Luận văn Bài làm văn số 5 - Học kì II (nghị học) năm học: 2012 – 2013 Trường Thpt Quỳnh Lưu II

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Bài làm văn số 5 - Học kì II (nghị học) năm học: 2012 – 2013 Trường Thpt Quỳnh Lưu II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
BÀI LÀM VĂN SỐ 5 - HỌC KÌ II (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)
Năm học: 2012 – 2013
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề


I- MA TRẬN ĐỀ:

 Mức độ
Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số điểm
Văn học (1 câu)
1.0
2.0

3.0
NLVH (1câu)

4.0
3.0
7.0
Tổng số điểm/ Tổng số câu
1.0
6.0
3.0
10.0/ (2 câu)

II- ĐỀ CHÍNH THỨC:
Câu 1. (3 điểm)
Lúc mới bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, Mị đã định ăn lá ngón tự tử, nhưng vì thương cha, cô đành gạt nước mắt quay trở lại nhà thống lí. Vậy anh (chị) hãy giải thích: Vì sao sau này, khi cha Mị đã mất, trong đầu Mị lại không hề xuất hiện ý định tự tử nữa?
Câu 2. (7 điểm)
Ý nghĩa của hình ảnh tiếng sáo trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài (Đoạn trích ở SGK Ngữ văn 12, tập 2, tr4-14, NXB GD 2009)
………………Hết…………………
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: …………………….
Chữ kí của giám thị 1: ………………. Chữ kí của giám thị 2: ……………...







TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG KHỐI 11
Môn: Ngữ văn - Năm học: 2012 – 2013
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề


I- MA TRẬN ĐỀ XUẤT:

 Mức độ
Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số điểm
NLXH (1 câu)
2.0
3.0
3.0
8.0
NLVH (1 câu)
2.0
4.0
6.0
12.0
Tổng số điểm/ Tổng số câu
4.0
7.0
9.0
20.0/ (2 câu)

II- CÁC ĐỀ BÀI THAM KHẢO:
A- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
1) 
BÓNG NẮNG, BÓNG RÂM
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con.
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: Sao nắng, râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng, vẫn râm …
… Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
 ( Sưu tầm từ Internet)
Câu chuyện nhỏ trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về những bài học trong cuộc sống?


