Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 TPHT năm học : 2010 – 2011 môn: Hóa học - Chuyên

doc4 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 TPHT năm học : 2010 – 2011 môn: Hóa học - Chuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 ĐAKLAK 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học : 2010 – 2011
Môn : HÓA HỌC - CHUYÊN
Thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề)
 Câu 1: (1,5 điểm)
 Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra(nếu có)khi tiến hành các thí nghiệm sau:
 a.cho mẫu kim loại Na vào dung dịch CuCl2.
 b.cho mẫu đá vôi vào dung dịch KHSO4
 c.cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3
 d.cho canxicacbua vào nước
 e.đun nóng tinh bột trong dung dịch axit H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Cho X vào dung dịch 
 AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ.
 g.cho lòng trắng trứng vào rượu etylic.
 Câu 2: (2,5 điểm)
 a.Từ quặng pirit sắt, natri clorua, oxi, nước, hãy viết các phương trình hóa học điều chế các chất: 
 FeSO4,FeCl2, FeCl3, sắt III hiđroxit, Na2SO3, NaHSO4.
 b.Hòa tan 0,8 gam hỗn hợp gồm một kim loại hóa trị II và một kim loại hóa trị III cần dùng 34 ml dung
 dịch HCl 2M.
 + Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan.
 + nếu kim loại hóa trị III là Al và có số mol bằng 5 lần số mol của kim loại hóa trị II thì kim loại 
 hóa trị II là kim loại nào?
 Câu 3: (1,5 điểm)
 Nhiệt phân hoàn toàn một lượng MgCO3 sau một thời gian thu được chất rắn A và khí B. Hấp thụ hết 
 khí B bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch C. Dung dịch C vừa tác dụng được với BaCl2, vừa tác 
 dụng được với KOH. Hòa tan chất rắn A bằng dung dịch axit sunfuric loãng, dư thu được khí B và dung
 dịch D.Xác định thành phần của A, B, C, D và viết các phương trình hóa học
 Câu 4 : (2,0 điểm)
 Nung 93,9 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al trong môi trường chân không. Sau khi phản ứng xảy ra 
 hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. chia Y làm 2 phần:
 Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1.344 lít H2
 Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 14.112 lít H2
 biết các khí đo ở đktc. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp X. 
 Câu 5 : (2,5 điểm) 
 a. Cho 20 ml rượu etylic 230 tác dụng vừa đủ với kim loại Na. Tính khối lượng chất rắn thu được sau 
 phản ứng. Biết khối lượng riêng của rượu là 0.8g/ml, của nước là 1g/ml.
 b.Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X (Mx<78) chứa C, H, O, N thu được CO2, H2O và N2. Biết số mol 
 H2O bằng 1,75 lần số mol CO2; tổng số mol CO2 và H2O bằng 2 lần số mol O2 tham gia phản ứng. 
 Xác định công thức phân tử và đề nghị một công thức cấu tạo của X.
-----------Hết ---------------
Ghi chú: Thí sinh được dùng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính bỏ túi
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
THPT NGUYỄN DU – ĐĂK LĂK
-------------------------------
Câu 1: 
a) Na tan mạnh, dung dịch sủi bọt, màu xanh lam của dung dịch chuyển dần thành kết tủa màu xanh lơ.
	2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 ­ 
	2NaOH + CuCl2 ® Cu(OH)2 ¯ + 2NaCl
