Ma trận đề kiểm tra cuối năm- Năm học 2011-2012 môn ngữ văn 7

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra cuối năm- Năm học 2011-2012 môn ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề kiểm tra cuối năm- năm học 2011-2012
 Môn ngữ văn 7

Nội dung
Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng

TN
TL
TN
TL
TN
TL

 Phép liệt kê



1(0,25đ)


1(1đ)
(1,25đ)
Mở rộng câu
1(0,25đ)







(0,25đ)
Sống chết mặc bay




1(0,25đ)


1(2đ)
(2,25đ)
 Ca Huế trên Sông Hương

2(0,5đ)








(0, 5đ)
S ự giàu đẹp của tiếng Việt

1(0,25đ)






(0,25đ)
Văn nghị luận giải thích

1(0,25đ)

1(0,25đ)


1(5đ)
5,5đ
Tổng
1,25đ

0,75đ

 
8,0đ
10đ



















Đề kiểm tra cuối năm- năm học 2011-2012
 Môn ngữ văn 7( thời gian 90 phút)


I. Trắc nghiệm :khoanh tròn vào câu trả lời đúng
1. Tác giả văn bản:" Ca Huế trên sông Hương" là ai.
a.Phạm Duy Tốn
b. Hà Minh Anh
c. Hoài Thanh
d. Đặng Thai Mai
2Văn bản:" Ca Huế trên sông Hương" là.
a. Văn bản nghị luận
b. Văn bản nhật dụng
 c. Văn bản biểu cảm
d. Văn bản tự sự
3. Nghệ thuật tiêu biểu nhất của văn bản:"Sống chết mặc bay " là
a.Nghệ thuật tương phản
b. Nghệ thuật tương phản tăng cấp
c. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm
d.Tình huống truyện hấp dẫn
4. Phép liệt kê là
a. Sắp xếp hàng loạt các từ giống nhau để giải thích nội dung vấn đề
b. Sắp xếp hàng loạt các từ, các cụm từ giống nhau về hình thức và nội dung để giúp giải thích rõ hơn một vấn đề
 C. Kể ra hàng loạt các từ giống nhau
d. Sắp xếp hàng loạt các từ giống nhau 
5.Vấn đề nghị luận cuả văn bản: "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" là gì.
a.Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp
b. Tiếng Việt là một thứ tiếng hay
 c. Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, là một thứ tiếng hay
 d. Tiếng Việt là một thứ tiếng đặc biệt
6. Người ta có thể mở rộng những thành phần nào của câu
a. Thành phần chủ ngữ
b. Thành phần vị ngữ
c. Thành phần phụ của câu
d. Cả 3 ý trên
7.Bản chất của văn nghị luận là
a. Luận đề, luận điểm
b. Luận điểm, luận cứ
c. Lập luận
d. Luận điểm, luận cứ ,lập luận
8. Nghị luận giải thích là
a. Dùng lí lẽ là chủ yếu để làm sáng tỏ vấn đề
b. Dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề
c. Dùng lí lẽ, dẫn chứngđể làm sáng tỏ vấn đề
 II. Tự luận.
1. a: Hãy cho biết các kiếu liệt kê trong Tiếng Việt
 b. Hãy viết một câu văn có sử dụng phép liệt kê
2. Trình bày cảm nhận của em về cảnh nhân dân vất vả cứu đê qua đoạn văn: "Gần một giờ đêm... khúc đê này hỏng mât""
3. Hãy giải thích câu nói của Lê-nin: "Học! Học nữa! Học mãi!"

	*Đáp án


I. Trắc nghiệm
câu
1
2
3
4
5
6
7
8
đáp án
B
B
B
B
C
D
D
A

Mỗi ý đúng cho 0,25đ

II Tự luận
Câu 1:
a. Liệt kê theo cặp và không theo cặp (0,25đ)
 Liệt kê tăng tiến và không tăng tiến(0,25đ)
b. Đồ dùng học sinh gồm thươc, bút, com pa, bút chì, bút mực.. (0,5đ)
Câu 2
Trình bày cảm nhận về đoạn văn: "Gần một giờ đêm.... Khúc đê này hỏng mất"
-Đây là đoạn văn miêu tả cảnh nhân dân vất vả cứu đê.
+ Cảnh nhân dân vất vả cứu đê được tái hiên trong không gian đặc biệt: "Gần 1 giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá. Khúc đê... hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Có thể thấy thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe doạ cuộc sống và tính mạng của người dân, nguy cơ vỡ đê đã gần kề trước mắt.
+ Để cứu khúc đê, dân phu phải vật lộn chống chọi với thiên tai vô cùng vất vả và cơ cực. Tác giả đã sử dụng rất nhiều các từ láy giàu sức gợi hình "tầm tã, cuồn cuộn, xao xác". Những động từ, tính từ dồn dập nối tiếp nhau "trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác; ngừơi đắp, người cừ, bì bõm, lướt thướt...", kết hợp với ngòi bút tả thực với biểu cảm trữ tình "tình cảnh trông thật là thảm" đã làm hiện lên cảnh tượng thật sống động: không khí hối hả, căng thẳng, nhốn nháo, khẩn cấp. Tình thế nguy hiểm vô cùng. Dân chúng lo lắng, bất lực, tuyệt vọng... hàng loạt câu văn biểu cảm "lo thay! nguy thay..." với cách ngắt nhịp ngắn cho thấy sự gấp gáp của người dân khi cứu đê.Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ người dân. Nhà văn đã thực sự hoá thân vào nhân vật và thấu hiểu cảnh ngộ của họ.
 * Cách cho điểm:
- Đảm bảo những nội dung trên cho 2đ.
- Bài viết chạm vào nhũng ý trên nhưng diễn đạt chưa lô gíc, mạch lạc cho từ 1-1,5đ.
- Bài viết thiếu ý, lộn xộn, không rõ ý cho từ 0,5-1đ