2) Cảm nhận của anh (chị) về ý nghĩa triết lí trong bài thơ sau:
 HỎI
Tôi hỏi đất, đất sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước, nước sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ, cỏ sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào?
 (Hữu Thỉnh)
3) 
CỔ TÍCH CHO NHỮNG HY VỌNG KHÔNG THÀNH
Khi Mùa Xuân chuẩn bị ra đi thì Mùa Hè đến. Mùa Hè mang đến cho Mùa Xuân một bó hoa hồng rất đẹp và nói:
- Mùa Xuân ơi, hãy tin tôi, tôi yêu em. Hãy ở lại với tôi. Chúng ta sẽ cùng đi chơi, đến tất cả những nơi mà em muốn.
Nhưng Mùa Xuân không yêu Mùa Hè. Và cô ra đi. Mùa Hè buồn lắm. Mùa Hè ốm, nhiệt độ lên cao. Mọi thứ xung quanh trở nên rất nóng.
Sau một thời gian, Mùa Thu đến, mang theo rất nhiều trái cây ngon. Mùa Thu rất yêu Mùa Hè. Cô không muốn Mùa Hè phải buồn.
- Mùa Hè ơi, đừng buồn nữa. Hãy ở lại với em. Em sẽ mang lại hạnh phúc cho anh.
Nhưng với Mùa Hè, Mùa Xuân là tất cả. Và anh ra đi.
Mùa Thu khóc, khóc nhiều lắm. Mọi thứ xung quanh trở nên ướt át.
Một thời gian sau, Mùa Đông đến mang theo cậu con trai của mình là Băng Giá. Những giọt nước mắt của Mùa Thu làm cho Băng Giá cảm thấy xao xuyến. Anh muốn đem lại hạnh phúc cho Mùa Thu
- Mùa Thu ơi, hãy ở bên tôi. Tôi sẽ xây cho em những lâu đài, những con đường bằng băng. Tôi sẽ hát cho em nghe những bài hát hay nhất. Hãy ở bên tôi.
- Không, Băng Giá ạ. Ở bên anh tôi sẽ luôn cảm thấy lạnh lẽo thôi.
Và Mùa Thu ra đi. Băng Giá buồn lắm. Gió thổi mạnh. Chỉ trong một đêm thôi, mọi thứ trở nên trắng xóa bởi tuyết. Mùa Đông thấy con như vậy thì buồn lắm. Bà nói:
- Tại sao con không yêu Mùa Xuân? Cô ấy đã đến và hứa sẽ mang lại cho con hạnh phúc.
- Không mẹ ơi, con không thích. Chúng ta hãy rời khỏi đây đi.
Và họ ra đi.
Chỉ còn lại một mình Mùa Xuân. Cô khóc. Nhưng rồi, bất chợt Mùa Xuân nhìn ra xung quanh: “Ôi tại sao mình phải khóc chứ? Mình còn rất trẻ, và xinh đẹp nữa. Thời gian dành cho mình không nhiều. Tại sao mình không làm những việc có ý nghĩa hơn?”
Và mọi thứ như sống lại: cây cối tươi xanh, ra hoa, đâm chồi, nảy lộc …
 (Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ, 2009)
Từ câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về ước vọng và ảo vọng trong cuộc đời?
4) 
XA XỨ
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình …”
Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm …”
Mùa đông sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội … Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi đó có phải là người Việt không …”.
 (Sưu tầm từ Internet)
Suy nghĩ của anh (chị) từ câu chuyện trên.
5) “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được.
Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”
 (Vích-to Huy-gô)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
6) Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện sau đây:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
7) Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”? (Theo Noóc-man Ku-sin, Những vòng tay âu yếm, NXB Trẻ, 2003)
8) 
ÔNG GIÀ VÀ THẦN CHẾT
Một hôm ông già đốn củi và gánh về nhà. Đường thì xa, gánh củi thì nặng, ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống và nói:
- Chà, giá thần chết mang ta đi có phải hơn không!
Thần Chết đến và bảo:
- Ta đây, lão cần gì nào?
Ông già sợ hãi bảo:
- Lão muốn ngài nhắc hộ bó củi lên cho lão.
(Lep Tôn-xtôi, phỏng theo truyện ngụ ngôn của Ê-Dôp)
Anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề chứa đựng trong câu chuyện trên?
B) NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
1) “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” (Thế Lữ - tựa tập “Thơ thơ”)
Anh (chị) hãy làm rõ nhận xét ấy qua bài thơ “Vội vàng” (SGK Ngữ văn 11, tập 2, tr22,23)
2) Có một hệ thống các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo (truyện ngắn “Chí Phèo” – Nam Cao): Cái lò gạch bỏ không – Nhà những người nghèo khổ - Nhà Bá Kiến – Nhà tù – Làng Vũ Đại – Vườn chuối và túp lều ven sông – Nhà Bá Kiến – Cái lò gạch bỏ không.
Theo anh (chị), sơ đồ không gian trên có ý nghĩa gì?
3) “Có thể nói, nồng nàn và trẻ trung là hai phẩm chất, đồng thời cũng là giọng điệu chính trong thơ Xuân Diệu (…) Trong số đó, “Vội vàng” là một trong những thi phẩm thuộc loại tiêu biểu nhất cho giọng điệu nồng nàn của Xuân Diệu”.
(Giọng điệu thơ Xuận Diệu trước 1945, Nguyễn Đăng Điệp, Tạp chí Văn học, số 02, 2001)
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Vội vàng” (SGK Ngữ văn 11, tập 2, tr22,23) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
4) Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối thể hiện qua hai truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. 
5) Sự cảm nhận về thời gian của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu.
6) Khi đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam), nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: “Truyện có một hương vị thật man mác. Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng dóng lên một cái gì còn ở trong tương lai … Nơi cái thể giới quan của đôi trẻ ở một phố quê, hình ảnh đoàn tàu và cái tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và của ước vọng. Đọc “Hai đứa trẻ”, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”
Anh (chị) hãy phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
7) Tính chất cổ điển và hiện đại qua bài thơ “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận.
8) Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét: “Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn luôn quằn quại, đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt. Linh hồn muốn thoát khỏi xác phàm để bay tới cõi siêu nhiên sáng láng, thơm tho, tinh khiết, nhưng thực ra vẫn gắn bó với cuộc đời, với cuộc đời mà ông tha thiết yêu thương bằng một tình yêu trần thế. Ông tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật điên loạn, ma quái, xa lạ với đời thực. Trong thế giới đó có hai hình tượng sống động như hai nhân vật: hồn và trăng – cũng biết cười, biết khóc, biết gào thét, và cũng quằn quại, đau đớn. Bên cạnh những vần thơ điên loạn, thi sĩ nhiều khi lại sáng tạo nên những hình ảnh tuyệt mĩ và hồn nhiên, trong trẻo lạ thường”
Anh (chị) hãy phân tích thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) để làm sáng tỏ nhận định trên.
9) “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết”
Qua bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu), anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? 
………………Hết…………………
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: …………………….
Chữ kí của giám thị 1: ………………. Chữ kí của giám thị 2: ……………...



File đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi khoi 11 Tham khao rat hay.doc