Ma trận đề kiểm tra cuối năm lớp 9 năm học 2012-2013 Môn: Ngữ văn

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra cuối năm lớp 9 năm học 2012-2013 Môn: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT NAM SÁCH
TRƯỜNG THCS HIỆP CÁT


 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM 
LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013
-------------------------
Môn: Ngữ văn 
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

 Cấp độ

Tên 
chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Chủ đề 1
Tiếng Việt
Học sinh nắm được khái niệm và nhận biết được các thành phần biệt lập.
Học sinh giải thích được nghĩa của các thành ngữ và xác định được phương châm hội thoại liên quan.



Số câu 
Số điểm.Tỉ lệ %
Số câu: 0,5
Số điểm: 1,0
Số câu:1
Số điểm:1,0


Số câu: 1,5
2 điểm=20 % 
Chủ đề 2
Văn bản
Nhận biết được tên văn bản.

Hiểu và giải thích được ý nghĩa nhan đề một tác phẩm: truyện Những ngôi sao xa xôi.



Số câu 
Số điểm.Tỉ lệ %
Số câu:0,25
Số điểm:0,25
Số câu:0,25
Số điểm:0,75


Số câu: 0,5
1 điểm=10 % 
Chủ đề 3
Tập làm văn 



 Hiểu được nội dung, nghệ thuật của một đoạn thơ. 
HS biết viết một đoạn văn ngắn theo hình thức diễn dịch để làm rõ chủ đề cụ thể.
HS biết viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ đã học trong chương trình.

Số câu 
Số điểm.
 Tỉ lệ %

Số câu:0,5
Số điểm:4,0
Số câu:1
Số điểm:2,0
Số câu:0,5
Số điểm:1,0
Số câu:2
7,0 điểm= 70 %
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 0,75
Số điểm:1,25
12,5%
Số câu: 1,75
Số điểm: 5,75
57,5%
Số câu: 1,5
Số điểm : 3,0
30%
Số câu: 4
Số điểm : 10
100%





PHÒNG GD & ĐT NAM SÁCH
TRƯỜNG THCS HIỆP CÁT

ĐỀ CHÍNH THỨC 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM 
LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013
-------------------------
Môn: Ngữ văn 
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm: 1 trang
Câu1: (1,0 điểm)
 Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?
	- Nói như đinh đóng cột.
	- Nói như đấm vào tai.
Câu2: (2,0 điểm)
	Cho đoạn văn:
" Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nố…."
	(Lê Minh Khuê)
Thế nào là thành phần biệt lập?Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập có trong đoạn văn 
Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm đó.
Câu3: (2,0 điểm)
 Viết đoạn văn ngắn( khoảng 10 câu) theo hình thức diễn dịch làm rõ chủ đề: “ Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”.
 Câu4: (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
	Chân phải bước tới cha
	Chân trái bước tới mẹ
	Một bước chạm tiếng nói
	Hai bước tới tiếng cười
	Người đồng mình yêu lắm con ơi
	Đan lờ cài nan hoa
	Vách nhà ken câu hát
	Rừng cho hoa
	Con đường cho những tấm lòng
	Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
	Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
	 ( Nói với con - Y Phương - Ngữ văn 9, tập 2)


 .......................Hết.........................
Ghi chú: Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra.	
 Người coi thi không được giải thích gì thêm.
PHÒNG GD & ĐT NAM SÁCH
TRƯỜNG THCS HIỆP CÁT


ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM 
LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013
-------------------------
Môn: Ngữ văn 

Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1


Nói như đinh đóng cột: 
- Nói một cách rất tin tưởng, khẳng định chắc chắn một vấn đề nào đó.
- Liên quan đến phương châm cách thức 
 - Nói như đấm vào tai:
- Nói khó nghe, gây cảm giác khó chịu cho người khác 
- Liên quan đến phương châm lịch sự.

0,25


0,25

0,25
0,25


2
a
 + Tp biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. 
+ Trong đoạn văn có 3 TP biệt lập: có thể, có thể, nhất định, chúng đều là TP tình thái ( Học sinh tìm và gọi đúng tên 1 TP biệt lập, được 0,25 điểm )

