Ma trận đề khảo sát chất lượng cuối học kỳ II Năm học: 2013- 2014 Môn: Ngữ Văn 8

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề khảo sát chất lượng cuối học kỳ II Năm học: 2013- 2014 Môn: Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II
 Năm học: 2013- 2014
 Môn: Ngữ văn 8 – Thời gian 90’ (không kể giao đề)

 Mức độ
Phạm vi KT
Nhận biết
Thông hểu
Vận dụng
Tổng

TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao

1 Tiếng Việt
- Các loạicâu phân theo mục đích nói


.......................................
Số câu
Số điểm - Tỉ lệ (%)





.......
Nhận biết các bốn kiểu câu...
Lấy ví dụ

................
1
2= 20%





................





........





..........





..........





..........

2= 20%
2 Văn bản
- Thơ hiện đại
 +Khi con tu hú
 + Ngắm trăng, tức cảnh Pác Bó
-Văn nghị luận trung 
đại
Số câu:
Số điểm – Tỉ lệ


Nội dung, nghệ thuật trong thơ Bác, Tố Hữu
8 
2đ= 20%











2= 20%
3 Tập làm văn
Kiểu bài nghị luận





Số câu:
Số điểm 
– Tỉ lệ






Kĩ năng viết bài nghị luận
1
6 
60%









6= 60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ

1
2= 20%
8 
2đ
 20%


1
6 
60%
10
10
100








 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II
 Năm học: 2013- 2014
 Môn: Ngữ văn 8 – Thời gian 90’ (không kể giao đề)
I Trắc nghiệm :2đ Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu trả lời sau:
1- Văn bản ( đoạn trích) nào sau đây không cùng thể loại với các văn bản còn lại?
A .Hịch tướng sĩ B. Quê hương
C .Nước Đại Việt ta D. Bàn về phép học.
2- Văn bản nào gắn với sự kiện chính trị quan trọng ở thời Lý?
A. Hịch tướng sĩ B. Chiếu dời đô
C. Nước Đại Việt ta D. Bàn về phép học.
3- Thể hiện tâm hồn lãng mạn, tình yêu thiên nhiên trong cảnh tù đày của Bác là chủ đề của văn bản?
A. Ngắm trăng B. Tức cảnh Pác Bó
C. Khi con tu hú D. Quê hương.
4- Thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy khó khăn, gian khổ là chủ đề của văn bản?
A. Ngắm trăng B. Tức cảnh Pác Bó
C. Khi con tu hú D. Quê hương
5- Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” chính là tác giả đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai.
6- Cảm xúc trong bài thơ “Khi con tu hú” được khơi dậy từ đâu?
A. Tiếng chim tu hú lọt vào xà lim B. Nỗi nhớ mùa hè
C. Niềm khao khát tự do D. Nỗi nhớ những kỉ niệm.
7- Tên bài thơ “ Khi con tu hú” nói về điều gì?
A. Về sự việc B. Về địa điểm
C .Về tư tưởng D. Về thời điểm
8 -Khổ thơ thứ 2 của bài thơ “Khi con tu hú’ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm trực tiếp B. Miêu tả kết hợp nghị luận
C. Biểu cảm gián tiếp D. Miêu tả kết hợp biểu cảm.
II Tự luận: 8đ
 Câu 1: Vẽ sơ đồ các loại câu phân theo mục đích nói? Mỗi loại cho một ví dụ? (2đ)
Câu 2: Từ bài “Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành” (6đ)
Đáp án
I Trắc nghiệm Mỗi câu đúng cho 0,25đ
Câu1
2
3
4
5
6
7
8
B
B
A
B
A
A
D
A
II Tự luận 
Câu 1 Vẽ sơ đồ đúng:Câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật.:cho 1đ
 Lấy ví dụ đúng: Cho 1đ
Câu 2: Yêu cầu nội dung
A Mở bài: 0,5đ
 - Dẫn dắt: Nói về vai trò của học tập đối với con người nói chung và HS nói riêng.
 - Giới thiệu phương pháp học đúng đắn: Học đi đôi với hành gắn với bài “tấu”
B Thân bài: 4đ
1 Giải thích khái niệm 0,5
- Học: Quá trình nắm bắt kiến thức qua nghe giảng, tìm tòi sách vở, tự học....Học là quá trình nắm bắt kiến thức lí thuyết, học thức trong cuộc sống.
- hành: Là làm việc, thử nghiệm, đưa kiến thức lý thuyết vào thực tiễn
2 Vai trò của mỗi khâu :0,5
- Học : Giúp người ta có tri thức để hiểu biết mà vận dụng vào làm việc
- Hành: Giúp người ta có kĩ năng thành thạo để quẹn tay trong mọi việc làm
3 Mối quan hệ giữa học và hành: 2đ
- Học: sẽ giúp ta nắm chắc kiến thức lý thuyết để vận dụng vào thực hành cho tốt. Nếu thực hành mà không có lý thuyết thì sẽ không có cơ sở, sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, sẽ bị tụt hậu trong thời đại công nghệ phát triển nhanh...Bởi như Gớt đã nói “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám còn cây đời mâi mãi xanh tươi”
- Hành: sẽ giúp ta củng cố kiến thức lí thuyết. Nếu học mà không hành thì chỉ là lí thuyết suông, khi bắt tay vào làm sẽ lúng túng, không có kinh nghiệm thực tế thì sáng tạo sẽ giảm. Người xưa từng nói: “trăm hay không bằng tay quen” hay “ Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”...
- Học và hành có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ cho nhau. Học tốt thì giúp cho hành tốt và ngược lại hành tốt sẽ giúp rõ thêm về lí thuyết, rút ra lí thuyết mới
4 Lấy dẫn chứng để chứng minh 0,5
- Qua bài “bàn về phép học:
- Bác Hồ từng mong muốn....
- hậu quả của lối học mà không hành...
5 Bàn bạc, mở rộng 0,5
- Học và hành là phương pháp tốt nhất với mỗi người.
- Phải biết kết hợp hai PP này để ta là người toàn diện.
- lấy ví dụ trong thực tế
- Chúng ta đã làm gì để thực hiện PP trên
- Phê phán lối học sai trái...
C Két bài: 0,5
- Rút ra bài học cho bản thân. Vận dụng PP này ngay từ khi cắp sách tới trường
 
 Yêu cầu hình thức: 1đ
Bài có bố cục ba phần.
Trình bày sạch đẹp đúng giọng văn nghị luận

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ky II Ngu van 8.doc