Luyện tập văn học trung đại ( đề 1)

doc115 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4198 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luyện tập văn học trung đại ( đề 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ( ĐỀ 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4điểm)
Câu 1: Tác phẩm "chuyện người con gái Nam Xương" thuộc thể loại gì? 
A. Truyền kì	B. Tiểu thuyết chương hồi 	C. Thuyện thơ	D. truyện ngắn.
Câu 2: Nguyễn Du là người Việt Nam đầu tiên được công nhận là "danh nhân văn hoá thế giới", đúng hay sai? A.. Đúng	B. Sai
Câu 3: Tố Như là tên chữ của nhà văn Việt Nam nào? 
A. Nguyễn Dữ 	B. Nguyễn Du	C. Tố Hữu	D. Một tác giả khác.
Câu 4: Tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du có tên gọi nào khác?
A.. Kim, Vân, Kiều truyện	B. Đoạn trường tân thanh	C. Cả hai tên gọi trên.
Câu 5: Trình tự tóm tắt tác phẩm "Truyện Kiều" dưới đây đúng hay sai? Nếu sai hãy đảo lại cho đúng?
- Phần thứ nhất: Gia biến và lưu lạc
- Phần thứ hai: Gặp gỡ và đính ước.
- Phần thứ 3: Đoàn tụ.
Câu 6: Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" nằm ở phần nào của tác phẩm "Truyện Kiều"?
A. Gặp gỡ và đính ước. 	B. Gia biến và lưu lạc	C. Đoàn tụ
Câu 7: Miêu tả sắc đẹp của chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? 
A. Bút pháp ước lệ	B. Bút pháp tả thực	C. Kết hợp cả ước lệ và tả thực.
Câu 8: Chọn các từ trong ngoặc đơn (nao nao, thanh thanh, xanh xanh, nho nhỏ, xinh xinh) điền vào chỗ trống trong hai câu thơ sau cho chính xác. 
"……………….dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu……………..cuối ghềnh bắc ngang"
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Dựa vào đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều", em hãy xây dựng một văn bản tự sự.


























LUYỆN TẬP VĂ N HỌC TRUNG ĐAI (ĐỀ 2)
Đề 2: 
Câu 1: (1 điểm) : Các tác phẩm nào là truyện Nôm, truyện truyền kì, tiểu thuyết lịch sử chương hồi, tuỳ bút? Sắp xếp lại cho đúng thể loại:
Tên v¨n b¶n
Tên thể loại
- Quang Trung đại phá Quân Thanh
- Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh
- Cảnh ngày xuân
- Lục Vân Tiên gặp nạn
- Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Người con gái Nam Xương.
Truyện truyền kì
Truyện cổ tích
Tuỳ bút
Tiểu thuyết lịch sử chương hồi
Truyện Nôm khuyết danh
Truyện Nôm

Câu 2: (1 điểm) : Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng chữ gì? 
A. Chữ Hán	B. Chữ Nôm	C. Chữ quốc ngữ	D. Chữ Pháp
Câu 3: (1 điểm) : Tìm những phẩm chất chung giữa Vũ Nương, Thuý Kiều và Kiều Nguyệt Nga:
A. Tài sắc vẹn toàn	B. Chung thuỷ sắt son
C. Kiên trinh tiết liệt	D. Nhân hậu bao dung
Câu 4: (2 điểm) : Tìm những điểm giống nhau về thể loại, ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai tác phẩm "Truyện Kiều" và "Truyện Lục Vân Tiên"
Câu 5: (5 điểm): Dựa vào đoạn trích "Chị em Thuý Kiều", viết một đoạn văn tả lại chân dung Thuý Kiều và Thuý Vân.


