Ma trận đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn: vật lý 8 năm học: 2008 -2009 Trường THCS Nặm Lịch

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn: vật lý 8 năm học: 2008 -2009 Trường THCS Nặm Lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Mường Ảng
Trường THCS Nặm Lịch

 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II
MÔN: Vật Lý 8
Năm học: 2008 -2009
Thời gian làm bài: 45 phút 

I/ MỤC TIÊU:
Nhằm kiểm tra những kiến thức cơ bản về cơ năng, sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng,các chất được cấu tạo như thế nào ? Nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên ? Nhiệt năng , dẫn nhiệt .
Kiểm tra kỹ năng vận dụng những kiến thức của học sinh khi vận dụng những kiến thức cơ bản đã học để giải thích một số hiện tượng vật lý trong thực tế.

 II/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung
Các cấp độ nhận biết
Tổng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng


TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL

 - Cơ năng .
- Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng 





6C

3 Đ





6C

3Đ
-Các chất được cấu tạo như thế nào ? 
-Nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên ?




3C

1.5 Đ


1C

1,5Đ
4C

3Đ
- Nhiệt năng 
- Dẫn nhiệt 
4C

1Đ

3C

1,5Đ


1C

1,5Đ
8C

4Đ
 Tổng
4 C 

1Đ
12C

6Đ
2C

3Đ
18C

10 Đ






















Phòng GD&ĐT Mường Ảng
Trường THCS Nặm Lịch
Họ và tên: ……………………….
Lớp :8A.
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II MĐ1
MÔN: Vật Lý 8
 Năm học:2008 -2009
(Thời gian làm bài: 45 phút) 


I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7điểm)
Em hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng ở đầu mỗi câu mà em cho là đúng nhất trong những câu sau.
Câu1: Điều nào sau đây khi nói về cơ năng? Hãy chon câu đúng nhất.
Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi .
Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn .
Cơ năng của vật do vật chuyển động mà có gọi là động năng.
Các câu A,B,C đều đúng.
Câu 2: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng ?
 A. Viên đạn đang bay . C. Lò so đang lăn trên mặt đất.
 B. Lò so để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. D. Lò so bị ép đặt ngay trên mặt đất Câu 3 . Trong các vật sau đây vật nào không có động năng ?
 A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.
 C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay. 
Câu 4. Trong các vật sau vật nào không có thế năng (so với mặt đất ) ? 
 A. Chiếc bàn đứng yên trên nền nhà . C. Một người đứng trên tầng ba của toà nhà 
 B. Hòn bi lăn trên sàn nhà . D. Quả bóng đang bay trên cao .
Sử dụng dữ kiện sau : Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng như hình vẽ trả lời các câu 5 và 6. 
 A 
 B


 C
Câu 5: Ở vị trí nào hòn bi có thế năng lớn nhất ? Hãy chọn câu đúng
 A. Tại A B. Tại B C. Tại C D. Tại một vị trí khác.
Câu 6: Ở vị trí nào hòn bi có động năng lớn nhất ? Hãy chọn câu đúng.
 A. Tại A B. Tại B C. Tại C D. Tại một vị trí khác.
Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử ?
 A. Chuyển động không ngừng.
 B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.
 C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
 D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
 Câu 8: Các nguyên tử, phân tử có thể nhìn thấy được bằng:
 A. Kính lúp 	C. Mắt thường
 B. Kính hiển vi 	D. Kính hiển vi hiện đại
Câu 9: Yếu tố quyết định quá trình khuyếch tán xảy ra nhanh hay chậm.
 A. Thể tích 	 B.Trọng lượng C.Nhiệt độ.	D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 10: Chọn câu sai trong các câu: 
 A. Bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng.
 B .Nhiệt năng của vật tăng khi nhiệt độ của vật tăng.
 C. Khi làm lạnh một vật nhiệt năng của vật giảm.
 D. Nhiệt năng của vật luôn không thay đổi.
Câu 11: Trong sự dẫn nhiệt có liên quan đến hai vật, nhiệt lượng được truyền từ vật có : 
 A. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ. 
 B. Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ.
 C. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ.
 D. Từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
Câu 12: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau :
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.
Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong chuyển động Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào.
Câu 13 : Tìm từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau: 
 a/. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng 2 cách , đó là …( 1 )…và ..(2)..
 b./….(3)	 của vật là tổng động năng của các ……(4)….. cấu tạo nên vật
II/TỰ LUẬN(3điểm)
Câu 1: Lấy 1 cốc nước đầy và một thìa muối tinh. Cho muối từ từ vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài . Hãy giải thích tại sao?
Câu 2: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
 Bµi lµm



























Phòng GD&ĐT Mường Ảng
Trường THCS Nặm Lịch

 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II MĐ1
MÔN: Vật Lý 8
Năm học:2008 
Thời gian làm bài: 45 phút 

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 
Từ câu 1 đến câu 12 mỗi ý đúng được 0,5điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
A
A
A
C
B
D
D
D
D
B
Câu 13 mỗi ý điền đúng được (0,25 điểm)
(1) Thực hiện công . (2) Truyền nhiệt.
(3) Nhiệt năng. (4) Phân tử.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. ( 1,5 điểm ): Muối và nước từ các phân tử riêng biệt nhỏ bé khi cho từ từ muối vào nước các phân tử muối tách rời nhau và xen lẫn vào khoảng trống giữa các phân tử nước và cũng như các phân tử muối nên muối tan vào trong nước nhưng nước không tràn ra ngoài khỏi cốc .
Câu 2. ( 1,5 điểm ): Đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh là do ở nước nóng nhiệt độ cao nên các phân tử nước và các phân tử đường chuyển động nhanh hơn nên hòa lẫn với nhau nhanh hơn do đó đường tan ra trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh.





























