Luyện thi Đại học môn Hóa - Đề số 19

doc11 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện thi Đại học môn Hóa - Đề số 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Top of Form
Câu 1.         Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là ZX = 30. Vậy X thuộc chu kì và nhóm nào sau đây ?
A.    Chu kì 4, nhóm II A.
B.    Chu kì 4, nhóm II B.
C.    Chu kì 3, nhóm VIII B.
D.    Chu kì 3, nhóm II B.
Câu 2.         Trong số các chất cho dưới đây có mấy chất tan tốt trong nước : NaOH, PbSO4, CuO, Ag2CO3, Al(OH)3, Fe(NO3)3, Ba(HCO3)2, ZnCl2, CaSO3, Ba3(PO4)2, FeS, MnO2, Mg(OH)2
A.    3.
B.    4.
C.    5.
D.    6.
Câu 3.         Hoà tan kim loại M hoá trị II bằng dung dịch HNO3 loãng chỉ có khí duy nhất NO thoát ra. Nếu có 0,8 mol HNO3 đã tham gia phản ứng thì có bao nhiêu mol electron mà kim loại M đã cho ?  
A.    0,4 mol e .
B.    0,5 mol e .
C.    0,6 mol e .
D.    0,8 mol e.
Câu 4.         Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với kim loại Cu được FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với kim loại Fe được FeSO4 và Cu. Qua các phản ứng xảy ra ta thấy tính oxi hoá của các ion kim loại giảm dần theo dãy nào sau đây?
A.    Cu2+; Fe3+; Fe2+
B.    Fe3+; Cu2+; Fe2+
C.    Cu2+; Fe2+; Fe3+
D.    Fe2+; Cu2+; Fe3+
Câu 5.         Cho một số như nhau (ví dụ 0,01 mol) các chất sau đây tác dụng hết với nước và sau đó thêm nước để thu được một thể tích dung dịch như nhau (ví dụ 500 ml) : Na (1) Na2O (2), NaOH (3), NH3 (4). Hãy sắp xếp các dung dịch 1, 2, 3, 4 theo thứ tự pH tăng dần.
A.    1 < 2 < 3 < 4.
B.    1 < 2 < 4 < 3.
C.    1 = 3 < 2 < 4.
D.    4 < 1 = 3 < 2.
Câu 6.         Dung dịch H2SO4 đặc 98% (d = 1,84 g.ml-1) ứng với nồng độ mol là bao nhiêu ?
A.    18,4 M
B.    9,2 M
C.    9,8 M
D.    10 M
Câu 7.         Phân tử lưu huỳnh có 8  nguyên tử là lưu huỳnh ở dạng
A.    lỏng (1190C. .                         
B.    hơi (ở nhiệt độ lớn hơn 14000C. .
C.    quánh nhớt (1870-4450C. .       
D.    đơn tà.
Câu 8.         H2SO4 đặc, nguội không tác dụng với nhóm kim loại nào ?
A.    Fe, Zn
B.    Fe, Al
C.    Al, Zn
D.    Al, Mg
Câu 9.         Kết luận nào sau đây không đúng về tính chất của hợp kim? 
A.    Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại
B.    Hợp kim thường dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn kim loại nguyên chất
C.    Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất
D.    Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nguyên chất
Câu 10.     Có một thuỷ thủ làm rơi một đồng 50 xu làm bằng Zn xuống đáy tàu và vô tình quên không nhặt lại đồng xu đó. Hiện tượng gì sẽ xảy ra sau một thời gian dài?
A.    Đồng xu rơi ở chỗ nào vẫn còn nguyên ở chỗ đó
B.    Đồng xu biến mất
C.    Đáy tàu bị thủng dần làm con tàu bị đắm
D.    Đồng xu nặng hơn trước nhiều lần
Câu 11.     Cho hỗn hợp X gồm 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg vào 250 ml dung dịch CuSO4. Khuấy nhẹ cho đến phản ứng hoàn toàn thấy dung dịch hết màu xanh đặc trưng của ion đồng Cu2+. Lọc bỏ dung dịch thu được 1,88 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu bằng:
A.    0,15 M
B.    0,12 M
C.    0,10 M
D.    0,05 M
Câu 12.     Trong công nghiệp người ta điều chế NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl. Catôt và anôt được làm bằng:
A.    Sắt – than chì
B.    than chi – than chi
C.    than chi – sắt
D.    Cu – Cu
Câu 13.     Cho phản ứng
Al + H2O + NaOH ® NaAlO2 + 3/2H2
Chất tham gia phản ứng đóng vai trò chất oxi hóa là chất nào?
