Lý Tự Trọng - Người anh hùng của quê hương Hà Tĩnh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý Tự Trọng - Người anh hùng của quê hương Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý Tự Trọng - người anh hùng của quê hương Hà Tĩnh Lý Tự Trọng- người anh hùng của quê hương Hà Tĩnh đã hy sinh anh dũng khi chưa tròn 18 tuổi đời. Lời nói, ý chí và hành động của Anh là minh chứng hùng hồn về bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành và tinh thần bất khuất của một người cộng sản. Bản Mạy, một bản làng thuộc biên giới Lào, Thái Lan là nơi anh hùng Lý Tự Trọng ra đời. Hơn 100 năm trước, những người Việt yêu nước theo phong trào Quang Phục hội tránh sự truy sát của kẻ thù đã phải di tản sang Xiêm La, tức Thái Lan bây giờ để lánh nạn và nuôi chí phục thù. Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, con trai cụ Lê Khoan (tức Lê Hữu Đạt) quê ở làng Việt Xuyên, Thạch Hà, Hà Tĩnh và cụ Nguyễn Thị Sờm, quê ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Do không chịu nổi cảnh áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến, cụ Khoan đã cùng bà con rời quê hương sang Thái Lan sinh sống và tham gia hoạt động yêu nước. Lê Hữu Trọng được đi học tại ngôi trường trong Trại Cày do sỹ phu yêu nước Đặng Thúc Hứa tổ chức dạy văn hóa. Lê Hữu Trọng là người thông minh, tiếp thu kiến thức rất nhanh và đặc biệt say mê văn thơ yêu nước. Sau đó Anh lại được gia đình gửi vào học tại trường chuyên dạy tiếng Trung và tiếng Anh “Hoa Anh học hiệu”. Anh học giỏi cả ba thứ tiếng: Tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Thái Lan. Đầu mùa hè năm 1926, Lê Hữu Trọng là một trong số các thiếu niên được đồng chí Hồ Tùng Mậu lựa chọn sang Quảng Châu đào tạo lâu dài để chuẩn bị xây dựng tổ chức thanh niên Cộng sản ở Việt Nam theo ý kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc (lúc này Người mang tên là Lý Thụy). Từ đây, Lê Hữu Trọng và các thiếu niên khác đều mạng họ Lý để đảm bảo bí mật. Lê Hữu Trọng được đổi tên là Lý Tự Trọng. Từ năm 1927 trở đi, tình hình Quảng Châu ngày càng diễn biến phức tạp phản bội mục đích cách mạng của Tôn Trung Sơn gây ra. Năm 1929, các tổ chức cộng sản ở ViệtNam lần lượt ra đời. Mùa Thu năm 1929, Lý Tự Trọng được điều về Sài Gòn để thực hiện nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới. Về Sài Gòn, với bí danh là Trọng Con, Anh xin làm công nhân nhặt than tại bến Nhà Rồng. Lúc cơ quan Trung ương Đảng chuyển vào Sài Gòn, nhiệm vụ của Lý Tự Trọng vô cùng nặng nề: Anh vừa làm giao thông liên lạc giữa cơ sở Đảng trên tàu quốc tế với Xứ uỷ Nam Kỳ, vừa làm nhiệm vụ liên lạc giữa Xứ uỷ Nam Kỳ với các cấp bộ Đảng ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Để chuẩn bị cho việc thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản, Trung ương Đảng giao nhiệm vụ cho Lý Tự Trọng nghiên cứu tình hình thanh niên ở Sài Gòn- Chợ Lớn. Anh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao mặc dù công việc hết sức nặng nề. Nhân dịp kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định tổ chức một đợt tuyên truyền tố cáo tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi quần chúng đấu tranh. Ngày 08/02/1931, các chiến sỹ cách mạng tổ chức một cuộc mít tinh chớp nhoáng, cờ đỏ búa liềm giương cao, đồng chí Phan Bôi đứng lên diễn thuyết kêu gọi quần chúng đánh đổ thực dân Pháp. Giữa lúc ấy tên thanh tra mật thám Pháp Le Grand và bọn cảnh sát đi cùng ập tới. Không còn cách