Luyện thi Đại học môn Hóa - Đề số 23

doc10 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện thi Đại học môn Hóa - Đề số 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Top of Form
Câu 1.         Mệnh đề nào dưới đây sai ?
A.    Tất cả các muối nitrat (kim loại thông thường) đều tan .
B.    Magie photphat tan trong dung dịch HCl
C.    Muối natri clorua tan ít hơn chì clorua (trong nướC. 
D.    Bari sunfat không tan trong các dung dịch axit.
Câu 2.         Cho các cấu hình electron nguyên tử sau:
    (A. 1s22s22p63s1;    (B. 1s22s22p63s23p64s2 ;
    (C. 1s22s1;  (D. 1s22s22p63s23p1. 
Các cấu hình đó lần lượt là của những nguyên tố nào?
A.    Ca. Na, Li, Al
B.    Na, Ca, Li, Al
C.    Na, Li, Al, Ca
D.    Li, Na, Al, Ca
Câu 3.         Cho các phản ứng :
1. SO2 + Cl2  SO2Cl2 
2. SO2 + Ca(OH)2  CaSO3¯ + H2O 
3. SO2 + Br2 + 2H2O  2HBr + H2SO4 
4. SO2 + H2O + NH3  NH4HSO3 
5. SO2 + 2HNO3  H2SO4 + NO2.
Hãy cho biết những phản ứng nào SO2 đóng vai trò chất khử ?
A.    1, 2, 5.
B.    3, 5 .
C.    3, 4, 5.
D.    1, 3, 5.
Câu 4.         Trong các phản ứng sau, phản ứng nào cacbon đóng vai trò vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử ?
A.    C + HNO3 đặc, nóng ® .
B.    C + H2SO4 đặc, nóng ® 
C.    CaO + C  
D.    C + CO2 ® ,
Câu 5.         Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,5 M. Hỏi khi ở catot (cực -) thoát ra 6,4 gam Cu thì ở anot (cực +) thoát ra bao nhiêu lít khí (đktc). ?
A.    V = 1,12 l
B.    V = 2,24 l
C.    V = 3,36 l
D.    V = 4,48 l
Câu 6.         Dung dịch H2SO4 đặc 98% (d = 1,84 g.ml-1) ứng với nồng độ mol là bao nhiêu ?
A.    18,4 M
B.    9,2 M
C.    9,8 M
D.    10 M
Câu 7.         Từ đồng kim loại người ta có thể điều chế CuSO4 theo các cách sau :
1. Cu  CuSO4 + H2O
2. Cu +  CuSO4 + SO2 + 2H2O
3. Cu + H2SO4 +  ® CuSO4 + H2O
                        (sục không khí)
Phương pháp nào tốt nhất, tiết kiệm axit và năng lượng.
A.    Cách 1
B.    Cách 2
C.    Cách 3
D.    Cả 3 cách như nhau
Câu 8.         Để xác định hàm lượng cacbon trong thép (không chứa lưu huỳnh) người ta cho một luồng O2 dư đi qua ống đựng 15 gam thép (dạng bột), nung nóng đến phản ứng hoàn toàn và cho khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 1,97 gam kết tủa. Hàm lượng % của cacbon trong thép là :
A.    0,8%
B.    1%
C.    1,2%
D.    1,24%
Câu 9.         Cho phản ứng xảy ra khi nhúng một thanh kẽm vào dung dịch muối đồng clorua:
Zn  +  CuCl2  ®  Cu  +  ZnCl2
ion Cu2+ trong dung dịch là:
A.    Chất khử
B.    Chất oxi hoá
C.    Chất bị oxi hoá
D.    Chất cho electron
Câu 10.     Kim loại M tác dụng được với các dung dịch: HCl, Cu(NO3)2, HNO3 đặc nguội. M là kim loại nào?
A.    Al
B.    Ag
C.    Zn
D.    Fe
Câu 11.     Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng với nước lạnh tạo dung dịch kiềm? 
A.    Na, K, Mg, Ca
B.    Be, Mg, Ca, Ba
C.    Ba, Na, K, Ca
D.    K, Na, Ca, Zn
Câu 12.     Hãy chọn đáp án đúng.