A.    Al
B.    H2O
C.    NaOH
D.    NaAlO2
Câu 14.     Nhiệt phân hoàn toàn 4,84 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3 và KHCO3, thu được 0,56 lít khí CO2 (đktc). . Khối lượng NaHCO3 trong hỗn hợp trước khi nung bằng:
A.    0,084 g
B.    0,21 g
C.    0,42 g
D.    0,84 g
Câu 15.     Hãy chọn đáp án đúng.
Để hòa tan cùng một lượng Fe, thì số mol HCl (1) và số mol H2SO4 (2) trong dung dịch loãng cần dùng là:
A.    (1) bằng (2)
B.    (1) gấp đôi (2)
C.    (2) gấp đôi (1)
D.    (1) gấp ba (2)
Câu 16.     Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa đồng thời KOH và Ca(OH)2 sẽ xảy ra 4 phản ứng sau:
    K2CO3  +  CO2  +  H2O  →  2KHCO3      (1)
    2KOH     +   CO2  →   K2CO3                   (2)
    Ca(OH)2   +   CO2   →   CaCO3  +  H2O   (3)
    CaCO3  +  CO2  +  H2O → Ca(HCO3)2     (4) 
Thứ tự phản ứng xảy ra nào sau đây là đúng:
A.    3 – 2 – 1 – 4
B.    1 – 2 – 3 – 4
C.    2 – 3 – 4 – 1
D.    4 – 3 – 2 – 1 
Câu 17.     Hãy chọn mệnh đề đúng :
A.    Công thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm) cho biết hợp chất gồm những nguyên tố gì.
B.    Công thức đơn giản nhất cho biết số nguyên tử của nguyên tố có thành phần phần trăm khối lượng nhỏ nhất 
C.    Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ đơn giản nhất của số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
D.    Công thức đơn giản nhất không bao giờ trùng với công thức phân tử.
Câu 18.     Hiđrocacbon X có công thức phân tử C10H10. Hỏi trong phân tử X có bao nhiêu liên kết p biết rằng 1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2 mol Br2. 
Hãy chọn đáp số đúng.
A.    4.
B.    5 .
C.    6.
D.    7.
Câu 19.     Cho 2,48 gam hai rượu no đa chức tác dụng hết với natri kim loại vừa đủ thu được 336 ml khí hiđro (đo ở đktC. và m gam chất rắn là hỗn hợp 2 muối của natri. giá trị của m bằng:
A.    3,80
B.    3,47
C.    3,14
D.    2,81
Câu 20.     Khi thủy phân hợp chất C3H5Cl3 có NaOH sản phẩm thu được có thể là: 
A.    ancol andehit
B.    ancol xeton
C.    axit đơn chức
D.    ancol andehit, ancol xeton, axit đơn chức
Câu 21.     Cho các chất: phenol, p-metylphenol, p-nitrophenol và axit picric. Tính axit tăng dần theo dãy sau: 
A.    axit picric > phenol > p – nitrophenol > p – metylphenol
B.    axit picric > p - nitrophenol > phenol > p – metylphenol
C.    p – metylphenol > phenol > p – nitrophenol > axit picric
D.    p – metylphenol > p – nitrophenol > phenol > axit picric
Câu 22.     Trong các chất sau, chất có tính axit mạnh nhất là chất nào? 
A.    CCl3-COOH
B.    CH3COOH
C.    CBr3COOH
D.    CF3COOH
Câu 23.     Hỗn hợp M có khối lượng 10 gam gồm axit axetic và anđehit axetic. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac thấy có 21,6 gam Ag kết tủa. % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp bằng bao nhiêu?
A.    50% và 50%
B.    56% và 44%
C.    54% và 46%
D.    40% và 60%
Câu 24.     Dẫn hỗn hợp gồm H2 và 3,92 lít (đktc). hơi anđehit axetic qua ống chứa Ni nung nóng. Hỗn hợp các chất sau phản ứng được làm lạnh và cho tác dụng hoàn toàn với Na thấy thoát ra 1,84 lít khí (270C và 1atm). Hiệu suất của phản ứng khử anđehit là bao nhiêu?
A.    60,33%
B.    82,44%
C.    85,48%
D.    75,04%
Câu 25.     Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được đimetyl xeton. Công thức cấu tạo thu gọn của C4H6O2 là công thức nào?
A.    HCOO-CH=CH-CH3
B.    CH3COO-CH=CH2
C.    HCOO-C(CH3)=CH2
D.    CH2=CH-COOCH3
Câu 26.     Este được tạo thành từ axit no, đơn chức và ancol no, đơn chức có công thức cấu tạo là:
A.    CnH2n-1COOCmH2m+1
B.    CnH2n-1COOCmH2m-1
C.    CnH2n +1COOCmH2m-1
D.    CnH2n +1COOCmH2m +1
Câu 27.     Etilenglicol và glixerin là: 
A.    rượu bậc hai và rượu bậc ba
B.    hai rượu đa chức
C.    hai rượu đồng đẳng
D.    hai rượu tạp chức
Câu 28.     Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,05 mol H2SO4 loãng. Khối lượng muối thu được bằng bao nhiêu gam?
