Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Năm học 2012 - 2013 Trường Lương Thế Vinh Hà Nội

pdf3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Năm học 2012 - 2013 Trường Lương Thế Vinh Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường Lương Thế Vinh 
Hà Nội 
 
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2012 - 2013 
 
 
Môn : Văn 
Ngày thi : 26 tháng 06 năm 2012 
Thời gian làm bài : 120 phút 
 
PHẦN I: (7 điểm) 
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” có đoạn : 
 
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim!...” 
 
(Theo Ngữ Văn 9, NXB GD, 2010) 
1. Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ 
Đoạn thơ trên nằm ở phần nào trong bài? 
2. Giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm 
3. Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong đoạn thơ 
Cho biết ngoài hình ảnh đó, trong bài thơ này nhà thơ còn dùng hình ảnh ẩn dụ nào 
nữa để thể hiện cảm xúc về Bác Hồ? Đó là cảm xúc gì? 
4. Dựa vào đoạn thơ đã cho, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách 
tổng-phân-hợp thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả (trong đó câu chủ đề được liên 
kết với phần trước đó bằng một câu ghép có sử dụng cặp từ quan hệ thích hợp). 
 
PHẦN II: (3 điểm) 
1. Chép câu văn chứa chủ đề của truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa”. 
2. Tại sao khi đọc xong truyện, ta vẫn không biết tên riêng của từng nhân vật? Em hiểu 
dụng ý của tác giả như thế nào? 
3. Từ đó rút ra được triết lý nhân sinh gì? 
 
 
--------------------------------------HẾT----------------------------------------- 
 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
Biểu điểm: 
 
PHẦN I: 
1. Mạch cảm xúc của bài thơ: (1,5 điểm) 
• Cảm xúc về hàng tre trước lăng Bác. 
• Cảm xúc trước hình ảnh mặt trời và đoàn người vào lăng viếng Bác. 
• Cảm xúc khi vào lăng nhìn thấy di hài của Người. 
• Cảm xúc trước khi rời lăng. 
Đoạn thơ trên nằm ở phần 3 của bài. 
2. Giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác: (1 điểm) 
• Tác giả: Viễn Phương, sinh năm 1928, quê ở An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông 
hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ 
giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ. 
• Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch 
Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ 
này được sáng tác trong dịp đó. 
 3. Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc: (1,5 điểm) 
• Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong đoạn thơ: “Trời xanh là mãi mãi”. Ngoài hình ảnh đó, trong tác 
phẩm này, nhà thơ còn dùng hình ảnh: “Mặt trời trong lăng rất đỏ” để thể hiện sự vĩ đại, lòng 
tôn kính và biết ơn của mình cũng như của đồng bào miền Nam, đồng bào cả nước đối với 
Bác. 
4. Viết đoạn văn: (3 điểm) 
Yêu cầu: 
a) Phần mở đoạn: 
 Câu liên kết đoạn có chứa chủ đề (0,25 điểm) 
 Là câu ghép có sử dụng cặp từ quan hệ thích hợp (0,25 điểm) 
b) Phần phát triển đoạn: (2 điểm) 
 Bác đang trong giấc ngủ bình yên thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền 
 Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi sự liên tưởng thú vị: ánh trăng (thơ Bác tràn ngập ánh 
trăng, trăng cùng vào nhà lao, theo Người ra chiến trận, giữ yên giấc ngủ cho Người…) 
 Gợi tâm hồn thanh cao, trong sáng, đẹp đẽ. 
• Tác giả xúc động mãnh liệt qua hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” 
 Sự vĩ đại, trường tồn của con người Bác và sự nghiệp cách mạng của Bác. 
 Hóa thân vào thiên nhiên đất nước, sống mãi cùng dân tộc 
 Thể hiện niềm thành kính 
• Dù tin như vậy nhưng không thể không đau xót vì sự thật Người đã ra đi. 
 Nỗi đau xót được thể hiện rất cụ thể, trực tiếp “Mà sao…trong tim” 
 Nỗi đau quặn thắt, tê tái, thổn thức, nghẹn ngào. Đây là sự rung cảm chân thành của nhà 
thơ. 
c) Phần kết đoạn: Vừa khái quát vừa nâng cao cảm xúc, suy nghĩ (0,5 điểm) 
 
PHẦN II: 
1. Câu văn chứa chủ đề tác phẩm: “Trong cái lặng im của Sapa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sapa, 
Sapa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo 
nghĩ như vậy cho đất nước”. (0,5 điểm) 
2. Khi đọc xong truyện ta vẫn không biết tên riêng của từng nhân vật mà chỉ phân biệt được qua 
công việc họ đã làm như: anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, ông kĩ sư 
vườn rau dưới Sapa, anh cán bộ lập bản đồ sét, vv… 
Dụng ý của tác giả: muốn ca ngợi những con người âm thầm lặng lẽ, tự giác, hết mình làm việc vì đất 
nước, vì cuộc sống. (1,5 điểm) 
3. Triết lý nhân sinh rút ra: 
Quan niệm đúng đắn về lẽ sống, về lao động, về hạnh phúc. (1 điểm) 
 
 
 
 
 

File đính kèm:

  • pdfde thi vao lop 10 va dap an mon van LTV.pdf
Đề thi liên quan