0,25

0,75

b
 Nêu được tên tác phẩm : Những ngôi sao xa xôi 
Nêu được ý nghĩa tên tác phẩm 
+ Đây là một dụng ý nghệ thuật. Bằng cách nói ẩn dụ nhà văn đã so sánh ngầm 3 cô thanh niên xung phong với những ngôi sao xa xôi trên bầu trời.
+ Đặt tên cho tác phẩm như vậy nhà văn đã tạo ra một hình ảnh đẹp đồng thời biểu đạt được nét đẹp tâm hồn và phẩm chất của các cô gái: trẻ trung, lãng mạn…có sức mạnh toả sáng, dẫn đường cho mọi thế hệ ….
-> Nhan đề giàu chất thơ, lãng mạn rất đặc trưng của văn học thời chống Mĩ. 
( HS có thể diễn đạt theo cách của mình nhưng đảm bảo các ý như vậy - vẫn được điểm, mỗi ý được 0,25 điểm ; GV linh hoạt trong quá trình chấm)

0,25
0,75


3

* Yêu cầu:
- Viết đoạn văn theo hình thức diễn dịch, phát triển chủ đề theo hướng:
+ Nêu rõ vai trò người giáo viên như mẹ hiền: yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. 
+ Khẳng định lòng biết ơn đối với cô giáo, cảm giác hạnh phúc, tự hào. 
+ Ý thức học tập, tu dưỡng để làm vui lòng Cô giáo và Mẹ hiền. 
- Học sinh có thể diễn đạt khác vẫn vận dụng cho điểm, miễn là viết ngắn gọn và bám sát chủ đề. 




0,75

0,5

0,5

0,25








4

Yêu cầu:
A-Về hình thức: 
Bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, chữ đẹp, ít sai lỗi chính tả.
B- Về nội dung: Viết đúng thể loại văn phân tích tác phẩm thơ.
Phần mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu đoạn trích và nội dung khái quát: người cha nói với con về cội nguồn hạnh phúc của mỗi người là gia đình và quê hương.
b- Thân bài: 
- 4 câu thơ đầu: Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ 
 Chân phải… tiếng cười
+ Nhịp thơ 2/3 -> Ríu rít, ngọt ngào….
+ Liệt kê các hình ảnh cụ thể sinh động: chân phải, chân trái, một bước, hai bước, tiếng nói, tiếng cười…; nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác….-> Cách nói mộc mạc, độc đáo trong tư duy diễn đạt của người miền núi -> Gợi hình ảnh một em bé đang tập đi những bước đầu tiên trong cuộc đời… => Gợi không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt tràn đầy hạnh phúc…….ở đó trong từng bước đi chập chững của con đều có sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ….ẩn chứa trong đó là niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ….. 
=> Tình cảm gia đình là hành trang quý báu đối với cuộc đời, với tâm hồn mỗi con người…. 
 - 5 câu tiếp theo : con lớn lên trong sự bao bọc chở che của quê hương, xứ sở: 
 
+ Quê hương hiện lên với 3 yếu tố : người đồng mình, rừng, con đường 
+ " Người đồng mình” - cách gọi thân thương, trìu mến những con người cùng chung quê hương, bản quán + từ " yêu " -> cảm xúc dâng trào ; "con ơi" -> người cha muốn truyền cho con tình yêu người đồng mình…… 
+	Đan lờ cài nan hoa
	Vách nhà ken câu hát
 -> Sử dụng các động từ : đan, cài, ken gợi sự quấn quýt, gắn bó, ,…
 Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác -> Người đồng mình dẫu còn vất vả, nhọc nhằn nhưng vẫn sống rất lạc quan, yêu đời và rất tài hoa trong lao động.
 + Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ: rừng cho hoa - con đường cho những tấm lòng -> quê hương thơ mộng nghĩa tình 
 - Kết thúc đoạn thơ là 2 câu tưởng lạc mạch cảm xúc nhưng thực ra vô cùng ý nhị, vô cùng sâu sắc: "cha mẹ mãi nhớ …….đẹp nhất trên đời"-> Đúc kết tình yêu thương con bằng cách nhắc con về cội nguồn sinh dưỡng, nơi mà mầm sống con được bắt đầu, nơi cho con sự sống, cho con tình yêu. 
 = >Tác giả đã sáng tạo những hình ảnh cụ thể, vừa mang tính khái quát cao mà vẫn giàu chất thơ bay bổng về vẻ đẹp văn hoá, về truyền thống nghĩa tình của người miền núi. Đó là cội nguồn của tình yêu thương… 
c. Kết bài. 
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Cảm xúc của bản thân.
Lưu ý : Trân trọng những bài làm sau :
- Có ý tưởng riêng một cách hợp lý
- Có cách hành văn có nét riêng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh






0,5




0,25





0,5



0,5


0,25

0,25





0,5





0,75



0,5



0,25


0,25





0,5

File đính kèm:

  • dockiem tra van 9 hay 20122013 ki 2.doc
Đề thi liên quan