Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Quảng Nam năm học :2009-2010 Môn : Ngữ Văn

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Quảng Nam năm học :2009-2010 Môn : Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC :2009-2010
 
 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : NGỮ VĂN
 SBD:..............PHÒNG:......... Thời gian làm bài: 120 phút
	

Câu 1: (2 điểm)

	Kể tên các văn bản nhật dụng được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 và lớp 9.
	Trong số đó, văn bản nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho em ? Bằng một đoạn nghị luận (dài không quá 15 dòng giấy thi) theo phép lập luận quy nạp, hãy trình bày về ấn tượng đó.

Câu 2: (2 điểm)

	Đọc kỹ đoạn thơ sau:
 	 " Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
	 Bốn bề bát ngát xa trông, 
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. 
	 Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."
	 (Nguyễn Du - Truyện Kiều) 
 	Hãy viết một văn bản (dài không quá một trang giấy thi) để phân tích hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ. Trong văn bản có sử dụng các yếu tố: khởi ngữ, thành phần biệt lập, lời dẫn trực tiếp (xác định bằng cách gạch chân).

Câu 3: (6 điểm)

	Từ hai bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt - 1963) và“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”(Nguyễn Khoa Điềm - 1971), hãy trình bày suy nghĩ của em về những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.


------------------------ Hết --------------------------

Họ và tên thí sinh:………………………………SBD:……………phòng:……..



SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
 TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC:2009-2010
 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN


Câu 1: ( 2 điểm)
a. Kể tên các văn bản nhật dụng: (1 điểm)
	+ Lớp 8: 	- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
	- Ôn dịch, thuốc lá.
	- Bài toán dân số.
	+ Lớp 9:	- Phong cách Hồ Chí Minh
	- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
 -Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
	
b. Xác nhận văn bản để lại ấn tượng sâu đậm - Trình bày về ấn tượng: (1 điểm)
+ Hình thức: Một đoạn nghị luận (không xuống dòng) theo phép lập luận quy nạp. (0,5 điểm)
+ Nội dung: Ấn tượng về văn bản nhật dụng. (0,5 điểm)

Câu 2: (2 điểm)
a. Hình thức:(1 điểm)
- Văn bản không dài quá một trang giấy thi.
- Văn bản có đủ các yếu tố: khởi ngữ , thành phần biệt lập (thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú) và lời dẫn trực tiếp.
b. Nội dung: (1 điểm)
Học sinh có thể phân tích theo trình tự đoạn thơ hoặc phân tích theo từng vấn đề. Sau đây là gợi ý chung:
- Hoàn cảnh:(0,5 điểm)
	+ Kiều bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
	+ Không gian trước lầu Ngưng Bích mở ra mênh mông, "bát ngát" đến rợn ngợp. Thời gian tuần hoàn song khép kín đến tù đọng.
- Tâm trạng:(0,5 điểm)
	+ Sự cô đơn, lẻ loi, buồn tủi.
	+ Nỗi đau xót, ê chề, "bẽ bàng".

Câu 3: (6 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng: 
- Bài viết đủ 3 phần: Mở - Thân - Kết.
- Nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học. 
- Bố cục hợp lý, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ.
II. Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều hướng, dưới nhiều góc độ, miễn là bám sát vấn đề trọng tâm: Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
- Đề yêu cầu lấy hai bài thơ "Bếp lửa"( Bằng Việt) và " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" ( Nguyễn Khoa Điềm) làm căn cứ để suy nghĩ, cảm nhận.
- Có thể phân tích đồng thời hoặc lần lượt hai bài thơ. Tuy nhiên phải chú ý xây dựng hệ thống luận điểm về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: 
1. Người phụ nữ Việt Nam giàu tình yêu thương (người thân, gia đình, quê hương, đất nước, bộ đội, Bác Hồ...)
2. Người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó, bền bỉ, nhẫn nại, chăm chỉ, cần cù (trong đời sống gia đình, trong quan hệ với quê hương, đất nước...)
3. Người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh, giàu niềm tin và nghị lực, dũng cảm, kiên cường...
* Ngoài ra, bài làm của học sinh giỏi cần đạt thêm những yêu cầu sau:
+ Có sự đối chiếu nhất định để thấy được sự kế thừa và phát huy các phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt nam (qua các thời đại, qua các tác phẩm...)
+ Thấy được sự đóng góp của hai nhà thơ (về phong cách ) trong việc thể hiện cùng một đề tài.
III. Biểu điểm:
- Điểm 6: Nội dung bài làm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu ở trên, tỏ ra hiểu vấn đề, nắm vững trọng tâm và có cứ liệu giải quyết theo hệ thống luận điểm, có nhiều cảm nhận tinh tế và phát hiện sâu sắc; tình cảm chân thành.
- Điểm 4: Bài làm tỏ ra nắm được yêu cầu đề về nội dung và cứ liệu, giải quyết theo hệ thống luận điểm, tuy nhiên ý có thể chưa thật toàn diện và mạch lạc. Văn phong tốt, cảm xúc chân thành.
- Điểm 3: Bài tỏ ra hiểu yêu cầu đề về nội dung. Tuy nhiên chưa hình thành hệ thống luận điểm một cách rõ ràng, phân tích cứ liệu chưa thật trọng tâm. Văn phong tạm được, cảm xúc khá tốt.
- Điểm 1: Bài sa vào diễn xuôi thơ, thiếu cứ liệu trọng tâm và xác đáng.
----------------- Hết ------------------

File đính kèm:

  • docde tuyen sinh vao lop 10 hay(1).doc
Đề thi liên quan