Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Năm học 2009 - 2010 môn thi: Hoá Học

doc4 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 3471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Năm học 2009 - 2010 môn thi: Hoá Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục và đào tạo
 Hải dương
Đề thi chính thức
Đề thi chính thức
kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên Nguyễn Trãi - năm học 2009 - 2010
Môn thi: hoá học
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 08 tháng 7 năm 2009
(Đề thi gồm có: 01 trang)
Câu I (2.5điểm)
1. Đốt quặng pirit sắt trong không khí thu được khí SO2. Dẫn từ từ khí SO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thu được dung dịch A. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch A cho đến dư. 
Nêu hiện tượng xảy ra trong dung dịch và viết các phương trình phản ứng xảy ra theo trình tự thí nghiệm trên.
2. Xác định công thức hoá học của các chất được kí hiệu bằng các chữ cái trong ngoặc đơn rồi viết các phương trình phản ứng theo các sơ đồ phản ứng sau:
a. (M) + HCl đ (A1) + H2
d. (A2) + NaOH đ (E) (r) + (A3)
b. (M) + H2SO4 đ (B1) + (B2) + H2O
e. (B1) + NaOH đ (E) (r) + (B3)
c. (A1) + Cl2 đ (A2)
f. (E) (F) + H2O
Câu II (2.0 điểm)
1. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các lọ riêng biệt mất nhãn có chứa: Dung dịch glucozơ; dung dịch saccarozơ; dung dịch axit axetic; nước. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
2. Trình bày phương pháp tinh chế CH4 tinh khiết từ hỗn hợp khí gồm: CH4, C2H2, CO2, C2H4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). 
Câu III (2.5điểm)
Cho m gam Na vào 500 ml dung dịch HCl a M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,44 lít H2 (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A vào 500 ml dung dịch AlCl3 0,5M, phản ứng xong thu được 7,8 gam kết tủa và dung dịch B.
1. Tính m và a.
2. Cho 4,48 lít CO2 (đktc) từ từ vào dung dịch B. Tính khối lượng kết tủa thu được (nếu có).
Câu IV(2.0 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm 0,7 mol C2H5OH và 0,8 mol một axit hữu cơ A (RCOOH). Cho dung dịch H2SO4 đặc vào X, đun nóng một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để trung hoà vừa hết axit dư trong Y cần 200 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng trung hoà thu được 38,4 gam muối khan.
 Tính hiệu suất phản ứng este hoá và xác định công thức của A.
2. Một loại gạo chứa 80% tinh bột được dùng để điều chế rượu etylic theo sơ đồ sau:
Tinh bột Glucozơ Rượu etylic
Với hiệu suất của giai đoạn 1 và 2 lần lượt là 80% và 60%. Để điều chế 5 lít rượu etylic 400 cần bao nhiêu kilogam gạo trên? Biết D = 0,8 gam/ml.
Câu V ( 1.0 điểm)
Hỗn hợp khí X gồm hiđrocacbon CnH2n-2 (phân tử có một liên kết 3) và H2. d=6,5. Đun nóng X (có Ni xúc tác) để phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp Y. Cho Y qua dung dịch brom thấy dung dịch brom bị nhạt màu. Xác định công thức phân tử của CnH2n-2 và phần trăm thể tích mỗi chất trong X.
Cho biết: O = 16; H = 1; C = 12; Na =23; Al = 27
---------------Hết----------------
Họ, tên thí sinh.................................................... Số báo danh......................................
Chữ kí giám thị 1...............................................Chữ kí giám thị 2...................................
Đáp án môn Hoà (Tham khảo)
Câu
ý
Đáp án
Điểm
I
2.5
1
* Hiện tượng:
- Dẫn SO2 vào dd Ca(OH)2 lúc đầu xuất hiện kết tủa vẩn đục, sau đó kết tủa tan trở lại tạo thành dd trong suốt.
- Nhỏ dd NaOH vào dd trong suốt lại thu được kết tủa trắng.
0,5
* PTHH:
0,875
2FeS2 + 11/2O2 2Fe2O3 + 4SO2
SO2 + Ca(OH)2 đ CaSO3 + H2O
SO2 + CaSO3 + H2O đ Ca(HSO3)2
SO2 + H2O đ H2SO3
H2SO3 + NaOH đ NaHSO3 + H2O
Ca(HSO3)2+ NaOH đ CaSO3 + NaHSO3 + H2O
NaHSO3 + NaOH đ Na2SO3 +H2O
2
* M: Fe; A1: FeCl2; B1: Fe2(SO4)3; B2: SO2; A2: FeCl3; E: Fe(OH)3; A3: NaCl; B3: Na2SO4; Fe2O3
0.25
Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2