Đáp án và biểu điểm đề 2
Câu 1: (1 điểm)
Tên tác phẩm
Tên thể loại
- Quang Trung đại phá Quân Thanh
- Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh
- Cảnh ngày xuân
- Lục Vân Tiên gặp nạn
- Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Người con gái Nam Xương.
Tiểu thuyết lịch sử chương hồi
Tuỳ bút
Truyện Nôm
Truyện Nôm
Truyện Nôm 
Truyện truyền kì.
 Câu 2: (1 điểm)
B. Chữ Nôm 
Câu 3: A. Tài sắc vẹn toàn; D. Nhân hậu bao dung (1 điểm)
Câu 4: (2 điểm)
- Thể loại, ngôn ngữ: Truyện thơ Nôm lục bát ( 0,5 điểm)
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: (1,5 điểm)
+ Với nhân vật chính diện (0,5); nghiêng về ước lệ : hai Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực
+ Với nhân vật phản diện: (0,5điểm): Nghiêng về tả thực: Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm….
+ Tính cách nhân vật (0,5) được thể hiện qua ngoại hình chân dung, lời nói, cử chỉ và hành động, đối thoại và một số độc thoại đơn giản, trực tiếp.
Câu 5:Viết đoạn văn (5 điểm) 
Yêu cầu đoạn văn: - Không quá dài, độ khoảng trên dưới 15
- Theo trình tự: tả chung hai chị em, tả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau
- Bám sát lời thơ của Nguyễn Du nhưng phải biến thành lời văn xuôi của bản thân.
- Không phân tích, bình luận, nêu cảm xúc hoặc ấn tượng của người viết.



LUYỆN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (ĐỀ 3)

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Truyện "người con gái Nam Xương" của nhà văn nào? 
A. Nguyễn Dữ	B. Nguyễn Du	C. Nguyễn Đình Chiểu
Câu 2: Nhận xét sau nói về tác giả nào? 
"Thư sinh đánh giặc bằng ngòi bút"
A. Nguyễn Dữ	 B. Nguyễn Du	C. Nguyễn Đình Chiểu
Câu 3: Nhận xét sau nói về tác phẩm nào?
Tác phẩm này là một áng "thiên cổ kì bút"
A. Truyện Lục Vân Tiên	B. Truyện người con gái Nam Xương	C. Truyện Kiều.
Câu 4: Nhân vật "thằng bán tơ" là nhân vật của tác phẩm nào?
A. Hoàng Lê nhất thống chí	B. Truyện Kiều	C. Truyện Lục Vân Tiên
Câu 5: Ý nghĩa của các yếu tố truyền kì trong truyện "Người con gái Nam Xương" là gì?
A.. Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương
B. Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm
C. Thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 6: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ hiện lên trong hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí như thế nào?
A. Là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán
B. Là người có trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén
C. Là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng
D. là người có tài dụng binh như thần
E. Là hình ảnh người anh hùng lẫm liệt trong chiến trận
G. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Hai câu thơ nói về nhân vật nào trong "Truyện Kiều": 
"Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"
A. Đạm Tiên	B. Thuý Vân	C. Thuý Kiều
Câu 8: Những từ sau: nhẵn nhụi, bảnh bao, tót, cò kè, được Nguyễn Du sử dụng miêu tả nhân vật nào trong "Truyện Kiều":
A. Kim Trọng	B. Mã Giám Sinh	C. Thúc Sinh	D. Sở Khanh
Câu 9: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: 
"Nàng rằng: nghĩa nặng nghìn non
Lâm Tri……………chàng còn nhớ không
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai, há dám phụ lòng………..?"
(Từ dùng để điền: Người cũ, người xưa, cố nhân, tri ân, tri kỷ)
Câu 10: hai câu nói sau là của nhân vật nào? (dùng mũi tên nối)
Lục Vân Tiên
1. Làm ơn há dễ trông người trả ơn



2.Dốc lòng nhân nghĩa đâu chờ trả ơn
Ngư ông



II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chị em Thuý Kiều, cách miêu tả ấy đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào? 
Câu 2: Phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích: "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ 3