Để hòa tan cùng một lượng Fe, thì số mol HCl (1) và số mol H2SO4 (2) trong dung dịch loãng cần dùng là:
A.    (1) bằng (2)
B.    (1) gấp đôi (2)
C.    (2) gấp đôi (1)
D.    (1) gấp ba (2)
Câu 13.     Phản ứng đặc trưng nhất của kim loại kiềm là phản ứng nào? 
A.    Kim loại kiềm tác dụng với nước
B.    Kim loại kiềm tác dụng với oxi
C.    Kim loại kiềm tác dụng với dung dịch axit
D.    Kim loại kiềm tác dụng với dung dịch muối
Câu 14.     Một dung dịch chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Phải dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dung dịch ban đầu? 
A.    Na2CO3
B.    NaOH
C.    Na2SO4
D.    AgNO3
Câu 15.     Đun nóng 6,96 gam MnO2 với dung dịch HCl đặc, dư. Khí thoát ra tác dụng hết với kim loại kiềm thổ M tạo ra 7,6 gam muối. M là kim loại nào sau đây? 
A.    Be
B.    Mg
C.    Ca
D.    Ba
Câu 16.     Cho một oxit  chứa 85,22% kim loại về khối lượng. Số gam dung dịch H2SO4 10% (loãng) vừa đủ để hòa tan  10 gam oxit đó là:
A.    90,50 gam
B.    88,50 gam
C.    92,50 gam
D.    94,50 gam
Câu 17.     Hãy chọn định nghĩa đúng về đồng phân :
A.    Đồng phân là những chất có cùng khối lượng phân tử nhưng có tính chất khác nhau 
B.    Đồng phân là những chất có tính chất hoá học giống nhau và công thức cấu tạo giống nhau .
C.    Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử và có tính chất hoá học hoàn toàn giống nhau .
D.    Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau nên tính chất khác nhau.
Câu 18.     Đốt cháy 100 lít (đktc). một loại khí chứa (tính theo % thể tích) 89,6% CH4, 4,48% C2H6, 2,24% CO2 còn lại là N2 và cho hỗn hợp khí sau đốt cháy hấp thụ vào dung dịch NaOH dư thì thu được bao nhiêu gam Na2CO3 ?
A.    454 g
B.    477 g
C.    500 g
D.    520 g
Câu 19.     Đốt cháy hoàn toàn a gam rượu no đơn chức bằng CuO thu được 0,9 mol CO2, 1,2 mol H2O và b gam Cu. 
Tính các giá trị a, b.
A.    11,2 g và 86,4 g
B.    22,2 g và 172,8 g 
C.    44,4 g và 345,6 g 
D.    Không có giá trị xác định
Câu 20.     Trong dung dịch rượu (B. 94% (theo khối lượng), tỉ lệ số mol rượu : nước = 43 : 7. (B. có công thức hoá học như thế nào?
A.    CH3OH
B.    C2H5OH
C.    C3H7OH
D.    C4H9OH
Câu 21.     X là một dẫn xuất của benzen, không phản ứng với dung dịch NaOH, có công thức phân tử C7H8O. Số đồng phân phù hợp của X là bao nhiêu? 
A.    2 đồng phân
B.    3 đồng phân
C.    4 đồng phân
D.    5 đồng phân
Câu 22.     Cho 50 gam dung dịch anđehit axetic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (đủ) thu được 21,6 gam Ag kết tủa. Nồng độ của anđehit axetic trong dung dịch đã dùng là bao nhiêu?
A.    4,4%
B.    8,8%
C.    13,2%
D.    17,6%
Câu 23.     So sánh về khả năng tham gia phản ứng cộng hợp hydro vào liên kết py của andehyt và anken ta có kết quả.
A.    Andehyt lớn hơn anken
B.    Andehyt và anken như nhau
C.    Andehyt kém hơn
D.    Khác loại nên không so sánh được.
Câu 24.     Cho dung dịch chứa 0,58 gam chất hữu cơ đơn chức X (chỉ gồm các nguyên tố C, H, O) tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) trong NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. 
Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A.    H-CH=O
B.    CH3-CH=O
C.    CH3-CH2-CH=O
D.    CH2=CH-CH=O
Câu 25.     Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi của các chất tăng dần?
A.    CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH.
B.    CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5.
C.    CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5.
D.    CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH.
Câu 26.     Metyl propionat là tên gọi của hợp chất nào sau đây?
