Luận văn Tiết 58 : Làm văn Viết đoạn văn nghị học

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tiết 58 : Làm văn Viết đoạn văn nghị học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58 : Làm văn 

VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
- Hiểu vị trí, vai trò và kết cấu một đoạn văn - nhất là đoạn văn trong phần giải quyết vấn đề- của một bài nghị luận vh.
- Biết cách viết một đoạn văn nghị luận vh.
- Nâng cao ý thức nhận dạng khi đọc và ý thức thường xuyên tập viết đoạn văn để chuẩn bị thiết thực cho các bài làm văn nghị luận vh sau này.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA:
 - Nêu các thao tác tóm tắt văn bản nghị luận văn học.
 - GV kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và soạn bài của vài HS, có nhận xét cho điểm cụ thể.
 - Kiểm tra vở soạn của 3 HS
II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HS lần lượt trả lời hai câu hỏi trong SGK nhằm ôn lại những kiến thức liên quan, đã học.

- HS đọc lại hai đoạn văn ở bài Tóm tắt văn bản nghị luận văn học và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV định hướng trên cơ sở bảo đảm một số kiến thức sau: 
1a. Câu chốt của hai đoạn văn:
- Đoạn 1: Qua tập truyện Kiều của nguyễn Du, người ta thấy những cảnh đáng thương nhất trong xã hội phong kiến.
- Đoạn 2: Song Nguyễn Công Trứ vốn là một tính cách mạnh, sự bâng khuâng triết học đó không dừng lại lâu trong ông.
1b. Cả hai đoạn văn trên đều có phần sơ kết đoạn và đều được viết ở cuối đoạn. tuy vậy cách sơ kết đoạn của hai tác giả không giống nhau:
- Sơ kết đoạn của đoạn 1 là một câu thơ (người viết mượn ngay chính thơ của Nguyễn Du)
- Sơ kết đoạn của đoạn 2 là ý kiến trực tiếp của tác giả bài nghị luận “không hẳn là…khinh bạc”
1c. Cách lập luận và diễn đạt của cả hai tác giả - Đặng Thai Mai và Trần Thị Băng Thanh - khá chặt chẽ, hài hòa dẫn chứ và lí lẽ; văn viết trôi chảy, phối hợp câu dài, câu ngắn, câu thơ và câu văn xuôi…
2a. Trong bài nghị luận có 3 loại đoạn văn:
- Đoạn văn ở phần mở bài, có nhiệm vụ nêu vấn đề, xác lập luận đề.
- Các đoạn văn ở phần thân bài, có nhiệm vụ triển khai vấn đề nghị luận.
- Đoạn văn ở phần kết bài, có nhiệm vụ tổng hợp, khái quát toàn văn bản nghị luận; hoặc mở rộng, khơi sâu vấn đề; hoặc liên hệ thực tế; hoặc nêu cảm nghĩ riêng của người viết.
2b. Kết cấu mỗi đoạn văn thường gồm ba phần:
- Mở đoạn (câu chốt)
- Phát triển đoạn
- Sơ kết đoạn
2c. Lập luận và diễn đạt trong đoạn văn phải rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc.

I. Ôn lại kiến thức cơ bản

II. Viết đoạn văn nghị luận văn học
1. Khảo sát đoạn văn
- Đoạn1, từ “qua tập truyện của Nguyễn Du” đến “lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (trong bài Tinh thần nhân đạo trong “Truyện Kiều” của Đặng Thai Mai)
- Đoạn 2, từ “Song Nguyễn Công trứ” đến “chấp nhận” (trong văn bản Bài ca ngất ngưởng của Trần Thị Băng Thanh)




























-Thông qua việc tìm hiểu các đoạn văn nghị luận trên, em hãy trình bày cách viết một đoạn văn nghị luận văn học.
2. Cách thức viết đoạn văn nghị luận văn học
(ý 2, phần Ghi nhớ, SGK)

BT1: (HS làm tại lớp dưới sự hướng dẫn của GV)
BT2 & BT3(HS làm ở nhà, GV sẽ kiểm tra sau)
III. Luyện tập

III- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
- Soạn bài Ôn tập văn học trung đại
Yêu cầu:
+ Ôn lại các kiến thức văn học trung đại đã học
+ Chuẩn bị 4 câu hỏi (1,2,3,4) trong phần ôn tập (SGK tr 220



File đính kèm:

  • doc058- VIET DOAN VAN NGHI LUAN VH.doc