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: A (0,25)	Câu 5: D (0,25)	Câu 9: người cũ, người xưa (0,5)
Câu 2: C (0,25)	Câu 6: G (0,25)	Câu 10: 1. Ứng với ý A (0,25)
Câu 3: B (0,25)	Câu 7: C (0,5)	 2. Ứng với ý B (0,25)
Câu 4: B (0,25)	Câu 8: B (0,5)
II. Phần tự luận:
Câu 1: (2 điểm). Học sinh nêu được các ý cơ bản sau:
- Miêu tả ngoại hình hai chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ - truyền thống của văn học cổ điển.
- Cách sử dụng từ ngữ miêu tả 2 nhân vật có gì khác
+ Với Thuý Vân: thua, nhường
 Thuý Kiều: ghen, hờn.
=> Cách miêu tả ấy dự báo tương lai của Thuý Vân êm đềm, phẳng lặng, còn tương lai của Thuý Kiều đầy sóng gió, bất trắc.
Câu 2: (4 điểm), mỗi ý 1 điểm
- Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ qua mô típ ở truyện Nôm truyền thống: Một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu.
- LVT là một nhân vật lý tưởng của tác phẩm. Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời, lòng đầy hăm hở muốn lập công danh, mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Tình huống đánh cướp là thử thách đầu tiên, là cơ hội hành động cho chàng.
- Hành đông đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của VT. Vẻ đẹp của VT là vẻ đẹp riêng của con người dũng tướng. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người "vị nghĩa vong thân", cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu chiến thắng nhiều thế lực bạo tàn".
- Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm nhân hậu
LUYỆN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (Đề 4)
Câu 1: Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua hai nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều
Câu 2: Cảm nhận của em về hai nhân vật anh hùng Nguyễn Huệ và Lục Vân Tiên
Lưu ý: Mỗi câu viết thành một đoạn văn ngắn khoảng trên dưới 10 dòng. 
Đề 5: Chọn một trong những câu hỏi sau:
1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng trong "chuyện người con gái Nam Xương"
2. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật trong đoạn trích "chị em Thuý Kiều"
3. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (tả tâm trạng nhân vật) trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Gợi ý đề 4 
Câu 1: Họ là những người có phẩm chất vô cùng cao đẹp nhưng số phận lại đau thương bất hạnh.
Số phận bi kịch
Vẻ đẹp
Đau khổ, bất hạnh, oan khuất; tài hoa bạc mệnh, hồng nhan đa truân
- Không được sum họp vợ chồng hạnh phúc, một mình nuôi gài, dạy trẻ, bị chồng nghi oan, phải tìm đến cái chết, vĩnh viễn không thể đoàn tụ với chồng con (nàng Vũ Thị Thiết)
- Số phận nàng Kiều: 
Bi kịch tình yêu, mối tình đầu tan vỡ, phải bán mình chuộc cha: "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần"; hai lần tự tử, hai lần đi tu, hai lần phải vào lầu xanh, hai lần làm con ở; quyền sống và quyền hạnh phúc bị cướp đoạt nhiều lần.
- Tài sắc vẹn toàn
- Chung thuỷ son sắt
- Hiếu nghĩa, nhân hậu, bao dung, khát vọng…
Câu 2: Những nhân vật anh hùng:
a. Quang Trung Nguyễn Huệ (Hoàng Lê nhất thống chí)
- yêu nước nồng nàn; quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu nước, cứu dân
- Tài trí, dũng cảm hơn người; mưu cao mẹo giỏi, hành binh thần tốc, chỉ huy quân sĩ trực tiếp chiến đấu và chiến thắng, đại phá quân Thanh mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789)
- Nhân cách cao đẹp vừa kiên quyết vừa bao dung, nhìn xa trông rộng.
=> Đó là người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhân vật lịch sử kiệt xuất được khắc hoạ trung thực trong một tác phẩm văn học trung đại.
b. Lục Vân Tiên
- Người anh hùng với lí tưởng đạo đức cao đẹp, thể hiện quan niệm lí tưởng và mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu.
- Quan niệm phò đời giúp nước, giúp dân, kiến nghĩa bất vi, lí tưởng của đạo Nho.
- Trừng trị cái ác, kẻ ác, cứu người hoạn nạn, cứu dân lầm than
- Không mong sự đền đáp, khiêm tốn, giản dị.

