng sương theo mẹ suốt cuộc đời 
Tiếng kẽo kẹt oằn vai con đường sỏi đá 
Mẹ gánh buồn vui qua tháng ngày vất vả 
Giờ tóc bạc màu , lưng mẹ lại còng thêm ...

Con đếm được tất cả những mùa xuân 
Đếm mùa đông quất từng cơn gió lạnh 
Đếm những vần thơ viết vụng về tặng mẹ
Duy một điều không đếm nổi ,mẹ ơi !..
	(Văn nghệ trẻ số 31 , 3-8-2003)

nói với mùa thu
 (Giúp các em học sinh lớp 7 viết tốt bài văn biểu cảm .)

Mùa thu kiều diễm đã về . Lòng em chợt dâng lên niềm cảm xúc khó tả khi phải chia tay mùa hạ . Tạm biệt những chùm phượng đỏ,những tiếng ve râm ran .Tạm biệt bãi biển xanh và những khu giải trí đầy lí thú ...Ngày khai trường sắp đến ! Dẫu còn nhiều điều lưu luyến với mùa hạ nhưng lòng em lại háo hức khi nghĩ về buổi tựu trường ,được gặp lại thầy cô ,bè bạn . Năm học mới , em sẽ cố gắng học tốt để năm sau có một mùa hè vui vẻ hơn nữa . Cái nắng mùa thu nhắc em mong sớm tới đêm rằm trung thu để được ngắm vầng trăng tròn vành vạnh ,được nếm hương vị cốm làng Vòng bọc trong lá sen và thưởng thức chiếc bánh trứng mẹ làm riêng cho em trong ngày rằm . Em chợt thấy lòng mình bâng khuâng . Em đã trở thành thiếu nữ rồi đấy ! Điều này vẫn còn là điều bí mật ,chỉ em và mùa thu biết mà thôi !
	(Nguyễn Thị Lệ Giang - lớp 7a )

người ơi
Đã lâu rồi , ta chẳng viết cho nhau
Mà trời thì vẫn xanh mây vẫn trắng 
Thao thiết dòng sông hòa lòng biển rộng 
Cỏ giao muà ngăn ngắt ngấn phù sa.

Năm tháng nhọc nhằn năm tháng đi qua
Giữa đường chiều trời chợt vàng giọt nắng 
Cảm ơn mùa thu người về sưởi ấm
Những mầm chồi sau mưa nắng bão giông.

Có khi nào em ngoái lại không 
Con đường mưa phùn mùa đông năm ấy?
Lòng đã khép rồi gió về thức dậy 
Hoa sữa lại thơm ngan ngát bên trời .

Cuôc sống nhiều hệ lụy lắm người ơi
Có nhớ về nhau cũng đừng giăng mắc


Ta lại về lặng thầm như đất *
Dẫu trôi rồi ,ta chẳng viết cho nhau.



cây nhãn quê tôi
(Nguyễn Thu Thủy )
 Không biết cây nhãn có từ bao giờ . Chỉ biết rằng khi tôi sinh ra thì rặng nhãn đã xanh rì trước cổng , đầu thôn . Và không biết từ bao giờ , hình ảnh cây nhãn tên gọi cây nhãn đã trở thành tình yêu trong tôi .
 Đi khăp quê hương tôi không nơi nào thiếu vắng bóng cây nhãn . Màu xanh của cây nhãn bao trùm khắp nẻo đường quê . Cây nhãn đã gắn bó với người dân quê tôi từ bao đời nay . Những buổi trưa hè nắng như đổ lửa, nhãn tỏa bóng mát cho người dân quê đi làm đồng về. Chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ cây nhãn mang dáng dấp của người dân quê tôi .
Và tôi rất thích cảm giác khi sờ vào lớp vỏ sần sùi ,nâu nâu , gợn gợn của cây nhãn. Cảm giác ấy giống như sờ vào bàn tay chai sạn của bà, của mẹ. Cúng như người dân quê tôi, từ bao đời nay, nhãn cần mẫn chắt chiu những hạt phù sa mặn mòi từ trong lòng đất, để đơm hoa,kết quả đem lại nguồn thu nhập cho quê hương còn nghèo nàn và đầy gian khó.
 Cây nhãn đã gắn bó với tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. Mỗi lần tôi đến trường,cây nhãn xòe bóng rợp đường tôi đi . Mùa xuân hoa nhãn nở khắp trời , tung cái màu vàng ươm mỡ màng phủ kín cả làng quê. Và cứ ngày nào cũng vậy,trên đường đi học về, tôi lại đứng lặng dưới rặng nhãn, ngửa mặt lên, nhắm mắt lại, hít những hơi thật sâu để hương thơm của nhãn tràn cả vào lồng ngực. Mùi thơm dịu mát khó tả. Tôi gọi đó là mùi của quê hương.
 Rồi khi nắng bắt đầu vàng vọt trên mỗi lùm cây, khi những tiếng sấm ầm ù báo hiệu những cơn mưa đầu mùa hạ là lúc nhãn dồn những ngọt ngào từ rễ,từ thân, từ lá trên quả. Hạt bắt đầu chuyển sang màu đen bóng, cùi dày mọng lên để vỏ dần căng ra, mịn hơn. Để rồi đến tháng sáu, tháng bảy, đặt quả nhãn lên môi, dùng răng cắn nhẹ, vỏ đã nứt ra và một dòng nước ngọt ngào thám dần trong miệng, vào tim, lan ra từng đường gân, thớ thịt. Một vị ngọt thơm, đậm đà rất riêng như chứa cả vị mặn mòi của phù sa từ sâu trong lòng đất quê hương. 
Mỗi khi đi xa nhớ về quê hương mình , hình ảnh đầu tiên hiện về trong tâm trí tôi bao giờ cũng là cây nhãn. Và dù đi đến đâu, thấy bóng dáng cây nhãn là tôi thấy bóng dáng quê hương ở đó.

