Luận văn Tiết 56 :Làm văn Tóm tắt văn bản nghị học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tiết 56 :Làm văn Tóm tắt văn bản nghị học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 56 :Làm văn TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: - Hiểu đặc trưng của nghị luận vh và các thao tác cơ bản để tóm tắt một vb nghị luận vh. - Tóm tắt được một bài nghị luận vh ngắn, phù hợp với trình độ HS THPT, chủ yếu là các vb nghị luận vh trong SGK. - Nâng cao ý thức và thói quen tóm tắt các vb được học, hoặc đọc thêm để tích lũy vốn tư liệu và kiến thức mà nghị luận vh cung cấp. B-NỘI DUNG LÊN LỚP I- ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA: - Thế nào là nhân vật văn học? Phân tích nhân vật trong tác phẩm nhằm mục đích gì? - Trình bày cách thức phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Kiểm tra vở soạn của 3 HS II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Gọi một HS đọc tên các văn bản nghị luận dẫn ra trong SGK - Theo em, trong các văn bản trên, đâu là những văn bản nghị luận văn học? Vì sao ? I. Nhận diện văn bản nghị luận văn học 1. Xét các văn bản nghị luận 2. Các văn bản nghị luận văn học là: - Bàn về nghệ thuật - Nhận định về truyện thơ “Lục Vân Tiên” ~ Đặc trưng của nghị luận văn học là : + Phạm vi: bàn về các vấn đề văn học (một đoạn thơ, văn; một tác phẩm; một tác gia; một trào lưu; một hiện tượng; …) + Thao tác nghị luận chủ yếu: phân tích, bình luận, bình giảng - Yêu cầu HS nhắc lại các thao tác văn bản nghị luận - GV nhận xét, sửa chữa (nếu HS trả lời chưa hoàn chỉnh) trên cơ sở 4 thao tác cơ bản sau: a. Đọc văn bản, nắm vững vấn đề mà tác giả nghị luận (chú ý tiêu đề, những từ ngữ then chốt ở phần đặt và kết thúc vấn đề) b. Phác qua bố cục hoặc lập dàn ý của văn bản (chú ý các đoạn văn, các câu chốt trong các đoạn ở phần giải quyết vấn đề) c. Dùng cách nén câu, nén ý để viết văn bản tóm tắt. d. Kiểm tra lại bài tóm tắt. . II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận văn học 1. Cách tóm tắt Về cơ bản, giống cách tóm tắt văn bản nghị luận (đã được học ở KH I) - Gọi một HS đọc văn bản Tinh thần nhân đạo trong “Truyện Kiều” - HS thảo luận các câu hỏi trong SGK - GV tổ chức, hướng dẫn, định hướng trên cơ sở bảo đảm một số nội dung kiến thức sau: a. Luận đề của văn bản trên là: Truyện Kiều là tác phẩm dồi dào tinh thần nhân đạo mà biểu hiện nổi bật là tình thương của Nguyễn Du đối với những con người đau khổ. b. Có thể hình thành dàn ý của văn bản trên như sau: - Mở bài: (từ đầu đến “vô tình”): Tinh thần nhân đạo trong Truyện Kiều thuể hiện trước hết ở tình thương yêu của Nguyễn Du đối với những con người đau khổ - Thân bài (từ “Qua tập truyện” đến “tồn tại vĩnh viễn”): Gồm hai luận điểm: + Nguyễn Du thương một gia đình tan nát khiến Thúy Kiều, một người con trong gia đình ấy, bị đứt một mối tình, bị đày đọa khổ cực. + Từ tình thương Thúy Kiều, Nguyễn Du thương tất cả những phụ nữ bạc mệnh trong xã hội phong kiến đấy tội ác. - Kết bài (đoạn còn lại): Tuy chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du chưa có tính chiến đấu cao, nhưng chúng ta vẫn có thể khẳng định Truyện Kiều là tác phẩm dồi dáo tinh thần nhân đạo trong một xã hội vô nhân đạo. c. Sau khi đã hình thành được dàn ý như trên, GV khuyến khích các em viết thành văn bản tóm tắt. (Có thể cho cả lớp viết trong vòng 5 phút, sau đó GV lấy 1, 2 bài viết của HS bất kì, đọc trước lớp, yêu cầu các HS khác nhận xét, sau đó GV nhận xét, sửa chữa (nếu cần)) - Gọi một HS đọc phần Ghi nhớ (SGK 2. Thực hành tóm tắt một văn bản nghị luận văn học. Tóm tắt văn bản Tinh thần nhân đạo trong “Truyện Kiều” III. Ghi nhớ (SGK) BT1: - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 8 trong bài Bàn về nghệ thuật của Đốt-xtôi-ép-xki. - HS nhận xét và sửa chữa bản nháp của bạn HS " Hình thành dàn ý " viết thành đoạn tóm tắt hoàn chỉnh. BT2: (HS làm ở nhà, GV sẽ kiểm tra và sửa chữa sau) IV. Luyện tập BT1 Tuy chỉ là đoạn văn ngắn song ý kiến của Đốt-xtôi-ép-xki khá chặt chẽ, sáng tỏ. Sai sót trong “bản nháp” của bạn HS khi dàn ý chuẩn bị tóm tắt văn bản ấy là: - Phát hiện không đúng luận đề (câu a) - Nêu luận điểm cũng không chính xác (câu b, c) *Có thể chỉnh sửa lại như sau: a. Mở đoạn (luận đề): Nghệ thuật chân chính luôn gắn bó trung thành với thực tế cuộc sống của con người. b. Thân đoạn: gồm hai ý: - Nghệ thuật ra đời, phát triển, diệt vong cùng với lịch sử loài người - Sáng tạo là bản chất của nghệ thuật, cũng là bản chất trong hoạt động của con người. c. Kết đoạn: Nghệ thuật mãi mãi sống với con người và trung thành với hiện thực cuộc sống. III- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP - Làm BT 2 (SGK tr213) - Viết đoạn văn NLVH
File đính kèm:
- 056- TOM TAT VB NGHI LUAN VAN HOC.doc