Kỳthi chọn học sinh giỏi lớp 12 vòng tỉnh năm học 2011 - 2012
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳthi chọn học sinh giỏi lớp 12 vòng tỉnh năm học 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: NGỮ VĂN (BẢNG B) * Ngày thi: 05/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (8 điểm) Mac-xim Gorki có nói: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Tục ngữ Việt Nam lại đúc kết một kinh nghiệm: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Anh, chị hãy cho biết ý kiến của mình về hai câu trên. Câu 2: (12 điểm) “Thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất “thép”; giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc, sâu sắc”. (Ngữ văn 12, tập 1– NXB Giáo dục, 2008, tr.29) Anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ---HẾT--- (Gồm 01 trang) CHÍNH THỨC 1 Bảng B SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: NGỮ VĂN (BẢNG B) * Ngày thi: 05/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (8 điểm) Ý Nội dung Điểm I. Yêu cầu về kỹ năng - Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, trong sáng. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: 1 Giải thích: - Câu nói của M.Gorki khẳng định vai trò của sách trong việc mở rộng, nâng cao khả năng nhận thức cho con người; Còn câu tục ngữ khẳng định vai trò của sự trải nghiệm thực tế đời sống giúp con người trưởng thành, khôn lớn. - Khái quát nội dung ý nghĩa cả hai câu: Đọc sách và trải nghiệm thực tế là hai con đường giúp con người nâng cao tri thức, hiểu biết và trưởng thành. 1 2 Phát biểu ý kiến a- Về câu nói của M.Gorki: - Khẳng định vai trò của sách (đối với người đọc): Sách giúp chúng ta mở rộng kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết về mọi mặt; Sách còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho con người, hướng tới Chân-Thiện-Mỹ; - Thái độ cần có của người đọc: Chăm chỉ đọc sách, biết lựa chọn sách tốt để đọc, có phương pháp đọc sách đúng đắn; biết tích luỹ kiến thức để nâng cao vốn hiểu biết ...; b- Về câu tục ngữ: - Đề cao vai trò của sự trải nghiệm: Thực tế đời sống là cơ sở thực tiễn để kiểm chứng và đánh giá kết quả đọc sách; Thế giới được phản ánh trong sách không thể phong phú bằng thực tế đời sống. Vì thế, để đạt được thành công, chúng ta không thể không trải nghiệm thực tế. - Câu tục ngữ có ý nghĩa như một lời khuyên: Hãy gắn bó với thực tế đời sống. Đó là cơ hội trải nghiệm để tự đánh giá năng lực thực tế của mình, biết xử lí, ứng phó trước các tình huống xảy ra; Đó cũng là con đường để nâng cao kiến thức và bản lĩnh của mình. 1,5 1,5 (Gồm 03 trang) CHÍNH THỨC 2 Bảng B c- Bàn luận cả hai câu: - Cả hai câu đều khẳng định: Con người muốn nâng cao nhận thức phải biết gắn kiến thức sách vở và kiến thức thực tế, gắn lí thuyết với thực tiễn, học phải đi đôi với hành. Nếu tuyệt đối hoá lí thuyết hoặc thực tế sẽ khó đạt đến thành công. - Mỗi phương pháp nhận thức đều có lợi thế và hạn chế riêng. Vì thế phải kết hợp tốt cả hai nhằm phát huy lợi thế của từng phương pháp để hoàn thiện trình độ và kinh nghiệm thực tế của mình. - Phê phán sự lệch lạc trong việc lựa chọn con đường nhận thức của một số người: coi trọng sách vở, xa rời lí thuyết, hoặc lười đọc sách, không chọn đúng sách để đọc ... 3,0 3 Nhận thức và hành động của bản thân - Nhận thức đúng vai trò của sách và sự trải nghiệm thực tế để nâng cao hiểu biết, đi tới thành công. - Liên hệ trách nhiệm của bản thân. 1,0 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức Câu 2: (12 điểm) Ý Nội dung Điểm I Yêu cầu về kỹ năng: - Biết làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; dẫn chứng phong phú, chọn lọc và thuyết phục; kỹ năng cảm thụ thơ tinh tế - bài viết có tính sáng tạo, thể hiện được chất giọng riêng, có vài đoạn hay, sâu sắc. II Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về phong cách văn học và những kiến thức về thơ nghệ thuật Hồ Chí minh, thí sinh cần làm rõ các ý sau: 1 Thơ nghệ thuật của Bác có sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại: - Bút pháp cổ điển: + Giàu cảm hứng về thiên nhiên, thiên nhiên thường được quan sát từ cao, từ xa. Nhà thơ không coi trọng việc vẽ lại hình xác của sự vật mà cốt yếu là ghi lại linh hồn của tạo vật bằng những nét chấm phá. + Nhân vật trữ tình thường có phong thái ung dung nhàn tản, hòa hợp với thiên nhiên như những người bạn tri âm, tri kỉ. - Bút pháp hiện đại: + Tư tưởng, tình cảm, hình tượng nghệ thuật luôn vận động một cách tự nhiên hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. + Trong mối quan hệ với thiên nhiên, con người làm chủ tình thế, làm chủ thiên nhiên. 4.0 2 Thơ nghệ thuật Hồ chí Minh có sự hài hòa giữa chất tình và chất thép. - Chất tình: tâm tư tình cảm cao đẹp của thi sĩ Hồ chí Minh. 4.0 3 Bảng B - Chất thép: tinh thần chiến đấu, tinh thần cách mạng - Hòa hợp giữa tâm hồn thi sĩ với tinh thần chiến sĩ. 3 Thơ nghệ thuật Hồ Chí minh có sự hòa hợp độc đáo giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc, sâu sắc. - Trong sáng giản dị ở những hình ảnh gần gũi, giản dị, ở ngôn ngữ, giọng điệu không cao ngạo, dạy đời. - Hàm súc, sâu sắc ở lời ít, ý nhiều gợi ra những bài học sâu sắc về lẽ sống, về con đường tu dưỡng, rèn luyện. 4.0 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức HẾT
File đính kèm:
- De HSG hay.pdf