Lập luận trong văn nghị luận

doc9 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 89
 
 
 

 Làm văn: 
 LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

 


 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Qua bài học, học sinh phải đạt được:
 I. Kiến thức:
 - Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở trung học cơ sở như: Khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận.
 - Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.
 II. Kĩ năng:
- Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Nhận diện các thao tác trong đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Viết được một đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm cho trước theo các luận cứ, thao tác và phương pháp lập luận phù hợp.
 III. Tư tưởng, thái độ.
 - Thông qua bài học, hình thành cho các em sự yêu thích đối với môn học.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC.
 I. Giáo viên:
 1. Phương tiện:
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy học, sách chuẩn kiến thức và kĩ năng.
 2. Dự kiến phương pháp tổ chức học sinh hoạt động cảm thụ tác phẩm.
 - Phương pháp gợi mở, phương pháp hỏi đáp, phương pháp diễn giảng, phân tích.
 II. Học sinh:
 - Sách giáo khoa, sách học tốt.
 - Đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà.
 C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Câu hỏi: Em hãy cho biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận và bố cục dàn ý của một bài văn nghị luận?
 - Gợi ý: * Cách lập dàn ý bài văn nghị luận:
 + Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.
 * Bố cục dàn ý bài văn nghị luận.
 + Dàn ý bài văn nghị luận gồm có ba phần: mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề), thân bài (triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ) và kết bài (nhấn mạnh và mở rộng vấn đề).
 2. Tạo tâm thế tiếp nhận:
 Các em đã biết là đích của văn bản nghị luận là thuyết phục được người nghe, người đọc. Muốn vậy, văn bản nghị luận phải có hệ thống lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Bài học ngày hôm nay, cô và trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này. 
3. Dạy bài mới.




 Hệ thống thao tác việc làm của giáo viên và học sinh.
 Nội dung cơ bản
Dự trù ghi bảng.
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I.
TT1: GV mời Hs đọc sách giáo khoa.
TT2: Qua bạn đọc và theo dõi SGK em hãy cho biết mục đích của lập luận là gì?




TT3: Vậy thì để dẫn tới mục đích đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng nào?
Hs trả lời.
GV bổ sung: Đó là những cơ sở để khẳng định bọn Vương Thông không hiểu được thời thế, lại dối trá nên chỉ là “kẻ thất phu hèn kém”, cầm chắc thất bại.
TT4: Vậy thì qua ví dụ vừa phân tích, em nào có thể cho biết thế nào là một lập luận?
Hs trả lời.
Giáo viên dẫn dắt: Đó là khái niệm về lập luận, vậy thì cách xây dựng một lập luận trong bài văn nghị luận như thế nào, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu phần II.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần II.
TT1: Dựa vào SGK em hãy cho biết làm thế nào để xây dựng được lập luận?
Hs trả lời.

TT2: Em hãy cho biết trong ví dụ ở SGK, tác giả đã bàn về vấn đề gì?
Hs trả lời.


TT3: Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
Hs trả lời.




TT4: Vậy thì để thể hiện các quan điểm đó, tác giả đã đưa ra những luận điểm nào?
Hs trả lời.


TT5: Vậy thì từ ví dụ vừa phân tích, em hãy cho biết thế nào là một luận điểm?
Hs trả lời.
Gv dẫn dắt: Để làm sáng tỏ luận điểm, làm cho người đọc hiểu, tin vào tính đúng đắn của nó, người ta sử dụng các lí lẽ, dẫn chứng hay còn gọi là luận cứ. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu mục 2.
TT6: Em hãy cho biết trong ví dụ ở mục I và ví dụ ở mục II có các luận cứ nào bổ sung cho luận điểm? Luận cứ đó là lí lẽ hay dẫn chứng?
Hs trả lời.


TT7: Trong văn bản “Chữ ta” của Hữu Thọ có 2 luận điểm cơ bản, vậy thì trong 2 luận điểm có các luận cứ nào ? 
Hs trả lời, Gv chốt lại.























TT8: Vậy thì qua 2 ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là một luận cứ?

TT9: GV dẫn dắt: Để lập luận thuyết phục và chặt chẽ, thì phải có các phương pháp lập luận hợp lí. 
TT10: Em hãy lướt nhanh hai ví dụ mà chúng ta vừa phân tích và xác định cho cô phương pháp lập luận trong hai ví dụ đó?
Hs trả lời, Gv bổ sung.