chợ quê (Bùi Sĩ Căn )
Chợ quê họp dưới lùm tre
Bán mua những thứ nhà quê cần dùng
Bán nồi là để mua vung
Bán mặt cho đất bán lưng cho trời
Bán buồn mua lấy niềm vui
Bán khóc mua cười, bán tỉnh mua say
Ai đem bán ngọt mua cay
Đăm đăm trong ánh mắt gầy chiều hôm!

Những gánh vàng của mẹ (Nguyễn Như Thế )
Hội xuân chưa tan 
Mẹ đã xuống đồng, mang theo câu Quan họ 
Cấy xuống bùn sâu lạnh buốt 
Những cơn rét Đài tháng giêng
Chăm chút từng cơn rét Lộc tháng hai 
Hi vọng một cái rét Nàng Bân 
Gọi lên những bông lúa cầu vồng.
Để tháng năm cho con những gánh vàng no ấm
Đủ sức vượt những mùa thi 
Để tháng mười
Cho con niềm vui đầy cặp sách
Manh áo đẹp mùa xuân
Mẹ để lại đồng làng nứt nẻ chân chim
Như đôi bàn chân xù xì 
Dọc ngang những nỗi niềm 
Những trưa hè cua lên bờ trốn nắng
Những cơn mưa tháng bảy 
Cành mềm lả lướt cánh cò 
Sợi trắng thời gian tạo thành suối bạc
Lưng mẹ thêm còng bởi gánh những âu lo.
Chân đất, vai trần- Suốt cả cuộc đời
Mẹ vẫn gánh về cho con 
Những gánh vàng hay gánh những niềm vui.


bàn tay mẹ (Phan Thi Thanh Thủy )
Con lặng nhìn bàn tay mẹ xanh xao,
Gân guốc, nhăn nheo thân thương biết mấy!
Con lớn lên từ đôi bàn tay ấy.
Bàn tay gầy rám nắng với thời gian...

Bàn tay tảo tần bươn chải gian nan
Nâng niu đời con những ngày thơ dại
Nóng lạnh, trở trời đổi mùa ái ngại
Xiết chặt âu lo, khắc khoải mong chờ!

Bàn tay nhẹ nhàng phe phẩy đung đưa 
Quạt mát dịu cả trưa hè bức bối
Gió rét tái tê khi đông về vội
Giắt dém chăn con ăm ắp lửa nồng!

Bàn tay yêu thương mẹ bế mẹ bồng
Chăm bẵm, ấp iu dỗ thìa cơm cháo
Tẩn mẩn nuộc khâu dệt tình tấm áo
Nâng đỡ, dắt dìu chập chững chân con!

Bàn tay dẻo mềm từ chữ O tròn
Âu yếm dịu dàng uốn từng nét chữ
Nét nguệch ngoạc bao lần tay mẹ sửa
Dòng chữ đầu tiên- cánh cửa cuộc đời!

Bàn tay guộc gầy đong đếm đầy vơi
Cuốc bẫm cày sâuchắt chiu hạt gạo
Mỗi bước con đi rập rình giông bão
Mẹ chống, mẹ chèoche chở bình yên!...

Ngày lại ngày... con lớn khôn lên
Thêm vết chai sần tay gầy của mẹ
Nâng bàn tay Người ! Giá con có thể
San thịt da con- dâng nguyện tấm lòng!