A.    7,1 gam
B.    4,2 gam
C.    9,1 gam
D.    28,4 gam
Câu 29.     Để phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren người ta lần lượt sử dụng các thuốc thử:
A.    Quỳ tím, dung dịch brom
B.    Dung dịch NaOH, dung dịch brom
C.    Dung dịch brom, quỳ tím
D.    Dung dịch HCl, quỳ tím
Câu 30.     Khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn có đủ lượng CO2 cho phản ứng quang hợp để tạo ra 500 gam tinh bột thì cần một thể tích không khí là bao nhiêu lít?
A.    1382666,7 lít
B.    1402666,7 lít
C.    1382600,0 lít
D.    1492600,0 lít
Câu 31.     Khối lượng kết tủa đồng (I) oxit tạo thành khi đun nóng dung dịch hỗn hợp chứa 9 gam glucozơ và lượng dư đồng (II) hiđroxit trong môi trường kiềm là bao nhiêu gam?
A.    1,44 gam
B.    3,60 gam
C.    7,20 gam
D.    14,4 gam
Câu 32.     Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?
A.    Amilozơ
B.    Glicogen
C.    Cao su lưu hóa
D.    Xenlulozơ
Câu 33.     Khối lượng axit axetic chứa trong giấm ăn thu được khi lên men 100 lít rượu 80 thành giấm ăn là bao nhiêu gam? Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml và giả sử phản ứng lên men giấm đạt hiệu suất 80%.
A.    834,78 gam
B.    677,83 gam
C.    667,83 gam
D.    843,78 gam
Câu 34.     Cho 2 phản ứng  :   
         C6H6                 +  HONO2  →  C6H5-NO2  +  H2O             (1)
         C6H7O2(OH)3   +  HONO2  →  C6H7O2(ONO2)3  +  3H2O  (2)
Hai phản ứng (1) và (2) là:
A.    Phản ứng  nitro hóa ;(2) este hóa
B.    Phản ứng (1;2) đều là phản ứng este hóa
C.    Phản ứng (1;2) đều là nitro hóa.
D.    Phản ứng (1)este hóa (2) nitro hóa.
Câu 35.     Muốn trung hoà dung dịch chứa 0,9047g một axit cacboxilic thơm (X)
cần 54,5 ml dd NaOH 0,2M. (X) không làm mất màu dd Br2. Công thức phân tử (X) là công thức nào sau đây?
A.    C6H4(COOH)2
B.    C6H3(COOH)3
C.    CH3C6H3(COOH)2
D.    CH3 - CH2-COOH
Câu 36.     Cho 18,4 gam 2,4,6 – trinitrophenol vào một chai bằng gang có thể tích không đổi 560 cm3(không có không khí). Đặt kíp nổ vào chai rồi cho nổ ở 1911oC. Tính áp suất trong bình tại nhiệt độ đó biết rằng sản phẩm nổ là hỗn hợp CO, CO2, N2, H2 (trong đó tỉ lệ thể tích VCO : = 5 : 1) và áp suất thực tế nhỏ hơn áp suất lí thuyết 8%.
A.    207,36 atm
B.    211,968 atm
C.    201 atm
D.    211,83 atm
Câu 37.     Oxi hoá m gam hỗn hợp 2 anđehit (X) bằng oxi ta thu được hỗn hợp 2 axit tương ứng (Y). Giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%. Tỉ khối (hơi) của Y so với X bằng  Thành phần % khối lượng của mỗi anđehit trong X theo chiều tăng của phân tử khối là ở đáp án nào sau đây?
A.    73,27% và 26,73%
B.    77,32% và 22,68%
C.    72,68% và 27,32%
D.    27,32% và 72,78%
Câu 38.     Cho 1,0 gam axit axetic vào ống nghiệm thứ nhất và cho 1,0 gam axit fomic vào ống nghiệm thứ hai, sau đó cho vào cả hai ống nghiệm trên một lượng dư bột CaCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích CO2 thu được ở cùng t0, p được xác định ở dãy nào sau đây là đúng?
A.    Từ hai ống nghiệm bằng nhau
B.    Từ ống thứ nhất nhiều hơn từ ống thứ hai
C.    Từ ống thứ hai nhiều hơn từ ống thứ nhất
D.    Từ cả hai ống đều lớn hơn 22,4 lít (đktc). 
Câu 39.     Có ba lọ đựng ba hỗn hợp Fe + FeO; Fe + Fe2O3 và FeO + Fe2O3. Giải pháp lần lượt dùng các thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt ba hỗn hợp này?