A.    HCOOC3H7
B.    C2H5COOCH3
C.    C3H7COOH
D.    C2H5COOH
Câu 27.     Một este có công thức phân tử là C3H6O2, có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 trong NH3, công thức cấu tạo của este đó là công thức nào?
A.    HCOOC2H5
B.    HCOOC3H7
C.    CH3COOCH3
D.    C2H5COOCH3
Câu 28.     Các hiện tượng nào sau đây được mô tả không chính xác?
A.    Nhúng quỳ tím vào dung dịch etylamin thấy quỳ chuyển màu đỏ
B.    Phản ứng giữa khí metylamin và khí hiđro clorua làm xuất hiện
"khói trắng"
C.    Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kết tủa trắng
D.    Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu đỏ
Câu 29.     Dùng nước brom không phân biệt được hai chất trong cặp nào sau đây?
A.    Dung dịch anilin và dung dịch amoniac
B.    Anilin và xiclohexylamin (C6H11NH2)
C.    Anilin và phenol
D.    Anilin và benzen
Câu 30.     Saccarozơ là sản phẩm kết hợp của 
A.    Một phân tử a - glucozơ và một phân tử a - fructozơ
B.    Một phân tử a - glucozơ và một phân tử b - fructozơ
C.    Một phân tử b - glucozơ và một phân tử a - fructzơ
D.    Một phân tử b - glucozơ và một phân tử b - fructozơ
Câu 31.     Câu nào đúng trong các câu sau? 
Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về
A.    công thức phân tử
B.    tính tan trong nước lạnh
C.    cấu trúc phân tử
D.    phản ứng thuỷ phân
Câu 32.     Hãy chọn đáp án đúng.
Phản ứng trùng hợp là phản ứng:
A.    Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành nhiều phân tử lớn (polime)
B.    cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành một phân tử lớn (polime) và giải phóng phân tử nhỏ (thường là nướC. 
C.    cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành một phân tử lớn (polime) và giải phóng phân tử nhỏ (thường là nướC. 
D.    Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành một phân tử lớn (polime)
Câu 33.     Muốn trung hoà dung dịch chứa 0,9047g một axit cacboxilic thơm (X)
cần 54,5 ml dd NaOH 0,2M. (X) không làm mất màu dd Br2. Công thức phân tử (X) là công thức nào sau đây?
A.    C6H4(COOH)2
B.    C6H3(COOH)3
C.    CH3C6H3(COOH)2
D.    CH3 - CH2-COOH
Câu 34.     Đốt cháy hết hỗn hợp gồm hai rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO2 (đktc). và 12,6 g nước. Thành phần % theo khối lượng của mỗi rượu trong hỗn hợp là ở đáp án nào sau đây?
A.    43,4% và 56,6%
B.    25% và 75%
C.    50% và 50%
D.    44,77% và 55,23%
Câu 35.     Hãy chọn đúng công thức cấu tạo của chất X (C3H5Br3) biết rằng khi thuỷ phân hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH thu được sản phẩm Y chứa nhóm rượu bậc nhất và nhóm anđehit.
A.    
B.    
C.    
D.    
Câu 36.     Chọn thứ tự và các chất làm thuốc thử để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn trong suốt lỏng: toluen, rượu metylic, dung dịch phenol, dung dịch axit fomic như sau:
A.    Quỳ tím, nước brom, natri cacbonat
B.    Natri cacbonat, nước brom, natri kim loại
C.    Quỳ tím, nước brom, canxi cacbonat
D.    Quỳ tím, nước brom, dung dịch NaOH
Câu 37.     Trong phân tử phenol, nhóm – OH ảnh hưởng đến nhân benzen và ngược lại. Phản ứng nào sau đây thể  hiện được điều đó:
A.    Phenol với dung dịch NaOH và nước brom
B.    Phenol với nước brom và dung dịch NaOH
C.    Phenol với Na và nước brom
D.    Phenol với dung dịch NaOH và axit axetic
Câu 38.     Cho dãy axít sau: fomic; acrylic; propionic và butanoic từ trái qua phải tính axit: 
A.    Giảm dần
B.    Không tăng không giảm
C.    Vừa tăng vừa giảm
D.    Tăng dần 
Câu 39.     Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn các tạp chất kẽm, thiếc, chì có thể dùng cách nào sau đây?