Bàn tay gầy xanh xanh những dòng sông
Nơi cánh buồm con vươn ra biển cả.
Dấu chân con in khắp miền đất lạ
Trên những con đường- tình mẹ bao la!.


tiếng lòng(Hà Ngọc Anh )
''Có thể vậy sao tất cả hóa xa xôi
Thành kỉ niệm của một thời thơ mộng! 
Em không tin
Cũng không hiểu nổi,
Chỉ biết thương mình và trách cả mình thôi!''

Tiếng lòng em ngân vang mãi nơi tôi 
Lời thảng thốt nghẹn ngào trong ngực trẻ! 
Dòng trăng tuổi thơ mênh mang kì ảo thế
Sẽ theo em suốt cả hành trình!

Năm tháng sát vai trinh trắng lung linh 
Lúc mưa nắng-Ngọt ngào hờn dỗi
Thoáng ánh mắt bâng khuâng bối rối
Ta trong nhau trong tiếng hát tiếng cười

Trang sách thơm có ánh sao trời
Có gió táp,nắng đồng, mưa núi
Có tiếng ca từ ngàn xưa vọng lại
Giờ đây tất cả là của em! 

Xiết chặt tay nhau níu giữ tuổi thần tiên
Giữ ngọn lửa ấm tình thầy tình bạn!
Hàng cây thân yêu ơi vì sao đứng lặng 
Để phượng buồn buông cánh đếm thời gian! 

Cười lên em 
Xếp lại hành trang,
Thế cũng được, cứ thêm dòng nước mắt! 
Nhớ không em
Vẫn còn bao điều ước
Em hãy lên đường với đôi cánh ước mơ!










Bài tập 1 : Đọc đoạn đối thoại sau :

An : - Cậu có biết bơi không ?
Ba : - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa.
An : - Cậu học bơi ở đâu vậy ?
Ba : - Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.


Bài tập 2 - Đọc truyện cười sau :
lợn cưới áo mới 
Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chẳng có ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to :
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không ?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo :
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả !
( Theo Truyện cười dân gian Việt Nam )


Bài tập 3 - Đọc truyện cười Tây Ban Nha :
Hết bao lâu 
Một bà già tới phòng bán vé máy bay hỏi:
- Xin làm ơn cho biết từ Madrid tới Mêhicô bay hết bao lâu ?
Nhân viên bán vé máy bay đang bận việc gì đó liền đáp:
-Một phút nhé !
- Xin cảm ơn- bà già đáp và đi ra.

Bài tập 1 - Đọc đoạn văn sau :

... ''Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm nòi giống ta suy nhược.
Trích '' Tuyên ngôn độc lập'' -Chủ tịch Hồ Chí Minh )

Bài tập 2 - Đọc truyện cười :
quả bí khổng lồ 
Hai anh chàng cùng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:
- Chà, quả bí kia to thật!
Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
- Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
Anh kia nói ngay:
- Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.
Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:
- Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy ?
Anh kia giải thích :
- Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác.
( Theo Truyện cười dân gian Việt Nam )




Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại ?

A 	Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
B-Khi giao tiếp, phải nói những điều mà mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực.
C-Khi giao tiếp, cần nói đúng đề giao giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.
D-Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.


Bài tập 2 (SGK tr 10 )

* Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống :

a) Nói có căn cứ chắc chắn là 
b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che dấu điều gì đó là...
c) Nói một cách hú họa, không có căn cứ là ...
d) Nói nhảm nhí, vu vơ là ...
e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là ...

( nói trạng ; nói nhăng nói cuội ; nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò )



* Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói liên quan đến một phương châm hội thoại nào đã học ?
A. Phương châm về lượng 
B. Phương châm về chất 
Tuần 1 - Tiết3 
Bài 1 	phương châm hội thoại
A - Mục tiêu cần đạt 
1-Kiến thức : 
 -Củng cố những kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8
 -Nắm được các phương châm hội thoại học ở lớp 9 
2- Tích hợp với văn qua văn bản ''Phong cách Hồ Chí Minh '', với TLV ở bài''Sử dụng một số biện pháp NT trong VB thuyết minh
3- Kĩ năng :
 -Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
B - Tiến trình bài giảng
1) Tổ chức lớp:
2) Kiểm tra bài cũ :
HS: Hội thoại là gì? Nhắc lại những mục kiến thức cơ bản đã học về hội thoại ở lớp 8?
( Gợi ý : Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau ( Từ điển Hán Việt ) -Vai xã hội ; Lượt lời )
GV: Hội thoại là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của mỗi con người,từ lúc tập nói đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Nhu cầu được nói với người khác là nhu cầu căn bản đặc trưng của đời sống con người.Con người không thể sống bình thường cả đời nếu như không giao tiếp cũng như không được nối chuyện với người khác. Hội thoại có ý nghĩa quan trọng như vậy trong cuộc sống. Phương tiện chủ yếu của hội thoại là ngôn ngữ. Vấn đề đặt ra là cần sử dụng ngôn ngữ như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp. Bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó 
(GV ghi đầu bài )
3- Tổ chức các hoạt động
I) Phương châm về lượng 