0,125
2Fe + 6H2SO4đ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
0,25
FeCl2 + 1/2Cl2 đ FeCl3
0,125
FeCl3 + 3NaOH đ Fe(OH)3 + 3NaCl
0,125
Fe2(SO4)3 + 6NaOH đ 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
0,125
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
0,125
II
2.0
1
- Lấy mỗi hoá chất một lượng nhỏ ra các ống nghiệm tương ứng, đánh dấu các mẫu TN.
 Nhúng quỳ tím vào các mẫu, quỳ tím hoá đỏ là dd CH3COOH, các mẫu còn lại không làm quỳ tím đổi màu.
0,25
- Cho vào các mẫu còn lại dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. Mẫu nào có phản ứng tráng gương là glucozơ.
0,25
- Cho các mẫu còn lại vài giọt dd H2SO4 loãng, đun nóng sau đó trung hoà bằng dd NaOH rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. Mẫu có pư tráng gương suy ra mẫu ban đầu là dd saccarozơ, mẫu còn lại là nước.
0,25
* Các PTHH:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
0,25
2
- Dẫn toàn bộ hỗn hợp qua các bình mắc nối tiếp.
- Bình 1 chứa dd Ca(OH)2 dư, toàn bộ khí CO2 sẽ bị hấp thụ.
CO2 + Ca(OH)2 đ CaCO3 + H2O
0,25
- Khí qua bình 1 đến bình 2 chứa dung dịch brom dư, toàn bộ C2H2, C2H4 bị hấp thụ.
C2H4 + Br2 đ C2H4Br2
C2H2 + 2Br2 đ C2H4Br4
0,5
- Khí CH4 và hơi nước thoát khỏi bình 2 qua bình 3 chứa dd H2SO4 đặc dư thu được CH4 tinh khiết.
0,25
III
2.5
1
Các PTHH
0,5
2Na + 2HCl đ 2NaCl + H2	(1)
2Na + 2H2O đ2NaOH + H2	(2)
3NaOH + AlCl3 đ Al(OH)3 + 3NaCl	(3)
4NaOH + AlCl3đ NaAlO2 + 2H2O + 3NaCl	(4)
n = 0,6 (mol); n = 0,5.0,5 = 0,25 (mol); 
n = 7,8:78 = 0,1 (mol)
0.25
- Vì A tác dụng được với dd AlCl3 tạo kết tủa nên có pư (2)
-Theo pt (1), (2) nNa = nNaOH + nNaCl = 2n = 0,6.2 = 1,2 (mol) 
Vậy m = 1,2.23 = 27,6 (gam)
0.25
- Vì n = 0,1 < n = 0,25 nên có 2 trường hợp
* TH1: Không xảy ra pư (4) thì sau pư (3) AlCl3 dư.
- Theo pt (3) ta có: nNaOH = 3n = 0,1.3 = 0,3 (mol)
0,25
Theo pt (1) đ nHCl = nNaCl = (1,2 - 0,3) = 0,9 (mol)
Vậy a = 0,9:0,5 = 1,8(M)
0,25
* TH 2: Xảy ra cả pư (4)
Theo pt (3): n = n = 0,1 (mol) 
Nên số mol AlCl3 ở pư (4) là: 0,25 - 0,1 = 0,15 (mol).
Theo pt (3),(4) ta có: 
nNaOH = 3.0,1 + 4.0,15 = 0,9 (mol)
0,25
Theo pt (1) đ nHCl = nNaCl = (1,2 - 0,9) = 0,3 (mol)
Vậy a = 0,3:0,5 = 0,6(M)
0,25
2
nCO2 = 0,2 (mol)
TH 1: Dd B chứa AlCl3 dư và NaCl sẽ không tác dụng được với CO2 nên mkết tủa = 0(gam). 
0,25
TH 2: dd B chứa NaAlO2, NaCl. Khi cho B pư với CO2 chỉ có pư: NaAlO2 + CO2 + H2O đ Al(OH)3 + NaHCO3	(5)
Theo pt (5) n = n = 0,15 (mol) 
đ n dư = 0,2 - 0,15 = 0,05 (mol)
Vậy khối lượng kết tủa thu được là:
m = 0,15.78 = 11,7 (gam)
0,25
IV
2.0
1
RCOOH + C2H5OH RCOOC2H5 + H2O	(1)
RCOOH + NaOH đ RCOONa + H2O	(2)
0.25
Ta có n RCOOH = 0,8> n= 0,7 , kết hợp với pt (1) nên axit dư, hiệu suất pư tính theo rượu.
0,25
nNaOH = 0,2.2 = 0,4 (mol)
Theo (2) n RCOOH = n RCOONa = 0,4 (mol)
Theo (1)đ n pư = nRCOOH pư = 0,8 - 0,4 = 0,4 (mol)
Vậy H = 
0.25
- Khi cô cạn hỗn hợp sau phản ứng trung hoà thì nước, rượu, axit, este đều bị bay hơi hoàn toàn. 38,4 gam muối khan chính là RCOONa.
M RCOONa. = 38,4: 0,4 = 96 đ MR = 29 (C2H5-)
Vậy công thức của A là : C2H5COOH.
0.25
2
(-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6	(1)
C6H12O62C2H5OH + 2CO2	(2)
0.25
Vrượu = đmrượu = 2.1000.0,8 = 1600 (gam) = 1,6(kg)
Hiệu suất chung của cả 2 giai đoạn là: H = 0,8.0,6 = 48%
0.25
Theo pt (1)(2) với H = 48% thì khối lượng tinh bột cần dùng là để điều chế 1,6 kg rượu là:
m= 
0.25
Vậy khối lượng gạo cần dùng là:
mgạo ằ 
0.25
V
1.0
1
Gọi số mol của CnH2n-2 là x mol; số mol H2 là y (mol).
Các phản ứng có thể có:
CnH2n-2 + H2 CnH2n
CnH2n-2 + 2H2 CnH2n+2 
Vì Y làm nhạt màu dd brom mà phản ứng hoàn toàn chứng tỏ H2 đã pư hết đ y < 2x 
0.25
Ta có: nên:
0,25
Vậy chỉ có M=26 là thoả mãn.
Công thức của hiđrocacbon là: C2H2
0.25
* Theo phần trên:
. 
Do ở cùng đk t0, p nên tỉ lệ %V cũng chính là tỉ lệ % về số mol nên:
%V = 
%V = 
0.25

File đính kèm:

  • docDE THI DA VAO TRUONG CHUYEN HOA NGUYEN TRAI.doc
Đề thi liên quan