Kỳthi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012 môn thi: ngữ văn -Giáo dục trung học phổ thông

pdf2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳthi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012 môn thi: ngữ văn -Giáo dục trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2012 
Môn thi: NGỮ VĂN - Giáo dục trung học phổ thông 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang) 
 
I. Hướng dẫn chung 
 - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài 
làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 
 - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong 
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
 - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng 
điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 
 - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 
làm tròn thành 1,00 điểm). 
 
 II. Đáp án và thang điểm 
Đáp án Điểm 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
Hai con người được nói đến là những nhân vật nào? Vì sao tác giả gọi họ là 
hai con người côi cút? Hình ảnh hai hạt cát có ý nghĩa gì? 
 
a. Hai con người được nói đến là A. Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a (hoặc Va-niu-ska). 0,50 
b. Tác giả gọi họ là hai con người côi cút vì A. Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a đều mất 
hết người thân trong chiến tranh. 
0,50 
c. Hình ảnh hai hạt cát có ý nghĩa: 
- Những số phận bé nhỏ, mong manh, là nạn nhân của bão tố chiến tranh. 
- Niềm cảm thương của tác giả dành cho các nhân vật. 
(Nếu thí sinh chỉ nêu được một trong hai ý trên và có thêm lí giải riêng nhưng 
hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa của ý c) 
 
0,50 
0,50 
Câu 1 
(2,0 đ) 
 
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách; diễn đạt rõ ràng, đủ ý thì đạt 
điểm tối đa. 
 
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: 
Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội 
 
a. Yêu cầu về kĩ năng 
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không 
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 
 
 
b. Yêu cầu về kiến thức 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; 
cần làm rõ được các ý chính sau: 
 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: tác hại của thói dối trá. 0,50 
- Giải thích: 
+ Thói dối trá là lối sống không trung thực nhằm mục đích vụ lợi; suy thoái về 
đạo đức là sự tha hóa, làm mất dần đi những chuẩn mực đạo đức. 
+ Ý kiến nêu lên tác hại của thói dối trá đối với con người và xã hội. 
 
 
0,50 
Câu 2 
(3,0 đ) 
 
 
 
 
 
 
 
- Bàn luận: 
+ Biểu hiện: thói dối trá đang tồn tại ở con người trong nhiều lĩnh vực đời sống. 
+ Tác hại: làm mất niềm tin; tạo ra những giá trị ảo; làm tha hóa đạo đức của con 
người; làm thiệt hại đến vật chất và tinh thần của xã hội. 
 
0,50 
0,50 
 
 2
+ Lên án, đấu tranh để loại bỏ thói dối trá trong mỗi cá nhân và trong đời sống xã 
hội. 
 0,50 
- Bài học nhận thức và hành động: cần thấy sự nguy hại của thói dối trá; cần tu 
dưỡng, rèn luyện bản thân để sống trung thực. 
0,50 
Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài 
khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa. 
 
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) 
Theo chương trình Chuẩn 
Phân tích đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu 
 
a. Yêu cầu về kĩ năng 
Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt 
lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 
b. Yêu cầu về kiến thức 
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, thí sinh có 
thể phân tích đoạn thơ theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: 
 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 
- Qua nỗi nhớ những ngày tháng kháng chiến cùng chia ngọt sẻ bùi, người cán 
bộ về xuôi thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết với Việt Bắc. 
1,50 
 
- Cuộc sống và con người Việt Bắc đơn sơ, bình dị, gian khổ nhưng lạc quan yêu 
đời hiện lên qua hoài niệm của người cán bộ kháng chiến. 
1,50 
- Nghệ thuật: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết; cặp đại từ mình 
– ta, phép điệp giàu tính truyền thống; ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh, 
giàu sức gợi cảm. 
1,00 
- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. 0,50 
Câu 3.a 
(5,0 đ) 
 
 
Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản 
đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. 
 
Theo chương trình Nâng cao 
Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của 
Nguyễn Tuân 
 
a. Yêu cầu về kĩ năng 
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân 
tích một hình tượng văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi 
chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 
b. Yêu cầu về kiến thức 
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò 
Sông Đà, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý 
cơ bản sau: 
 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 
- Sông Đà dữ dằn, hung bạo: đá bờ sông dựng vách thành hiểm trở; mặt ghềnh 
dữ dội; những hút nước nguy hiểm; thác nước cuồng nộ; trùng vi thạch trận hiểm 
độc. 
 
 1,50 
- Sông Đà thơ mộng, trữ tình: dòng chảy mềm mại, tha thướt; sắc nước biến ảo 
theo mùa; bờ bãi hoang sơ, tĩnh lặng, gợi cảm, giàu chất thơ. 
1,00 
- Nhà văn đã nhìn, cảm nhận dòng sông bằng tình yêu, niềm say mê tha thiết và 
miêu tả thành nhân vật văn học có tính cách phức tạp. 
0,50 
- Nghệ thuật: vận dụng kiến thức uyên bác; liên tưởng so sánh, nhân hóa độc 
đáo, tài hoa; ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh; câu văn giàu nhạc 
điệu. 
 
1,00 
- Đánh giá chung về ý nghĩa và nghệ thuật khắc họa hình tượng. 0,50 
Câu 3.b 
(5,0 đ) 
Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản 
đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. 
 
---------Hết--------- 

File đính kèm:

  • pdfDAN AN VAN THPT 2012.pdf