TT11: Ngoài các phương pháp này, các em còn được học ở các lớp dưới những phương pháp lập luận nào khác?
Hs trả lời.
TT12: Vậy từ ví dụ vừa phân tích, em hãy cho biết, thế nào là một phương pháp lập luận?
Hs trả lời.
TT13: Gv mời học sinh đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn HS luyện tập.
GV dẫn dắt: Để giúp các em nắm vững và khái quát lại nội dung bài học, chúng ta cùng đi vào phần III- Luyện tập.
TT1: Gv chia học sinh ra thành 4 nhóm- tương ứng bốn tổ. Tổ 1 làm bài tập 1, tổ 2, 3, 4 làm bài tập 2. Tương ứng tổ 2 làm luận điểm a, tổ 3 làm luận điểm b và tổ 4 làm luận điểm c.




















































TT2: Gv giao bài tập còn lại cho học sinh về nhà làm.
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận.
 1. Tìm hiểu ngữ liệu 1:
Đoạn văn lập luận là một đoạn trong “Lại dụ Vương Thông” của nguyễn Trãi.
- Mục đích lập luận là: Thuyết phục đối phương từ bỏ ý định xâm lược và chỉ ra cho giặc thấy nếu không hiểu thời thế, lại dối trá “kẻ thất phu hèn kém” thì không thể “ cùng nói việc binh được”.
- Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã đưa ra các luận cứ. Các luận cứ đó đều là lí lẽ. Xuất phát từ một chân lí tổng quát: “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế”, tác giả suy luận ra 2 hệ quả:
+ Được thời có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn.
+ Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yếu chuyển làm nguy.

2. Lập luận: Lập luận là đưa ra các lí lẽ, các bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.






II. Cách xây dựng lập luận.

- Để xây dựng được lập luận, người viết phải xác định được luận điểm chính xác, minh bạch, tìm các luận cứ thuyết phục và biết vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.
1. Xác định luận điểm.
a) Ví dụ trang 110, SGK
- Luận đề: Trong ví dụ ở SGK tác giả đã bàn về việc sử dụng tiếng nước ngoài trên báo chí, quảng cáo…
- Quan điểm của tác giả:
+ Khi nào thật cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài, còn bình thường thì phải dùng tiếng mẹ đẻ. Đó vừa là thái độ tự trọng vừa để đảm bảo quyền lợi được thông tin của người đọc. 
+ Phê phán bệnh sính tiếng nước ngoài của người Việt.
- Hệ thống luận điểm: có 2 luận điểm:
+ Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trên các bảng hiệu, quảng cáo, báo chí…
+ Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa và báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
b) Khái niệm: Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

2. Tìm luận cứ.
- Luận cứ trong đoạn trích: “ Thư lại dụ Vương Thông” của Nguyễn Trãi đều là các lí lẽ . Có các luận cứ sau: 
+ Được thời có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn.
+ Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yếu chuyển làm nguy. 
- Luận cứ của cả hai luận điểm trong bài “ Chữ ta” của Hữu Thọ đều là những bằng chứng “mắt thấy tai nghe” của chính người viết khi tác giả sang Xơ- Un và quay về Việt Nam.
* Luận điểm 1: Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trên các bảng hiệu, quảng cáo, báo chí…
Các luận cứ:
+ Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.
+ Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu của chữ Triều Tiên. 
+ Trong khi đó thì một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
* Luận điểm 2: Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa và báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
Các luận cứ:
+ Ở Triều Tiên: - có một số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp.
 - Nhưng các tờ báo phát hành trong nước đều không có mấy trang viết bằng tiếng nước ngoài, trừ một số tạp chí khoa học , ngoại thương có in ở trang cuối mục lục bằng tiếng nước ngoài để người đọc nước ngoài nhờ dịch những bài cần đọc.
+ Trong khi đó ở nước ta, khá nhiều báo….lại bị thiệt mất mấy trang thông tin.
à Luận cứ là những lí lẽ hoặc dẫn chứng chúng minh cho luận điểm.

3) Lựa chọn phương pháp lập luận.


+ Đoạn văn Nguyễn Trãi: Phương pháp lập luận là diễn dịch và quan hệ nhân quả. Đầu tiên đưa ra nhận định khái quát: “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi”, sau đó triển khai nhận định bằng các luận cứ (đồng thời cũng là nguyên nhân) và cuối cùng là lời đánh giá từ các luận cứ (đồng thời cũng là kết quả).
+ Bài văn của Hữu Thọ: Lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập. Để đi đến kết luận về “thái độ tự trọng của một quốc gia”, tác giả đã so sánh 2 luận điểm, trong mỗi luận điểm, người viết đều so sánh thực tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam về phương diện chữ viết trên quảng cáo, bảng hiệu và trên báo chí.
- Ngoài hai phương pháp trên còn có một số phương pháp khác như: tổng hợp – phân tích – tổng hợp; nêu phản đề; giả thiết, đặt câu hỏi, ngụy biện, loại suy…
- Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.



