Ma trận đề kiểm tra 1 tiết môn: ngữ văn 7 (phần tiếng việt)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra 1 tiết môn: ngữ văn 7 (phần tiếng việt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS VÀ THPT TIÊN YÊN ma trËn ®Ò kiÓm tra 1 tiÕt Môn: Ngữ Văn 7 (Phần tiếng Việt) Thời gian: 45 phút Nội dung Cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL - Câu rút gọn - Câu đặc biệt - Tách TN thành câu riêng 1 (0,5) 1 (0,5) 1 (0,5) 1 (0,5) 3 (1,5) 1 (0,5) 1 (2) 1 (4) Tổng số câu Tổng số điểm 3 1,5 5 2,5 1 2 1 4 SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS VÀ THPT TIÊN YÊN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ Văn 7 (Phần tiếng Việt) Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi và ghi vào bài làm. 1. Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào? A.Trạng ngữ. B. Chủ ngữ. C. Vị ngữ. D. Bổ ngữ. 2. Câu đặc biệt "Một hồi còi" được dùng để: A. Gọi đáp. B. Nêu thời gian. C. Bộc lộ cảm xúc. D. Thông báo về sự tồn tại của sự vật. 3. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn? A. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Người ta là hoa đất. D. Uống nước nhớ nguồn. 4. Câu đặc biệt là: A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. B. Là câu chỉ có chủ ngữ. C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. D. Là câu chỉ có vị ngữ. 5.Câu văn "Đêm đã về khuya" thuộc kiểu câu nào? A. Câu đơn. B. Câu rút gọn. C. Câu đặc biệt. D. Câu bị động. 6. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? A. Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác Tài Phán từ từ trôi. B. - Chị gặp anh ấy bao giờ? - Một đêm mùa xuân. C. Vào một đêm mùa xuân, tôi đã gặp mẹ. D. Vào một đêm mùa xuân, Mai nhận được thư của bố. 7. Trong văn nghị luận trạng ngữ có vai trò nối kết các câu, các đoạn văn góp phần làm cho trình tự lập luận được lô-gic, mạch lạc. Đúng hay sai? A. Sai B. Đúng 8. Việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong ví dụ dưới đây có tác dụng gì? "Chị ấy đã ngã xuống. Năm 1973." A. Chuyển ý. B. Bộc lộ cảm xúc. C. Tạo tình huống. D. Nhấn mạnh thời gian. II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Gạch chân trạng ngữ trong câu sau. Trạng ngữ này có thể đứng ở vị trí nào trong câu? Hãy viết ra câu văn đó. Đêm, Nam ngủ với bố. Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt có sử dụng các trạng ngữ và gạch chân các trạng ngữ. ======== Hết ======== SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS VÀ THPT TIÊN YÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ Văn 7 (Phần tiếng Việt) Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm: (8 câu, mỗi ý đúng 0,5 điểm, tổng 4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D C B A A A D II. Tự luận: (6,0 điểm) 1. - Đêm, Nam ngủ với bố. (0,5 điểm) - TN này có thể đứng ở đầu câu, giữa CN và VN. (0,5 điểm) + Đêm, Nam ngủ với bố. (0,5 điểm) + Nam đêm ngủ với bố. (0,5 điểm) 2. a) Hình thức: (1,0 điểm) - Bài văn phải có trình tự trước sau (có mở đầu và có kết thúc). - Bài văn kết hợp hài hoà các yếu tố miêu tả, tự sự. - Không sai chính tả, dùng từ, lời văn hợp lí, diễn đạt trôi chảy. - Liên kết đoạn, câu lô-gic, chặt chẽ. - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. b) Nội dung: (3,0 điểm) - Trình bày được suy nghĩ của bản thân về sự giàu đẹp của Tiếng Việt ở 2 khía cạnh: Tiếng Việt đẹp, Tiếng Việt hay. (1,5 điểm) - Có sử dụng trạng ngữ. (1,5 điểm)
File đính kèm:
- De kiem tra 1 tiet tieng Viet 7 tiet 90.doc