Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Năm 2009 môn thi: ngữ văn (chuyên) tỉnh Tiên Giang
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Năm 2009 môn thi: ngữ văn (chuyên) tỉnh Tiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đề chính thức KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Khóa ngày 01 tháng 7 năm 2009 Môn thi: NGỮ VĂN (CHUYÊN) Đề thi gồm 02 trang Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) - Thí sinh làm cả hai phần tự luận và trắc nghiệm khách quan vào giấy thi. - Thí sinh làm bài thi phần tự luận trước, thời gian làm bài 140 phút. - Sau khi hết giờ làm bài thi phần tự luận, giám thị phát tiếp đề trắc nghiệm khách quan. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- I. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm): Thời gian làm bài 140 phút. Câu 1 (2,0 điểm): Nêu cảm nhận của em về đoạn trích dưới đây trong tác phẩm Bếp lửa của Bằng Việt: “ Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” (Dẫn theo Ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr. 144) Câu 2 (5,0 điểm): Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Viết một bài văn phát biểu suy nghĩ của em về ý nghĩa của bài ca dao trên. ---------------------------------------HẾT PHẦN TỰ LUẬN------------------------------------ Họ và tên thí sinh: ……………………….………….….. Số báo danh:……….…… Chữ kí của giám thị 1: …………..…...….Chữ kí của giám thị 2:…….……………. UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đề chính thức KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Mã đề: 108 Khóa ngày 01 tháng 7 năm 2009 Môn thi: NGỮ VĂN (CHUYÊN) Lưu ý: Thí sinh phải ghi rõ mã đề vào giấy làm bài trước khi trả lời phần trắc nghiệm khách quan. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm): Thời gian làm bài: 10 phút. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới: “(1)Có thể là bài thơ còn thiếu cái này cái nọ, nhưng phải nhận rằng Bếp lửa là tiếng thơ của một tấm lòng có cội nguồn, chứ không chơi vơi, nửa vời, của một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, phong phú và mới mẻ. (2)Anh đã thổi bừng lên hết thảy những bếp lửa ấp iu nồng đượm trong kí ức của mỗi chúng ta. (3)Và cả tình cảm bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích của anh cũng như riêng của tuổi nhỏ chúng mình. (4)Trong thơ ta còn có tình bà cháu nào cảm động hơn? (5)Tình bà cháu như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, một dòng sông chở đầy kỉ niệm. (6)Một bếp lửa và một làn sương sớm. (7)Tiếng tu hú và giọng kể chuyện của bà. (8)Rồi những ngày cha mẹ đi công tác xa. (9)Rồi cháu làm, cháu học với bà...”. (Nguyễn Đức Quyền, Tư liệu Ngữ văn 9, Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), NXBGD, 2006, tr. 121) 1. Đoạn trích trên đã sử dụng các thành phần biệt lập nào dưới đây? A. Tình thái, cảm thán. B. Phụ chú, tình thái. C. Cảm thán, phụ chú. D. Phụ chú, gọi đáp. 2. Câu “Trong thơ ta còn có tình bà cháu nào cảm động hơn?” là: A. câu nghi vấn dùng với ý nghĩa khẳng định. B. câu nghi vấn dùng với ý nghĩa phủ định. C. câu nghi vấn dùng với mục đích hỏi. D. câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc. 3. Cụm từ “của một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, phong phú và mới mẻ” giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu (1)? A. Phụ ngữ của danh từ. B. Thành phần phụ chú. C. Phụ ngữ của động từ. D. Vị ngữ của câu. 4. Cặp câu nào dưới đây không liên kết nhau bằng phép lặp? A. Cặp câu (1) (2). B. Cặp câu (2) (3). C. Cặp câu (3) (4). D. Cặp câu (4) (5). 5. Về cấu trúc, câu (3) là: A. câu đặc biệt không rõ chủ ngữ và vị ngữ. B. câu đơn bình thường có đủ chủ ngữ và vị ngữ. C. một bộ phận của câu (2) được tách ra. D. một vế của câu ghép được tách ra. 6. Trong đoạn trích trên, người viết đã sử dụng các phép tu từ nào? A. Liệt kê, so sánh, ẩn dụ. B. So sánh, hoán dụ, ẩn dụ. C. Ẩn dụ, nhân hoá, liệt kê. D. Hoán dụ, so sánh, liệt kê. ----------------------------------------------HẾT----------------------------------------------- Họ và tên thí sinh: ……………………….………….….. Số báo danh:……….……
File đính kèm:
- DE THI TUYEN SINH 10 CHUYEN.doc