Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2013-2014 môn thi: ngữ văn ( công lập)

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2013-2014 môn thi: ngữ văn ( công lập), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2013-2014
 LONG AN MÔN THI: NGỮ VĂN ( CÔNG LẬP)
 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 25/6/2013
	 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
( Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang)
Hướng dẫn chung
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn điểm số, điểm lẻ đến 0,25.
 Đáp án và biểu điểm

Đáp án
Điểm
PHẦN I: (5,0 điểm)

Câu 1
 (2,0 đ)
 Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
	- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
	- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
a) Cho biết hai câu thơ trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Mỗi câu thơ nói về nhân vật nào trong tác phẩm?
b Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong hai câu thơ trên có những điểm nào giống nhau?


a) - Hai câu thơ thuộc tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
 - Câu đầu nói về nhân vật Thúy Vân, câu sau nói về nhân vật Thúy Kiều.
0,50
0,50

b) Sự giống nhau trong cách miêu tả của tác giả về mỗi nhân vật:
 - Đều dùng bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người.
- Tả ngoại hình nhưng đều hé mở, dự báo về số phận mỗi nhân vật.

0,75

0,25
Câu 2
(3,0 đ)
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có đoạn:
	 
 “ Ta làm con chim hót
	Ta làm một cành hoa
	Ta nhập vào hòa ca
	Một nốt trầm xao xuyến”.
a) Hãy chỉ ra hàm ý của đoạn thơ?
b Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 10 câu ) phân tích được biện pháp tu từ và nội dung chính của đoạn thơ, trong đó có sử dụng thành phần cảm thán.


a) Hàm ý trong đoạn thơ là: Tác giả muốn được sống có ích, dâng hiến cho đất nước, cho cuộc đời dù là những đóng góp cá nhân nhỏ bé, khiêm nhường.

1,00

 b) * Yêu cầu về kĩ năng: Trình bày đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, không lỗi chính tả.
 * Yêu cầu về kiến thức:
 HS có thể trình bày đoạn văn theo các ý sau:
	- Nhà thơ muốn làm “con chim hót”, “một cành hoa”, làm “nốt trầm
xao xuyến” trong bản hòa ca cuộc đời. Đó là một sự dâng hiến lặng lẽ và khiêm nhường, một khát vọng tha thiết của một con tim luôn tràn đầy tình yêu cuộc sống.
	- Tác giả dùng điệp từ “ta” vừa thể hiện được ý nghĩ riêng của cá nhân vừa khơi gợi sự đồng cảm của mọi người: Chúng ta hãy cống hiến hết mình cho đất nước.
 - Thành phần cảm thán.
Lưu ý: Nếu thí sinh trình bày không đúng hình thức đoạn văn hoặc có nhiều lối về diễn đạt, chính tả nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về nội dung và nghệ thuật thì điểm trừ tối đa là 1,00 điểm.





1,00


0,75


0,25
PHẦN II: Làm văn ( 5,0 điểm)


a.Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về bài thơ. Bố cục chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


b. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được những ý chính sau:


- Nêu được vấn đề nghị luận: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.
0,50

- Nội dung: 
 + Niềm xúc động tràn đầy và lớn lao của tác giả từ miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới được ra thăm lăng Bác.
 + Sự vĩ đại của Bác Hồ và sự tôn kính, ngợi ca, trân trọng, niềm xót thương của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác.
 + Tâm trạng lưu luyến, muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng Bác để được ở mãi bên Người.

0,50

2,00

0,50

- Nghệ thuật: giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, vừa tự hào; hình ảnh ẩn dụ, ý nghĩa biểu tượng; ngôn ngữ bình dị, cô đúc;...
1,00

- Đánh giá chung về bài thơ: nội dung và nghệ thuật
 ( Liên hệ bản thân) 
0,50

Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt, cơ bản đạt được các yêu cầu về kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa.










	




File đính kèm:

  • docDap an TS 10 mon Ngu Van nam 20132014.doc