A.    Hoà tan loại thuỷ ngân này trong dung dịch HCl dư
B.    Hoà tan loại thuỷ ngân này trong axit HNO3 loãng, dư, rồi điện phân dung dịch
C.    Khuấy loại thuỷ ngân này trong dung dịch HgSO4 loãng, dư rồi lọc dung dịch
D.    Đốt nóng loại thuỷ ngân này và hoà tan sản phẩm bằng axit HCl
Câu 40.     Nung m gam oxit FexOy trong không khí tới phản ứng hoàn toàn thu được 1,0345m gam một oxit sắt duy nhất. Tìm công thức của FexOy. Hãy chọn đáp án đúng.
A.    FeO .
B.    Fe3O4 .
C.    Fe2O3 .
D.    Không xác định được oxit.
Câu 41.     Có 6 gói bột màu đen CuO, MnO2, Ag2O, CuS, FeS, Fe3O4. Nếu chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận biết bao nhiêu gói ?
A.    2
B.    3
C.    4
D.    6
Câu 42.     Cho 7 chất FeCl2, FeCl3, Cu, Fe, HCl, H2, Cl2. 
Hãy đặt các chất này vào đúng vị trí các chữ cái P, Q, R, S, T, U, V để được sơ đồ biến hoá đúng.
Thứ tự đúng của các chất là :
A.    H2, HCl, Cu, Fe, FeCl2, Cl2, FeCl3 
B.    H2, HCl, Fe, FeCl3, Cu, FeCl2, Cl2 
C.    H2, HCl, Fe, FeCl2, Cl2, FeCl3, Cu 
D.    H2, HCl, FeCl3, Fe, FeCl2, Cu, Cl2.
Câu 43.     O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ tạp chất Cl2 là :
A.    H2O
B.    KOH
C.    SO2
D.    KI
Câu 44.     Cho 10 ml dung dịch muối canxi tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư tách ra một kết tủa, lọc và đem nung kết tủa đến lượng không đổi còn lại 0,28 gam chất rắn. Khối lượng ion Ca2+ trong 1 lít dung dịch đầu là :
A.    0,2 gam
B.    2 gam
C.    3 gam
D.    0,40 gam
Câu 45.     Thổi khí NH3 dư qua 1 gam CrO3 đốt nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được lượng chất rắn bằng bao nhiêu gam?
A.    0,52 gam
B.    0,68 gam
C.    0,76 gam
D.    1,52 gam
Câu 46.     Câu nào đúng trong các câu sau?
    Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra 
A.    sự oxi hóa ở cực dương
B.    sự khử ở cực âm
C.    sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm
D.    sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương
Câu 47.     Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A.    Crom là nguyên tố thuộc ô thứ 24, chu kì IV, nhóm VIB, có cấu hình electron [Ar] 3d54s1
B.    Nguyên tử khối crom là 51,996; cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện
C.    Khác với kim loại phân nhóm chính, crom có thể tham gia liên kết bằng electron của cả phân lớp 4s và 3d
D.    Trong hợp chất, crom có các mức oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6
Câu 48.     Cho phản ứng : Cu2O + H2SO4 (loãng) ® CuSO4 + Cu + H2O. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng:
A.    Oxi hoá - khử, trong đó chất oxi hoá và chất khử là hai chất khác nhau
B.    Oxi hoá - khử nội phân tử
C.    Tự oxi hoá - khử
D.    Trao đổi
Câu 49.     Trong nước tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, CaCl2, MgCl2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 nên thường được gọi là nước cứng. Có thể dùng một hoá chất duy nhất để làm mềm nước cứng chứa các muối kể trên:
A.    NaOH
B.    Na2CO3
C.    NaHCO3
D.    K2SO4
Câu 50.     Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí Cl2. Hãy chọn chất tốt nhất để loại bỏ khí Cl2.
A.    Bột nhôm (phun) .
B.    Dung dịch NaOH (phun) .
C.    Thả khí NH3 (hơi dư) .
D.    Dùng nước vôi trong.
Bottom of Form

File đính kèm:

  • docTANG BAN DE 23 LTDH HOAQUICKHELPVN.doc