1) Bài tập (SGK tr 8-9 ) 
Học sinh đọc bài tập 
-Thảo luận theo bàn 
- Trả lời câu hỏi SGK
a) Bài tập 1


Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể nào đó như : bể bơi, sông, hồ, biển...




->Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp


Bài tập 2 
- Chi tiết gây cười nằm trong lượt lời của mỗi NV. Vì các NV nói nhiều hơn những gì cần nói (Nói thừa từ ngữ : ''cưới '', ''Từ lúc tôi mặc cái áo mới này '' )





 * Hoạt động 1 :
(Sử dụng máy chiếu )
GV chiếu BT lên bảng 
HS đọc BT1 
Đoạn đối thoại có mấy lượt lời ? (2 lượt )
GV: Lượt lời lần 1 của An và Ba phù hợp với nội dung giao tiếp. Các em hãy chú ý lượt lời lần 2 
? Khi An hỏi '' học bơi ở đâu '' Ba trả lời ''ở dưới nước''thì câu trả lời có đáp ứng được điều mà An muốn biết không ? ( Điều mà An muốn biết là gì? Nếu em phải trả lời câu hỏi của An em sẽ trả lời như thế nào? )
GV : Nói mà không có nội dung, hoặc nội dung không phù hợp là một hiện tượng không bình thường trong giao tiếp vì câu nói ra trong giao tiếp bao giờ cũng truyền tải một nội dung nào đó 
? Từ cuộc đối thoại giữa An và Ba em rút ra bài học gì trong giao tiếp ?
HS kể lại truyện cười '' Lợn cưới, áo mới ''
? Chi tiết nào trong truyện gây cười ? Vì sao ?
( Chú ý lượt lời của mỗi nhân vật. Theo em ở mỗi lượt lời những từ ngữ nào không cần thiết phải tham gia ?
? Như vậy anh có ''lợn cưới '' và anh có ''áo mới''
chỉ cần hỏi và trả lời như thế nào ?






''


























? Muốn hỏi đáp chuẩn mực, chúng ta cần chú ý đến điều gì?
GVcho học sinh theo dõi BT3 
HS đọc truyện cười Tây Ban Nha 
? Truyện có chi tiết nào gây cười ?Vì sao ?( Chú ý lượt lời lần 2 của người bán vé. Vì sao bà già lại đi ra? Điều gì khiến bà già hiểu lầm?)



Từ đó em rút ra điều gì khi nói ?

GV:Trong giao tiếp, vì có lúc sơ ý hay vội vàng, người nói diễn đạt mơ hồ, thiếu rõ ràng,cụ thể khiến người nghe khó hiểu ->không đạt được hiệu quả giao tiếp 
?Qua 3 bài tập ở trên em hiểu phương châm về lượng trong hội thoại nghĩa là gì ?
GV: Có thể xem bài TLVlà một văn bản hội thoại giữa học sinh với thầy cô giáo chấm bài,các em thường gặp những lời phê nào của thầy cô cho thấy bài viết của mình vi phạm phương châm về lượng ?( lan man, thừa ý, thiếu ý
* Hoạt động 2 
? Đọc truyện cười chi tiết nào khiến em buồn cười nhất?Vì sao ?( Quả bí to bằng cái nhà, cái nồi đồng bằng cái đình làng)
? Trong thực tế có cái nồi đồng và quả bí to như vậy không ?(không )
?Truyện cười nhằm phê phán điều gì?
Liên hệ :Em biết những truyện cười nào có nội dung tương tự?
? Trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
GV: Chẳng hạn :Nếu không biết vì sao bạn nghỉ học thì em có thông báo với thầy cô giáo là bạn nghỉ học vì ốm không ?
- Hoặc biết chắc bạn nghỉ học đi chơi điện tử mà vẫn nói với thầy cô bạn nghỉ học vì ốm có được không?
- Từ đó em rút ra bài học cho mình trong giao tiếp ( không nên nói những điều như thế nào?)
GV: Trong cuộc sống đôi khi những điều không nên nói thì ta lại nói, những điều nen nói ta lại không nói. Như vậy ta đã vi phạm phương châm hội thoại về chất. Em hiểu phương châm hội thoại về chất nghĩa là như thế nào?
-> Trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những gì cần nói : nói không thiếu, không thừa