Gợi ý đề 5: 
Câu 1: (1 điểm)
 Phần 1: Giới thiệu vấn đề: Cái bóng trong truyện truyền kì
Phần 2: phân tích vai trò của cái bóng (7 điểm)
- Sự phát triển của cốt truyện.
- Sự thể hiện tính cách các nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh
- ý nghĩa của chi tiết hiện thực đời thường này trong truyện truyền kì trung đại.
Phần 3: Diễn đạt, lời văn, lập luận (2 điểm)
Câu 2:
- Đánh giá chung nghệ thuật miêu tả chân dung của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều" và trong đoạn trích (2 điểm)
- Phân tích, chứng minh nghệ thuật sóng đôi và đòn bẩy, nghệ thuật dùng thiên nhiên để tả người, nghệ thuật ước lệ của Nguyễn Du khi lần lượt tả chân dung Thuý Vân, Thuý Kiều (6 điểm)
- Lời văn diễn đạt (1 điểm)
Câu 3: 
a. Đánh giá chung về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tả tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều và trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (2 điểm)
b. Phân tích, chứng minh: tâm trạng và nỗi nhớ, tình cảm buồn và nỗi cô đơn, lo lắng, sợ hãi của nhân vật trong những hình ảnh trăng, sóng biển, chiếc thuyền, bông hoa, những kỉ niệm, những điển tích…. (7 điểm)
c. Lời văn diễn đạt (1 điểm)
=======================


KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI (ĐỀ 6:)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)
Câu 1: Em hãy sắp xếp lại thứ tự của tác phẩm sau theo đúng trình tự thời gian mà tác phẩm ra đời. 
1. Truyện Lục Vân Tiên
2. Chuyện người con gái Nam Xương
3. Truyện Kiều
Câu 2: "Truyện Kiều" là tên mà Nguyễn Du đặt cho tác phẩm của mình
A. Đúng	B. Sai
Câu 3: Trong đoạn trích "Chị em Thuý Kiều", Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của ai trước? 
A. Thuý Kiều	B. Thuý Vân
Câu 4: Đọc kĩ hai câu thơ sau đây và cho biết trong hai câu thơ đó, cảnh được cảm nhận qua con mắt và tâm trạng của ai?
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang"
A. Nguyễn Du	B. Thuý Kiều	C. Thuý Vân
Câu 5: Trong đoạn trích "chị em Thuý Kiều", Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều trên những phương diện nào?
A. Nhan sắc	B. Tài hoa	C. Cả hai ý trên
Câu 6: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào ở đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều"?
A. Nỗi đau đớn, xót xa trước tình cảnh con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
B. Sự khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người bất nhân, tàn bạo.
C. Cả hai ý trên
Câu 7: Hai câu thơ: "Thoắt trông nàng đã chào thưa
	Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây"	
Thể hiện thái độ gì của Thuý Kiều đối với Hoạn Thư?
A. Thái độ lễ phép, nhún nhường	B. Thái độ lịch sự, tôn trọng
C. Thái độ giễu cợt, mỉa mai, đay nghiến
Câu 8: Trong cảnh báo ân, báo oán, nguyên nhân nào dẫn tới việc Kiều tha bổng cho Hoạn Thư?
A. Do "tự bào chữa" để gỡ tội đầy khôn ngoan của Hoạn Thư đã đẩy Kiều vào thế khó xử.
B. Do tấm lòng vị tha, độ lượng, nhân hậu của Thuý Kiều.
C. Cả hai nguyên nhân trên
Câu 9: Nhân cách lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ở những điểm nào?
A. Nghị lực sống và cống hiến cho đời
B. Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm
C. Cả hai điểm trên
Câu 10: Nhân vật Lục Vân Tiên trong "Truyện Lục Vân Tiên" là nhân vật thể hiện ước mơ và lí tưởng sống của Nguyễn Đình Chiểu. Đúng hay sai?
A. Đúng	B. Sai
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
1. Phân tích ý nghĩa của những yếu tố truyền kì trong "chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
2. Trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", tâm trạng nhớ thương của Kiều được thể hiện như thế nào qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm?
Việc Kiều nhớ thương Kim Trọng trước rồi nhớ thương cha mẹ sau có hợp lí không? Vì sao?






ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
2
3
1
B
B. Thuý Vân
B. Thuý Kiều
C
C
C
C
C
A
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (3 điểm) Phân tích ý nghĩa của những yếu tố truyền kì
Yêu cầu học sinh phân tích được những ý cơ bản sau: (mỗi ý 1 điểm)
- Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của con người Vũ Nương. Mặc dù nàng đã ở thế giới Thuỷ Cung nhưng những phẩm chất tốt đẹp vẫn còn, vẫn nặng lòng thương nhớ quê hương bản quán, phấn mộ tổ tiên, nhớ thương chồng con, vẫn khao khát được trả lại danh dự.
- Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời, về sự bất tử, về sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp..
- Riêng chi tiết kì ảo cuối cùng còn mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc tất cả mọi sự tốt đẹp trên kia chỉ là ảo ảnh. Người đã chết, hạnh phúc gia đình đã tan vỡ, không có cách gì hàn gắn lại được. Vì thế, sắc thái bi đát vẫn hàm ẩn lung linh, huyền ảo của truyền kì. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời một người con gái thuỷ chung, đức hạnh.
Câu 2: (3 điểm)
Yêu cầu cần đạt: 
a. Tâm trạng nhớ thương của Kiều (2điểm)
- Trước hết, nàng đau đớn nhớ thương chàng Kim qua 4 câu thơ độc thoại nội tâm
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
+ Nhớ người tình là nhớ đến tình yêu, lời thề đôi lứa. Nỗi nhớ nhung của Kiều thật da diết, mãnh liệt. Trong lời thơ như có nhịp thổn thức của một trái tim yêu thương nhỏ máu
+ Nhớ người tình, Kiều hình dung chàng vẫn mòn mỏi trong nỗi trông chờ tuyệt vọng.
+ Sự nuối tiếc mối tình trong sáng, đẹp đẽ và ý thức về tấm lòng thuỷ chung son sắt của mình.
- Ở 4 câu tiếp theo, Kiều nhớ thương cha mẹ với một tấm lòng xót xa vô hạn. 
+ Nàng xót thương về cảnh cha mẹ đã già, đem ngày tựa cửa ngóng trông đứa con lưu lạc.
+ Nàng xót xa và day dứt khôn nguôi về nỗi không được sớm hôm phụng dưỡng cha mẹ và hiện giờ ai là người săn sóc? Một loạt các thành ngữ và điển cố đã thể hiện sâu sắc tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo cao đẹp và xúc động của nàng.
b. Việc Thuý Kiều thương nhớ chàng Kim trước rồi mới thương nhớ cha mẹ sau là hoàn toàn hợp lí, phù hợp với tính biện chứng của tâm hồn nhân vật. Vì: (1 điểm)
- Kiều luôn coi mình là kẻ phụ tình nên trái tim nàng lúc nào cũng như tan nát, cũng như rỉ máu vì đau thương và hối hận. Còn đối với cha mẹ, Kiều đã phần nào được an ủi vì đã phần nào báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
- Ngòi bút Nguyễn Du cực kì tinh tế khi hiểu được quy luật tâm lí nhân vật
LUYỆN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (ĐỀ 7)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Em hãy sắp xếp lại cho chính xác.

Tác phẩm
Tác giả
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Du
Vũ trung tuỳ bút
Ngô Gia Văn Phái
Hoàng Lê nhất thống chí
Nguyễn Đình Chiểu
Truyện Kiều
Nguyễn Dữ
Truyện Lục Vân Tiên
Phạm Đình Hổ
 Câu 2: Chi tiết nghệ thuật "cái bóng' là chi tiết trong tác phẩm nào?
A. Hoàng Lê nhất thống chí	C. Truyện Kiều
B. Chuyện người con gái Nam Xương	D. Truyện Lục Vân Tiên
Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng với tính cách Vũ Nương (trong tác phẩm "chuyện người con gái Nam Xương"? )
A. Xinh đẹp, nết na, hiền thục
B. Đảm đang, tháo vát
C. Rất mực hiếu thảo với mẹ chồng
D. Một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình
E. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Thái độ của các tác giả Ngô Gia Văn Phái đối với nhân vật Quang Trung- Nguyễn Huệ trong tác phẩm "Hoàng lê nhất thống chí" là thái độ gì? 
A. Căm giận và phê phán, coi Nguyễn Huệ - Quang Trung là kẻ phản nghịch
B. Khâm phục, ngợi ca và tự hào, coi Nguyễn Huệ - Quang Trung là người anh hùng dân tộc.
C. Không có thái độ gì?
Câu 5: Giá trị nhân đạo của "Truyện Kiều" bao gồm những nội dung cơ bản nào?
A. Niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ, bất hạnh của con người.
B. Lên án những thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của con người. 
C. Sự trân trọng, đề cao và ngợi ca vẻ đẹp của con người.
D. Tất cả những nội dung trên.
Câu 6: Em hãy điền tên tác phẩm vào chỗ trống trong nhận xét sau:
"……………………….là đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thi ca tiếng Việt"
Câu 7: Từ "khóa xuân" trong câu thơ: "trước lầu Ngưng Bích khoá xuân" được hiểu theo nghĩa nào?
A. Khoá kín tuổi xuân	B. Tước đoạt tuổi xuân	C. Cả 2 ý trên đều sai.
Câu 8: Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" tiêu biểu cho phương diện nào trong bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du?
A. Tả cảnh	B. Tả ngoại hình	C. tả cảnh ngụ tình
Câu 9: Có ý kiến cho rằng việc Thuý Kiều tha bổng cho Hoạn Thư là việc làm đúng hợp tình, hợp lí. Theo em, ý kiến đó là đúng hay sai? 
Câu 10: Tác phẩm "truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào thời kì nào? 
A. Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
B. Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1(2,5) điểm: Em hãy phân tích các câu thơ cuối trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" (Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du- ngữ văn 9 tập I)
Câu 2: (3,5 điểm)
Chứng minh rằng 2 nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư trong tác phẩm "Truyện LVT" là hai nhân vật đối lập như lửa với nước.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 7.
I PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: 