A.    Dùng dung dịch HCl, sau đó thêm NaOH vào dung dịch thu được
B.    Dùng dung dịch H2SO4 đậm đặc, sau đó thêm NaOH vào dung dịch thu được
C.    Dùng dung dịch HNO3 đậm đặc, sau đó thêm NaOH vào dung dịch thu được
D.    Thêm dung dịch NaOH, sau đó thêm tiếp dung dịch H2SO4 đậm đặc
Câu 40.     Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4
loãng thoát ra 0,4 mol khí, còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Tính m.
A.    11,00 gam
B.    12,28 gam
C.    13,70 gam
D.    19,50 gam
Câu 41.     Có 6 gói bột màu đen CuO, MnO2, Ag2O, CuS, FeS, Fe3O4. Nếu chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận biết bao nhiêu gói ?
A.    2
B.    3
C.    4
D.    6
Câu 42.     Hoà tan hoàn toàn 28,4 gam hỗn hợp hai kim loại X hoá trị I và Y hoá trị II bằng dung dịch HCl thu được dung dịch Z và V lít khí (đktc). . Cô cạn dung dịch Z thu được 49,7 gam hỗn hợp muối clorua khan. Thể tích khí V bằng :
A.    11,2 l
B.    8,96 l
C.    8,24 l
D.    6,72 l
Câu 43.     Một học sinh đã tiến hành thí nghiệm nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3 đến dư (thí nghiệm 1: I) và ngược lại nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH đến dư (thí nghiệm 2 : II). Học sinh viết báo cáo hiện tượng đúng là: 
A.    I: kết tủa xuất hiện bền vững không bị tan, II: kết tủa xuất hiện và tan ra
B.    I: kết tủa xuất hiện rồi tan ra, II: kết tủa chậm xuất hiện và bền vững và không bị tan
C.    I: kết tủa xuất hiện rồi tan ra, II: kết tủa xuất hiện rồi lại tan ra
D.    I và II: kết tủa xuất hiện, bền vững và không bị tan
Câu 44.     Cho 9 gam MnO2 (chứa x% tạp chất trơ) tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thu được 2,24 lítCl2 (đktc). . Vậy tạp chất trơ chiếm :
A.    x = 1,04%
B.    x = 3,33%
C.    x = 40%
D.    x = 4,25%
Câu 45.     Trong công nghiệp người ta điều chế khí H2S bằng cách :
A.    Không điều chế trong công nghiệp
B.    Cho FeS tác dụng với HCl
C.    Cho CuS tác dụng với H2SO4
D.    Cho Mg tác dụng với H2SO4 đ
Câu 46.     Một hỗn hợp gồm bột Fe và Fe2O3 đem chia đôi. Cho khí CO dư đi qua phần thứ nhất ở nhiệt độ cao thì khối lượng chất rắn giảm đi 4,8 gam. Ngâm phần thứ hai trong dung dịch CuSO4 dư thì sau phản ứng khối lượng chất rắn tăng thêm 0,8 gam. Khối lượng hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu gam?
A.    13,6 gam
B.    43,2 gam
C.    16,3 gam
D.    22,7 gam
Câu 47.     Hãy sắp xếp (tự giải thích) các ion cho dưới đây theo thứ tự tính oxi hoá tăng dần : Al3+, Na+, Fe3+, Cu2+, Ag+.
A.    Na+ < Al3+ < Fe2+ < Fe3+ < Cu2+ < Ag+ 
B.    Al3+ < Na+ < Fe2+ < Cu2+ < Fe3+ < Ag+ 
C.    Na+ < Al3+ < Fe2+ < Cu2+ < Fe3+ < Ag+ 
D.    Al3+ < Na+ < Fe2+ < Fe3+ < Cu2+ < Ag+.
Câu 48.     Cho7,8 gam hỗn họp 2 rượu no đơn chức đồng đẳng liên tiêp tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí (đktc). . Công thức phân tử và % theo số mol của 2 rượu là:
A.    CH3OH  C2H5OH  50%  50%
B.    C2H5OH  C3H7OH  50%  50%
C.    CH3OH  C2H5OH  40%  60%
D.    C3H7OH  C4H9OH  40%  60%
Câu 49.     Khi cho nhôm cacbua Al4C3 tác dụng với H2O thu được CH4. Hãy chỉ rõ công thức cấu tạo nào là phi lý ?
A.    
B.    
C.    
D.    
Câu 50.     Đốt cháy hoàn toàn một ít chất X chỉ thu được CO2 và hơi nước theo tỷ lệ thể tích 5 : 2. Mặt khác cho p gam chất X bay hơi thu được một thể tích hơi bằng 1/4  thể tích của p gam O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ áp xuất. Tìm công thức cấu tạo của X biết rằng khi hiđro hoá X thu được chất đecalin.
A.    
B.     
C.    
D.    
Bottom of Form

File đính kèm:

  • docTANG BAN DE DH HOA HOCMAI 72008.doc