Bài tập 3 
-Câu trả lời của người bán vé ý nói hãy đợi cho 1 phút rồi sẽ trả lời. Câu nói quá ngắn ''Một phút nhé ''
-Bà già hiểu lầm tưởng mình bị giễu nên khó chịu đi ra 
1
-> Khi nói, không nên nói quá ngắn khiến người khác hiểu lầm




2) Ghi nhớ (SGK tr9 )







II) Phương châm về chất 
1) Bài tập 




- HS : Truyện cười nhằm phê phán tính khoác lác
- Truyện ''Con rắn vuông '', ''Đi mây về gió'', ''Một tấc đến giời''...
=>Không nên nói: 
 - Những điều mà ta không tin là đúng sự thật.
 
 -Những gì không có bằng chứng xác thực
 
 - Những gì trái với những điều ta nghĩ 






2) Ghi nhớ : - HS trả lời 
-1 HS đọc ghi nhớ SGK
GV: Nắm vững phương châm hội thoại về lượng,về chất không những giúp ta đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp màcòn rất cần thiết trong việc viết văn. Nhất là kiểu bài nghị luận đòi hỏi những lí lẽ, dẫn chứng người viết đưa raphải đảm bảo yêu cầu : đúng, đủ, xác thực.
- Chúng ta tiêp tục tìm hiểu các phương châm hội thoại ở bài 2 đẻ biết thêm một số phương châm hội thoại khác 
 * Hoạt động 3
-GV chiếu bài tập trắc nghiệm lên màn hình
- Hướng dẫn HS trả lời miệng 









-Gọi HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 
Chia lớp thành 5 nhóm ( mỗi nhóm làm một câu) 
Đại diện các nhóm điền vào giấy trong 
-HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
? Các từ ngữ này đều chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học?
 A. Phương châm về lượng
 B. Phương châm về chất

-HS xđ yêu cầu bài tập 
GV cho HS thảo luận nhóm 
HS trả lời vào giấy trong, đại diện trả lời 


GV hướng dẫn HS cách làm bài tập 4 






HS đọc xác định yêu cầu bài tập
Chia nhóm HS thảo luận 
 Đại diện HS trả lời 










III) Bài tập
1) Bài tập 1 
-HS chọn phương án trả lời đúng 
-HS trả lời miệng bài tập 1

a) ''Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà '' : Câu này thừa cụm từ 'nuôi ở nhà'' bởi vì từ gia súc hàm chứa nghĩa là thú nuôi ở trong nhà. 
b) ''én là một loài chim có hai cánh.'' : Câu thừa cụm từ ''có hai cánh'' vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.

Bài tập 2 (SGK tr10 )
-HS thảo luận theo nhóm
- Nhóm 1 a) ... nói có sách, mách có chứng 
-Nhóm 2 b) ... nói dối
-Nhóm 3 c) ... nói mò
-Nhóm 4 d) ... nói nhăng nói cuội
- Nhóm 5 e) ... nói trạng 

+ B. Phương châm về chất 

Bài tập 3 ( SGK tr10 )
Với câu hỏi :'' Rồi có nuôi được không?'', người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng 
( hỏi một điều rất thừa ) 
Bài tập 4 (SGK tr10 )
a) như tôi được biết,tôi tin rằng, ... dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết tính xác định của lời nói đưa ra chưa được kiểm chứng
b) như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết, dùng cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói
Bài tập 5 ( SGK tr10 )
- Ăn đơm nói đặt : vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác
- Ăn ốc nói mò : nói không có căn cứ
- Ăn không nói có: vu khống bịa đặt.

4- Củng cố
GV cho HS nhắc lại những mục kiến thức cơ bản đã học trong bài :
- Thế nào là phương châm hội thoại về lượng ?
- Thế nào là phương châm hội thoại về chất ?
5- Hướng dẫn về nhà 

- HS học thuộc nội dung các phần ghi nhớ
- Làm lại bài tập SGK vào vở
- Bài tập thêm: Tìm từ 7 -> 10 câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nêu lên những lời khuyên, những kinh nghiệm hay, sâu sắc về cách ăn nói hằng ngày.



































bài thu hoạch hè 2005 
Môn ngữ văn 9
GV : Nguyễn Thị Thúy Nhàn 
GV Trường T.H.C.S Nguyễn Huệ


File đính kèm:

  • docNgu van.doc