nào khác, để cứu đồng chí mình, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên thanh tra mật thám cứu thoát đồng chí diễn thuyết. Thực dân Pháp đã bắt Anh, hết tra tấn lại dụ dỗ, nhưng Anh vẫn một lòng trung thành với cách mạng. Chúng hứa sẽ cho Anh sang Pháp học, sẽ có một cuộc sống tốt đẹp. Anh trả lời: “Ta sinh ra không phải để ăn thứ thức ăn ấy”. Chúng tra tấn Anh hết sức dã man, đánh Anh hết roi song lại roi cá đuối, chúng trói hai tay trút lên xà nhà, có khi chúng chụp một thứ mũ sắt có bắt đinh ốc đặc biệt, cứ xoáy đinh ốc là mũ kẹp chặt lấy thái dương, chúng kẹp đến nỗi mắt Anh từ từ lồi ra nhưng Anh vẫn thản nhiên chịu đựng, tất cả đòn tra tấn của quân thù đều vô hiệu đối với Anh. Nhà báo tiến bộ Pháp André Violis lúc bấy giờ đến Sài Gòn, vào khám thăm Lý Tự Trọng, đã vô cùng kính phục người chiến sĩ Cộng sản nhỏ tuổi. Khi về Pháp, bà đã viết một loạt bài và cuốn sách “Indochine S.O.S” (Đông Dương cấp cứu) trong đó vạch trần chính sách tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương và phản đối án tử hình đối với Lý Tự Trọng. Bà André Viollis thuật lại: “Khi bà đến thăm đồng chí Trọng ở xà lim, những người bị án tử hình, người Pháp gác ngục ngậm ngùi nói với bà rằng y không khỏi kính trọng dân tộc Việt Nam vì đã có những người con oanh liệt như Trọng” (6) Giam cầm, tra tấn ở khám lớn Sài Gòn một thời gian không thu được kết quả, bọn chúng đưa Anh về xử án. Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã mở một phiên tòa đại hình để xử một chiến sĩ cộng sản Việt Nam chưa đầy 18 tuổi. Lý Tự Trọng bị kết án tử hình. Đứng trước cái chết, Lý Tự Trọng không hề run sợ, Anh chủ động biến phiên tòa của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản. Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân mở lượng khoan hồng vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành và hành động thiếu suy nghĩ, Anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thanh niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. [4] Nhờ sự dấn thân của bà André Viollis mà chúng ta biết được phút cuối cùng của Lý Tự Trọng “Ngày 21-11-1931 thì Huy (tức là Trọng) bị đem xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đường phố tiếng la hét của tù chính trị. Tiếng thét từ lồng ngực và từ trái tim của họ đã theo Huy ra trường chém. Phải điều quân đội và lính cứu hỏa để phun nước đàn áp họ. Trong bức tường giam của khám lớn đã xảy ra những chuyện như thế. Trước máy chém Huy định diễn thuyết, song hai tên sen đầm nhảy xô đến không cho anh nói. Người ta chỉ nghe thấy tiếng anh kêu “Việt Nam! Việt Nam!”. Huy cũng như Phạm Hồng Thái, cũng như nhiều người khác là những người anh hùng của nền độc lập Việt Nam. Anh bị chém vào khoảng 3 giờ sáng 21-11-1931. Lúc đó anh mới 17 tuổi...”. [4] Nhà báo Pháp André Violis đã viết về anh hùng Lý Tự Trọng: Bởi người cộng sản trẻ tuổi ấy quá đỗi anh hùng, đẹp hơn huyền thoại mà tôi tự hỏi mình: "Tại sao một thiếu niên mới 17 tuổi mà cứng cỏi, bản lĩnh đến vậy. Anh đã được hun đúc như thế nào để nhìn thẳng vào mặt kẻ thù, nói những lời gang thép, trí tuệ như thế". Hơn ai hết, tuổi trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ Hà Tĩnh nói riêng cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp ngời sáng trong tâm hồn Anh. Trách nhiệm lớn lao của tuổi trẻ hôm nay là sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với sự hy sinh oanh liệt của Anh.
File đính kèm:
- Ly Tu Trong.doc