Lý thuyết Hình học 11 Chương II: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian quan hệ song song

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 6673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý thuyết Hình học 11 Chương II: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian quan hệ song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN
QUAN HỆ SONG SONG
I. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN
1. Xác định một mặt phẳng 
	· Ba điểm không thẳng hàng thuộc mặt phẳng. (mp(ABC), (ABC))
	· Một điểm và một đường thẳng không đi qua điểm đó thuộc mặt phẳng. (mp(A,d))
	· Hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt phẳng. (mp(a, b))
2. Một số qui tắc vẽ hình biểu diễn của hình không gian
	· Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng, của đoạn thẳng là đoạn thẳng.
	· Hình biểu diễn của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song song, của hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng cắt nhau.
	· Hình biểu diễn phải giữ nguyên quan hệ thuộc giữa điểm và đường thẳng.
	· Đường nhìn thấy vẽ nét liền, đường bị che khuất vẽ nét đứt.
VẤN ĐỀ 1: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng
	Muốn tìm giao tuyến của hai mặt phẳng ta có thể tìm hai điểm chung phân biệt của hai mặt phẳng. Khi đó giao tuyến là đường thẳng đi qua hai điểm chung đó.
VẤN ĐỀ 2: Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng 
	Muốn tìm giao điểm của một đường thẳng và một mặt phẳng ta có thể tìm giao điểm của đường thẳng đó với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng đã cho.
VẤN ĐỀ 3: Chứng minh ba điểm thẳng hàng, ba đường thẳng đồng qui 
	· Muốn chứng minh ba điểm thẳng hàng ta có thể chứng minh chúng cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt.
	· Muốn chứng minh ba đường thẳng đồng qui ta có thể chứng minh giao điểm của hai đường thẳng này là điểm chung của hai mặt phẳng mà giao tuyến là đường thẳng thứ ba.
VẤN ĐỀ 4: Xác định thiết diện của một hình chóp với một mặt phẳng 
Muốn xác định thiết diện của một hình chóp với mặt phẳng (P) ta có thể làm như sau:
	· Từ điểm chung có sẵn, xác định giao tuyến đầu tiên của (P) với một mặt của hình chóp (có thể là mặt phẳng trung gian).
	· Cho giao tuyến này cắt các cạnh của mặt đó của hình chóp, ta sẽ được các điểm chung mới của (P) với các mặt khác. Từ đó xác định được các giao tuyến mới với các mặt này.
	· Tiếp tục như trên cho tới khi các giao tuyến khép kín ta được thiết diện.
II. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
1. Định nghĩa
2. Tính chất
	· Nếu ba mặt phẳng phân biệt cắt nhau từng đôi một theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng qui hoặc đôi một song song.
	· Nếu hai mặt phẳng cắt nhau lần lượt đi qua hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.
	· Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
VẤN ĐỀ 1: Chứng minh hai đường thẳng song song
Phương pháp: Có thể sử dụng 1 trong các cách sau:
	1. Chứng minh 2 đường thẳng đó đồng phẳng, rồi áp dụng phương pháp chứng minh song song trong hình học phẳng (như tính chất đường trung bình, định lí Talét đảo, )
	2. Chứng minh 2 đường thẳng đó cùng song song với đường thẳng thứ ba.
	3. Áp dụng định lí về giao tuyến song song.
VẤN ĐỀ 2: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng 
Phương pháp: 
	· Tìm một điểm chung của hai mặt phẳng. 
	· Áp dụng định lí về giao tuyến để tìm phương của giao tuyến.
	Giao tuyến sẽ là đường thẳng qua điểm chung và song song với đường thẳng ấy.
III. ĐƯỜNG THẲNG và MẶT PHẲNG SONG SONG
1. Định nghĩa
	d // (P) Û d Ç (P) = Ỉ
2. Tính chất
	· Nếu đường thẳng d không nằm trên mặt phẳng (P) và d song song với đường thẳng d¢ nằm trong (P) thì d song song với (P).
	· Nếu đường thẳng d song song với mặt phẳng (P) thì mọi mặt phẳng (Q) chứa d mà cắt (P) thì cắt theo giao tuyến song song với d.
	· Nếu hai mặt phẳng cắt nhau cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng cũng song song với đường thẳng đó.
	· Nếu hai đường thẳng a và b chéo nhau thì có duy nhất một mặt phẳng chứa a và song song với b.
VẤN ĐỀ 1: Chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng 
Phương pháp: Ta chứng minh d không nằm trong (P) và song song với một đường thẳng d¢ nào đó nằm trong (P).
VẤN ĐỀ 2: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng 
Phương pháp: Tìm phương của giao tuyến. Từ đó xác định thiết diện của hình chóp tạo bởi mặt phẳng song song với một hoặc hai đường thẳng cho trước.
IV. HAI MẶT PHẲNG SONG SONG
1. Định nghĩa
	(P) // (Q) Û (P) Ç (Q) = Ỉ
2. Tính chất
	· Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng a, b cắt nhau và cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P) song song với (Q).
	· Nếu đường thẳng d song song với mp(P) thì có duy nhất một mp(Q) chứa d và song song với (P).
	· Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau.
	· Cho một điểm A Ï (P). khi đó mọi đường thẳng đi qua A và song song với (P) đều nằm trong một mp(Q) đi qua A và song song với (P).
	· Nếu một mặt phẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song thì cũng cắt mặt phẳng kia và các giao tuyến của chúng song song với nhau.
	· Hai mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến song song những đoạn thẳng bằng nhau.
	· Định lí Thales: Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến bất kì những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
	· Định lí Thales đảo: Giả sử trên hai đường thẳng d và d¢ lần lượt lấy các điểm A, B, C và A¢, B¢, C¢ sao cho:
	Khi đó, ba đường thẳng AA¢, BB¢, CC¢ lần lượt nằm trên ba mặt phẳng song song, tức là chúng cùng song với một mặt phẳng.
VẤN ĐỀ 1: Chứng minh hai mặt phẳng song song 
Phương pháp: Chứng minh mặt phẳng này chứa hai đường thẳng cắt nhau lần lượt song song với hai đường thẳng trong mặt phẳng kia.
VẤN ĐỀ 2: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng 
Phương pháp:
	· Tìm phương của giao tuyến bằng cách sử dụng định lí: Nếu 2 mặt phẳng song song bị cắt bởi 1 mặt phẳng thứ ba thì 2 giao tuyến song song.
	· Sử dụng định lí trên để xác định thiết diện của hình chóp bị cắt bởi 1 mặt phẳng song song với 1 mặt phẳng cho trước.

File đính kèm:

  • docLI THUYET CHUONG 2.doc
Đề thi liên quan