III. Luyện tập:
1) Bài tập 1:
- Luận đề: Bàn về chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
- Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam rất phong phú, đa dạng. 
- Luận cứ:
+ Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống con người.
 + Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất tài năng, khát vọng chân chính…
 + Đề cao những quan hệ đạo đức…
à Luận cứ về lí lẽ.
 + Các tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học phật giáo đời Lí đến văn học giai đoạn thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX có một số tác phẩm tiêu biểu như: 
( Cáo bệnh bảo mọi người, Tỏ lòng, Đại cáo bình Ngô, Tùng, Cảnh ngày hè, Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Cung oán ngâm,...)
à Luận cứ về dẫn chứng.
- Phương pháp lập luận: diễn dịch.
2) Bài tập 2:
Có nhiều cách đưa ra luận cứ, cũng như có thể có nhiều luận cứ cho mỗi luận điểm mà bài tập nêu ra. Ví dụ :
a) Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích:
- Lí lẽ:
+ Nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên, xã hội, hiểu biết về cuộc sống mọi mặt.
+ Đọc sách giúp ta khám phá chính bản thân mình. 
+ Đọc sách sẽ chắp cánh cho những ước mơ, khơi nguồn cho những sáng tạo.
+ Đọc sách giúp cho việc diễn đạt (nói, viết) tốt hơn.
- Dẫn chứng:
+ Một số tấm gương đọc sách, làm theo sách.
+ Với bản thân.
b) Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.
- Lí lẽ:
+ Đất đai bị xói mòn, sạt lở, bị sa mạc hoá, rừng bị tàn phá nặng nề.
+ Không khí bị ô nhiễm bởi khói, bụi, chất độc...gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo.
+ Nguồn nước sạch bị nhiễm độc tố, hóa chất do nước thải công nghiệp, sinh hoạt gây ra.
+ Cuộc sống của con người và muôn vật bị đe dọa, ảnh hưởng nặng nề.
- Dẫn chứng:
+ Trên thế giới
+ Ở Việt Nam.
c) Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
- Lí lẽ:
+ Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
+ Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.
- Dẫn chứng:
+ Liệt kê một số tác phẩm văn học dân gian và thế giới tiêu biểu.
3. Bài tập 3 (về nhà).
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận.
1. Tìm hiểu ngữ liệu 1:


- Mục đích: Thuyết phục đối phương từ bỏ ý định xâm lược.


- Luận cứ:
+ Lí lẽ: “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế”.
à Hệ quả: 2 hệ quả.
+ 

+ 


2. Lập luận: (SGK).








II. Cách xây dựng lập luận.





1. Xác định luận điểm.
a) Ví dụ:
- Luận đề: bàn về việc sử dụng tiếng nước ngoài.

- Quan điểm:






- Hệ thống luận điểm: có 2 luận điểm:
+ Tiếng Việt đang bị lấn lướt.
+ Tiếng nước ngoài được đưa tràn lan vào báo chí.

b) Luận điểm (SGK)


2. Tìm luận cứ.
- Ví dụ 1: 
+ Luận cứ đều là lí lẽ.





- Ví dụ 2:
+ Luận cứ là dẫn chứng.


* Luận điểm 1:












* Luận điểm 2:













à Luận cứ (SGK).


3) Lựa chọn phương pháp lập luận.

- Ví dụ 1: Phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân quả





- Ví dụ 2: Phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.





- Một số phương pháp lập luận khác (SGK).


à Phương pháp lập luận (SGK)



* Ghi nhớ (SGK).

III. Luyện tập:
1) Bài tập 1:



- Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam rất phong phú, đa dạng. 
- Luận cứ:
+ Lí lẽ:




+ Luận chứng:








2) Bài tập 2:






































3. Bài tập 3 (về nhà).

 
 D. CỦNG CỐ- DẶN DÒ.
 * Củng cố: 
 - Nắm vững được thế nào là một lập luận, cách xây dựng lập luận như thế nào
 * Dặn dò:
 - Về nhà làm các bài tập còn lại.
 - Đọc lại đề và chuẩn bị cho tiết trả bài làm văn số 6.
 Đồng Hới, ngày 16/ 03/ 2011.

 Giáo viên hướng dẫn giảng dạy: Sinh viên thực tập giảng dạy:
 

 Dương Lệ Giang. Lê Thị Hà.

File đính kèm:

  • docLap luan trong van nghi luan.doc