Câu 3

a. Mở bài 
- Giới thiệu vấn đề chứng minh vai tro của việc học: cho 0,5đ.
b. Thân bài:
? Thế nào là : "Học! Học nữa! Học mãi!"
- "Học!" là quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích luỹ kiến thức của nhân loại và rèn luyện kỹ năng của mình để tăng thêm hiểu biết, 
- "Học! " ở đây không chỉ đến trường mới học mà ngay từ nhỏ khi ta còn sống trong vòng tay chăm sóc của gia đình thì cha mẹ đã dạy ta học ăn, học đi, học nói, học cư xử ntrong đời thường. 
-" Học nữa!" là học hết trình độ này đến trình độ khác, học từ dễ đến khó. Không chỉ học trong sách vở mà phải học cả ở trong cuộc sống như học ở những ngươi xung quanh, trên báo chí. -"Học mãi!"là học liên tục không ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu biết của mình về mọi mặt. Đó là những người ham học lúc nào cũng cảm thấy mình còn chưa đủ kiến thức, luôn luôn đòi hỏi phaỉ nâng cao trí tuệ, nâng cao năng suốt lao động.học như vậy sẽ giúp con gnười đẩy lùi được tuổi già.
? Vì sao phải: "Học! Học nữa! Học mãi!"
- Vì học giúp con người có tri thức, có nghề nghiệp ổn định để vững vàng tự lập cuộc sống. Học giúp con người biết nhiều điều hay lẽ phải, biết sống nhân ái hơn, có nghị lực hơn trong cuộc sống. Họ sẽ đóng góp nhiều hơn cho đất nứơc
- kiến thức loài người là vô tận, mỗi ngày có biết bao kiến thức mới được khám phá và để theo kịp sự phát triển của xã hôị thì con ngươi cần phải tích cực học.
- Chăm học là hợp với truyền thống, đạo lí của cha ông. Ngày nay việc học đã trở thành vấn đề cấp bách của nhân loại. Nếu một ngày nào đó con người mà ngừng học thì xã hội sẽ quay trở về thời kỳ Nguyên thuỷ. 
-Ngày xưa Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo bắt đom đom..... trạng Nồi...ngày nay cũng có rất nhiều tấm gương sáng trong học tập như những bạn nhỏ ở vùng sâu, vùng xa vượt mọi khó khăn đến lớp và thành tài.
-Ta phải làm gì để thực hiện lời dạy đó của Lê-nin.? Chúng ta phải tự tìm lấy cái thích thú, say mê trong học tập và phải luôn sáng tạo trong việc học của mình để học tốt hơn. Bên cạnh đó ,để học tốt chúng ta còn cần đến nghị lực, lòng quyết tâm học tập. Trong giờ học ta cần phải lắng nghe thầy cô giáo giảng bài học phải đi đôi với hành.
- liên hệ vời thực tế bản thân và địa phương....
* Cách cho điểm:
- Đảm bảo những nội dung trên cho 4đ.
- Bài viết chạm vào nhũng ý trên nhưng diễn đạt chưa lô gíc, mạch lạc cho từ 2- 3,5đ.
- Bài viết chạm vào nhũng ý trên nhưng chưa rõ thể văn chứng minh, thiếu dẫn chứng, lập luận không chặt chẽ cho từ 1-2đ
- Bài viết thiếu ý, lộn xộn, không rõ ý, không đúng thể lọai văn chứng minh cho từ 0,5-1đ
c. Kết bài: câu nói trên đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều, không ngừng học để phục vụ cho công việc sau này của mình. Mỗi chúng ta hãy cố gắng học thật tốt để góp phần xây dựng đất nước văn minh, đưa xã họi lòai người vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn.(0,5 đ)



File đính kèm:

  • dochoc ky 2.doc
Đề thi liên quan