Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn thi: Ngữ Văn (Lâm Đồng)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn thi: Ngữ Văn (Lâm Đồng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT LÂM ĐỒNG Khĩa ngày 18 tháng 6 năm 2009 ĐỀ CHÍNH THỨC Mơn thi: NGỮ VĂN (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (khơng kể thời gian phát đề) Câu 1 (1,5 điểm): Thành phần gọi đáp là gì? Tìm thành phần gọi đáp trong các ví dụ sau: a) Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn. (Ca dao) b) Này, bác cĩ biết mấy hơm nay súng nĩ bắn ở đâu mà nghe rát thế khơng? (Kim Lân, Làng) Câu 2 (1,0 điểm): Nêu chủ đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Câu 3 (1,5 điểm): Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) nêu nhận xét về nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau: “Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngồi sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bơng hoa.” (Truyện Kiều) Câu 4 (6,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Đề 2: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Cĩ chí thì nên. - Hết - HỌ VÀ TÊN THÍ SINH:…………………………………………. Số báo danh:…………….... Chữ ký giám thị 1: ……………………………. Chữ ký giám thị 2:…………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT LÂM ĐỒNG Khĩa ngày 18 tháng 6 năm 2009 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MƠN NGỮ VĂN (ĐỀ CHÍNH THỨC) -------------------- Câu 1 (1,5 điểm): - Thí sinh nêu đúng: Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. (0,5 điểm) - Thí sinh xác định đúng thành phần gọi đáp trong các ví dụ: a. Bầu ơi (0,5 điểm) b.Này (0,5 điểm) Câu 2 (1,0 điểm): Thí sinh nêu được các ý chính sau: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ngợi ca những con người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm cơng tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đĩ, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những cơng việc thầm lặng. Câu 3 (1,5 điểm): Yêu cầu đoạn văn cần đạt: a. Đoạn văn từ 7 đến 10 câu, tạo được sự liên kết câu, trình bày đúng yêu cầu về đoạn văn, diễn đạt rõ ý, viết đúng chính tả. (0,5 điểm) b. Nội dung:Thí sinh cần trình bày các ý chính sau: - Nêu nhận xét khái quát về nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn thơ “Ngày xuân…vài bơng hoa”: sử dụng bút pháp gợi tả, từ ngữ giàu chất tạo hình, cĩ sự tiếp thu và sáng tạo ý hai câu thơ cổ của Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích Lê chi sổ điểm hoa.” (0,5 điểm) - Chọn và phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật bức tranh xuân tuyệt đẹp, đầy sức sống … (0,5 điểm) Câu 4 (6,0 điểm): Đề 1: a.Yêu cầu chung: + Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm thơ: biết lựa chọn và phân tích từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu… để nêu lên những nhận xét, đánh giá cụ thể và xác đáng về giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh). + Bố cục mạch lạc, rõ ràng. + Diễn đạt trong sáng, gợi cảm, chân thành. b.Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài (1,0 điểm): Giới thiệu bài thơ và bước đầu nêu lên nhận xét, đánh giá khái quát của mình. 2. Thân bài (4,0 điểm): Thí sinh lần lượt trình bày những cảm nhận, đánh giá cụ thể về nội dung và nghệ thuật của bài thơ qua từng luận điểm. Ở mỗi phần, thí sinh cần biết chọn lọc, phân tích, bình giá những nét đặc sắc về nghệ thuật (những hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời điểm giao mùa hạ- thu ở vùng nơng thơn đồng bằng Bắc Bộ, tính đa nghĩa của hai dịng thơ cuối bài…) để bộc lộ suy nghĩ, ý kiến của mình. Cần cĩ các ý chính sau: - Phân tích, bình giá những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu (hương ổi… giĩ se, sương chùng chình qua ngõ) và những từ ngữ thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của tác giả (bỗng, hình như) khi chợt nhận ra những tín hiệu của sự chuyển mùa (thu đã về). - Phân tích, bình giá những hình ảnh (dịng sơng , cánh chim, đám mây, nắng , mưa…) và những từ ngữ gợi tả (dềnh dàng, bắt đầu vội vã, vắt nửa mình…) để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm nhận tinh tế của nhà thơ. - Phân tích ý nghĩa tả thực và ẩn dụ trong hai câu thơ cuối: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” để làm rõ suy ngẫm của nhà thơ: khi con người đã từng trãi thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. 3. Kết bài (1,0 điểm): - Khái quát ý nghĩa, giá trị bài thơ. - Liên hệ. Đề 2: a. Yêu cầu chung: + Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: nêu suy nghĩ của mình về câu tục ngữ “Cĩ chí thì nên” bằng cách giải thích, chứng minh, nhận định, đánh giá…ý nghĩa của câu tục ngữ và khẳng định tính đúng đắn của nĩ. + Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ. + Lời văn trong sáng. b. Yêu cầu cụ thể: Mở bài (1,0 điểm): Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ. Thân bài (4,0 điểm): a/ Giải thích nội dung: Cĩ ý chí thì con người sẽ vượt qua mọi khĩ khăn, trở ngại để hồn thành tốt cơng việc, để đạt được mục đích của cuộc sống. b/ Đánh giá ý nghĩa: “Cĩ chí thì nên” là lời khuyên đúng đắn vì: - Cuộc sống thường cĩ nhiều khĩ khăn, trở ngại, địi hỏi con người phải vượt qua bằng ý chí, nghị lực, lịng quyết tâm của mình. - Ý chí, nghị lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thắng, thua và thành, bại của mỗi người. - Thiếu ý chí, dù gặp nhiều thuận lợi trong cơng việc, con người cũng khĩ thành cơng. - Đối với học sinh: câu tục ngữ trên càng cĩ ý nghĩa sâu sắc vì trong học tập và rèn luyện, muốn thành cơng, học sinh cũng cần phải rèn luyện ý chí, khơng ngừng nỗ lực vượt qua khĩ khăn, thử thách để đạt mục đích. Thí sinh sử dụng một số dẫn chứng thực tế để chứng minh tính đúng đắn của vấn đề. 3. Kết bài (1,0 điểm): - Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ. - Liên hệ. --------------------------------------------- Lưu ý: Trên đây là những gợi ý mang tính định hướng chung, giám khảo cần thảo luận và thống nhất cách vận dụng đáp án- biểu điểm một cách linh hoạt; căn cứ tình hình thực tế bài làm học sinh để đánh giá, cho điểm một cách hợp lý; trân trọng và đánh giá cao những bài làm cĩ sáng tạo.
File đính kèm:
- Dap an van thpt.doc