Tác phẩm
Tác giả
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ
Vũ trung tuỳ bút
Phạm Đình Hổ
Hoàng Lê nhất thống chí
Ngô Gia Văn Phái
Truyện Kiều
Nguyễn Du
Truyện Lục Vân Tiên
Nguyễn Đình Chiểu

Câu 
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
E
B
D
Truyện Kiều
B
C
A
A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích "cảnh ngày xuân" (Truyện Kiều - Nguyễn Du). 
Học sinh cần nêu được các ý cơ bản sau:
Sáu câu thơ cuối miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
a.Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân, rất êm dịu: ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang. Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết ( 1điểm)
b. Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian. Không còn cái không khí nhộn nhịp rộn ràng của lễ hội, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. (0,5 điểm)
c. Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy "tà tà", "thanh thanh", "nao nao" không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặc biệt, hai chữ "nao nao" đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xẩy ra đã xuất hiện (1 điểm)
Câu 2: Nêu được các ý cơ bản sau:
a. Đây là hai nhân vật tượng trưng cho hai thế lực thiện và ác
Ông Ngư - là đại diện cho cái thiện
Trịnh Hâm - là đại diện cho cái Ác
v. Tính chất thiện - ác trong hai nhân vật này đều được thể hiện qua những hành động cụ thể và đều được đẩy tới mức tột cùng
- Nếu như Trịnh Hâm quyết tìm cách hãm hại VT : có âm mưu, có kế hoạch sắp đặt khá kĩ lưỡng, chặt chẽ, chọn thời gian gây tội ác "đêm khuya", khi mọi người đã ngủ say, "lặng lẽ như tờ", chọn không gian giữa khoảng "trời nước mênh mông, mịt mờ sương bay", người bị hại không có ai bảo vệ, giúp đỡ (trước đó hắn đã trói tiểu đồng và gốc cây cho hổ ăn thịt, VT bị mù)
+ Ông Ngư lại tìm mọi cách để cứu VT, ông và gia đình ông nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu VT "hối con…….mày"
=> Đó là sự đối lập hoàn toàn với những mưu toan thấp hèn, độc ác của Trịnh Hâm.
- TRịnh Hâm quyết tình hãm hại VT vì tính đố kị, ganh ghét tài năng của VT. Ngay cả khi VT đã mù, không còn cản trở con đường tiến thân của hắn, hắn vẫn cứ tìm cách hãm hại. Sự độc ác đã ngấm vào máu thịt của hắn, trở thành bản chất của hắn.
+ Đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen đến thành độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của ông Ngư: không những cứu sống VT mà ông còn sẵn lòng cưu mang chàng, dù gia cảnh nghèo đói, ông cũng không hề tính toán đến ơn nghĩa "Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn"
- Trịnh Hâm chỉ lo đến công danh cá nhân còn ông Ngư lại mơ ước một cs tự do ngoài vòng danh lợi