b) Đá vôi tan ra, sủi bọt khí trong dung dịch:
	CaCO3 + 2KHSO4 ® CaSO4 + K2SO4 + H2O + CO2 ­ 
c) Ban đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan trong NaOH dư
	AlCl3 + 3NaOH ® Al(OH)3 ¯ + 3NaCl
	Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O
d) Chất rắn tan mạnh trong nước, sủi bọt khí
	CaC2 + 2H2O ® Ca(OH)2 + C2H2 ­ 
e) Xuất hiện lớp gương sau khi đun nhẹ dung dịch X
	(-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6 
 	C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag ¯ 
g) Lòng trắng trứng bị đông tụ.
	Protein (dd) đông tự
Câu 2: 
a) *Điều chế FeSO4:
	2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
	4FeS2 + 11O2 8SO2 + 2Fe2O3 
	2SO2 + O2 2SO3 
	SO3 + H2O ® H2SO4 
	Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O 
	Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2 
 * Điều chế FeCl2, FeCl3, Fe(OH)3
	2Fe + 3Cl2 2FeCl3
	2FeCl3 + Fe ® 3FeCl2 
	FeCl3 + 3NaOH ® Fe(OH)3 ¯ + 3NaCl 
 * Điều chế Na2SO3 và NaHSO4
	SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O
	NaOH + H2SO4 ® NaHSO4 + H2O
( Hoặc : NaCl (r) + H2SO4(đặc) ® NaHSO4 + HCl (k) )
b) A + 2HCl ® ACl2 + H2
	 2B + 6HCl ® 2BCl3 + 3H2
Tính số mol Cl = số mol HCl = 0,068 mol 
	 = 0,8 + 0,068´ 35,5 = 3,214 ( gam)
* Tìm A,B theo 2 cách sau đây:
	- Cách 1: Gọi a là số mol A Þ số mol Al là 5a 
	Ta có: 2a + 3b = 17a = 0,068 Þ a = 0,004 
	0,004A + 5´ 0,004´ 27 = 0,8 giải ra A = 65 ( Zn)
	- Cách 2: Xét phản ứng chung:
	A + 5Al + 17HCl ® ACl2 + 5AlCl3 + 17/2 H2 ­ 
	 0,004 0,02 	0,068	(mol)
	Ta có : ( Zn)
Câu 3: 
	B: CO2	; A : MaCO3 và MgO	; C : NaHCO3 và Na2CO3	; D: MgSO4, H2SO4 (dư)
 Bạn đọc tự viết PTHH nhé!
Câu 4: 
	Phản ứng nhiệt nhôm:
	8Al + 3Fe3O4 9Fe + 4Al2O3
Vì Y tan trong kiềm sinh ra khí nên trong Y có Al, Fe, Al2O3
Phần 1: Số mol H2 = 0,06 , gọi x là số mol Fe
	2Al ® 	3H2 
	0,04	0,06	(mol) 
Phần 2: Giả sử số mol các chất phần 2 gấp a lần phần 1
	 	2Al ® 	3H2 
	 0,04a 	0,06a 
	Fe ® 	H2 
	 ax 	ax 
	Ta có: 0,06a + ax = 14,112/22,4 = 0,63 	 (1)
Theo ĐLBTKL Þ khối lượng hỗn hợp Y = 93,9 gam ( gồm cả phần 1 và phần 2 )
	1,08 + 56x + + 1,08a + 56ax + = 93,9 (2)
Biến đổi và giải hệ (1) và (2) được: a = 1,5 , x = 0,36 
	Số mol Fe (trong Y) = 0,36 + 1,5´ 0,36 = 0,9 (mol)
Þ số mol Fe3O4 ( hỗn hợp đầu) = (mol) 
	Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu:
	Fe3O4 ( 69,6 gam) ; Al ( 93,9 – 69,6 = 24,3 gam)
Câu 5:
a) Tính thể tích rượu n/c = 4,6 ml ( 3,68g) Þ 0,08 mol
	Tính thể tích H2O = 15,4 ml ( 15,4 gam) 
Viết 2 ptpư: Þ số mol C2H5ONa = 0,08 (mol) ; số mol NaOH = (mol)
Tính được khối lượng chất rắn: 39,66 gam
b) 
CxHyOzNt + ( x + ) O2 xCO2 + H2O + N2
	Đề Þ = 1,75x Þ x : y = 2: 7 	(1)
Mặt khác: x + = 2 ( x + - ) Þ z = x (2)
Từ (1) và (2) Þ x : y : z = 2:7:2 
Công thức nguyên : (C2H7O2Nt )n 
Vì MX < 78 nên Þ (63 + 14t )n < 78
Chỉ có n =1 và t = 1 là thỏa mãn. CTPT : C2H7O2N
Các đồng phân của C2H7O2N gồm:
- Hợp chất no: tạp chức amin và ancol ( hoặc tạp chức amin và ete)
- Muối amoni: có chứa nhóm -COO- và nhóm NH4
Ví dụ : CTCT thu gọn của các đồng phân muối amoni:
	CH3 – COO–NH4 hoặc H–COONH3CH3
---------------------------

File đính kèm:

  • docDe chuyen hoa DakLak 2010-2011.doc