Phòng GD&ĐT Mường Ảng
Trường THCS Nặm Lịch
Họ và tên: ……………………….
Lớp :8A
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II MĐ2 
MÔN: Vật Lý 8
 Năm học:2008 -2009
(Thời gian làm bài: 45 phút) 


I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7điểm)
Em hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng ở đầu mỗi câu mà em cho là đúng nhất trong những câu sau..
Câu 1: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng ?
 A. Viên đạn đang bay . C. Lò so để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
 B. Lò so đang lăn trên mặt đất . D. Lò so bị ép đặt ngay trên mặt đất . 
Câu 2 . Trong các vật sau đây vật nào không có động năng ?
 A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. C. Hòn bi lăn trên sàn nhà.
 B. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay. 
Câu 3. Trong các vật sau vật nào không có thế năng (so với mặt đất ) ? 
 A. Chiếc bàn đứng yên trên nền nhà . B. Chiếc lá đang rơi .
 C. Một người đứng trên tầng ba của toà nhà . D. Quả bóng đang bay trên cao .
Sử dụng dữ kiện sau : Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng như hình vẽ trả lời các câu 4 và 5. A
 
 B


 C
Câu 4: Ở vị trí hòn bi có thế năng lớn nhất ? Hãy chọn câu đúng
A. Tại A B. Tại B C. Tại C D. Tại một vị trí khác.
Câu 5: Ở vị trí nào hòn bi có động năng lớn nhất ? Hãy chọn câu đúng.
A. Tại A B. Tại B C. Tại C D. Tại một vị trí khác.
Câu6: Điều nào sau đây khi nói về cơ năng? Hãy chon câu đúng nhất.
 A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi .
 B . Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn .
 C. Cơ năng của vật do vật chuyển động mà có gọi là động năng.
Các câu A,B,C đều đúng.
Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử ?
 A. Chuyển động không ngừng.
 B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.
 C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
 D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
 Câu 8: Các nguyên tử, phân tử có thể nhìn thấy được bằng:
 A. Kính lúp 	C. Mắt thường
 B. Kính hiển vi 	D. Kính hiển vi hiện đại
Câu 9: Yếu tố quyết định quá trình khuyếch tán xảy ra nhanh hay chậm.
 A. Thể tích 	 B.Trọng lượng C.Nhiệt độ	D. Cả ba yếu tố trên
Câu 10: Chọn câu sai trong các câu: 
 A. Nhiệt năng của vật luôn không thay đổi
 B. Nhiệt năng của vật tăng khi nhiệt độ của vật tăng.
 C. Khi làm lạnh một vật nhiệt năng của vật giảm.
 D. Bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng
Câu 11: Trong sự dẫn nhiệt có liên quan đến hai vật, nhiệt lượng được truyền từ vật có : 
 A. Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ . 
 B. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ. 
 C. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ
 D.Từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
Câu 12: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau :
 A . Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.
Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong chuyển động Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào.
Câu 13 : Tìm từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau: 
 a/. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng 2 cách , đó là …( 1 )…và ….(2)……
 b./….(3)	 của vật là tổng động năng của các ……(4)….. cấu tạo nên vật
II/TỰ LUẬN(3điểm)
 Câu 1: Lấy 1 cốc nước đầy và một thìa muối tinh. Cho muối từ từ vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài . Hãy giải thích tại sao?
Câu 2: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
 Bµi lµm



























Phòng GD&ĐT Mường Ảng
Trường THCS Nặm Lịch

 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT HỌC KÌ II MĐ2 
MÔN: Vật Lý 8
Năm học:2008 
Thời gian làm bài: 45 phút 

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 
Từ câu 1 đến câu 12 mỗi ý đúng được 0,5điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
A
A
C
D
B
D
D
A
D
B
Câu 13 mỗi ý điền đúng được (0,25 điểm)
 a) (1) Thực hiện công . (2) Truyền nhiệt.
 b) (3) Nhiệt năng. (4) Phân tử.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. ( 1,5 điểm ): Muối và nước từ các phân tử riêng biệt nhỏ bé khi cho từ từ muối vào nước các phân tử muối tách rời nhau và xen lẫn vào khoảng trống giữa các phân tử nước và cũng như các phân tử muối nên muối tan vào trong nước nhưng nước không tràn ra ngoài khỏi cốc .
Câu 2. ( 1,5 điểm ): Đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh là do ở nước nóng nhiệt độ cao nên các phân tử nước và các phân tử đường chuyển động nhanh hơn nên hòa lẫn với nhau nhanh hơn do đó đường tan ra trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh.

















File đính kèm:

  • docde dap an kt hoc ki 2 v li 7.doc
Đề thi liên quan