ĐỀ 8: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
I. TRắc nghiệm
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
“Nói xong, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Chàng tuy giận là nàng thất tiết, nhưng thấy nàng tự tận, cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng, nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng: 
- Cha Đản lại đến kia kìa! 
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách: 
- Đây này! 
Thì ra ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!
	( Trích Ngữ văn 9, tập I)
1. Tác giả đoạn trích trên là ai?
A. Nguyễn Du	B. Nguyễn Dữ	C. Nguyễn Đình Chiểu	D. Phạm Đình Hổ
2. Tác phẩm thuộc thể loại nào?
A. Truyện	B. Hồi kí	C.Tuỳ bút	D. Phóng sự
3. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự	B. Lập luận	C. Tự sự + lập luận	Tự sự + thuyết minh
4. Đoạn trích được kể ở ngôi thứ mấy
A. Ngôi thứ nhất số ít	B. Ngôi thứ nhất số nhiều	C. Ngôi thứ hai	D. Ngôi thứ ba
5. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Cái chết của Vũ Nương	
B. Cuộc sống của cha con Trương sinh sau cái chết của Vũ Nương
C. Tâm trạng của Trương sinh sau cái chết của vợ
D.Cái chết của Vũ Nương và sự tỉnh ngộ của Trương Sinh
6. Vì sao Trương Sinh tỉnh ngộ?
A. Vì Vũ Nương đã chết	B. Vì đã thấu hiểu nỗi oan của vợ
C. Vì động lòng khi thấy Vũ Nương tự tận	D. Vì con trai chàng không còn mẹ nữa
7. Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất cho từ “tỉnh ngộ” được sử dụng trong đoạn trích?
A. Nhận thức ra thế nào là đúng, thế nào là sai	B. Bổng hiểu ra rất nhiều điều
C. Hiểu được sự sai lầm và muốn sửa chữa	D. Nhận ra mình đã sai
8. Từ nào dưới đây không phải là từ ghép?
A. Tự tận	B. Tăm hơi	C. Vắng vẻ	D. Tỉnh ngộ
9. Từ nào dưới đây là từ Hán Việt? 
A. Tự tận	B. Tăm hơi	C. Vắng vẻ	D. Mênh mông
10. Lời thoại : “Đây này!” trong đoạn trích là câu đã bị rút gọn bộ phận nào?
A. Trạng ngữ	B. Chủ ngữ	C. Vị ngữ	D. Cả chủ ngữ và vị ngữ
11. Câu văn: “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!” là kiểu câu gì?
A. Câu đặc biệt	B. Câu đơn	C. Câu ghép chính phụ	D. Câu ghép đẳng lập
12. Câu văn: “Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo cha Đản” có chứa các thành phần biệt lập nào dưới đây?
A. Tình thái	B. Khởi ngữ	C. Phụ chú	D. Cảm thán.
II.Tự luận
Câu 1: Hãy viết một đoạn văn nghị luận có câu mở đoạn: “Đáng thương thay cho nàng Vũ Nương” ( khoảng 5 câu đến 10 câu)
Câu 2: Suy nghĩ của em về tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng thời kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu

ĐỀ 19: KIỂM TRA TỔNG HỢP (THỜI GIAN 90 PHÚT)
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất:
“Nàng rằng: “nghĩa nặng nghìn non
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không? 
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân
Tạ lòng, dễ xứng báo ân gọi là
Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”
1. Đoạn trích trên nằm ở phần nào của “Truyện Kiều”
A. Gặp gỡ và đính ước	B. Gia biến và lưu lạc	C. Đoàn tụ
2. Nhân vật mà Thuý Kiều gọi là “cố nhân” ở đây là ai? 
A. Kim Trọng	B. Thúc Sinh	C. Từ Hải	D. Một nhân vật khác.
3. Nhân vật mà Thuý Kiều gọi là “vợ chàng” là nhân vật nào trong tác phẩm?
A. Tú Bà	B. Hoạn thư
4.Đoạn trích đã thể hiện được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều, đúng hay sai?
A. Đúng 	B. Sai
5. Các 

File đính kèm:

  • doctu lieu de thi lop 9.doc