Ma trận đề kiểm tra định kỳ năm 2011 - 2012 môn: ngữ văn 6 - tuần 10 - tiết 37+ 38

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra định kỳ năm 2011 - 2012 môn: ngữ văn 6 - tuần 10 - tiết 37+ 38, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


ONTHIONLINE.NET

ma trận đề kiểm tra định kỳ
 năm 2011 - 2012
môn: ngữ văn 6 - tuần 10 - tiết 37+ 38 

Lĩnh vực/ nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm

tn
tl
tn
tl
thấp
cao

Văn bản
Em bé thông minh, Thạch Sanh


C1
0,25 đ
C5
0,25 đ



0,5 đ
Tiếng việt
Danh từ
C2
0,25 đ





0,25 đ

Từ mựơn


C3
0,25 đ



0,25 đ

Chữa lỗi dùng từ
C4
0,25đ






0, 25đ

Tập làm văn
Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự


C7,8
0, 5 đ

C9
(TL)
2,0 đ

2,5đ

Văn Tự sự 



C6
0,25đ



C10 (TL)
6, 0 đ
6,25đ
Tổng
2
0, 5

6
1, 5
1
2,0

1
6,0
10
 ngày 18 /10 /2011
 Người ra đề
 
 Nguyễn Thị Thương
 
	


ubnd huyện cát hải
TRường thcs thị trấn cát hải
 
 Đề kiểm tra định kỳ
 Năm học: 2011- 2012

Môn: ngữ văn – Lớp 6
tuần 10- tiết 37+ 38 ( Viết bài tập làm văn số 2)
Thời gian làm bài : 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm: (2,0điểm): Lựa chọ đấp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Nội dung chính của truyện "Em bé thông minh" là gì?
 A.Đề cao trí thông minh của em bé.
 B. Ước mơ công lí xă hội.
 C. Cuộc đấu tranh giai cấp không khoan nhượng.
 D. Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian.
Câu 2: Chức vụ ngữ pháp điển hình của danh từ là gì? 
 A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Bổ ngữ
Câu 3: Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?
 A. Dông bão. C. Cuồn cuộn.
 B. Lực điền.	 D. Biển nước. 
Câu 4 : Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ ?
 A. Tre xanh xanh tự bao gìơ?
 B. Người ta sinh ra tự do, bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do, bình đẳng về quyền lợi. 
 C. Truyện “ Thạch Sanh” là một truyện hay nên em rất thích đọc truyện Thạch Sanh.
 D. Cỏ cây chen lá, đá chen hoa.
Câu 5: Thạch Sanh là kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
 A. Nhân vật dũng sĩ. C. Nhân vật tài năng.
 B. Nhân vật xấu xí. D. Nhân vật thông minh.
Câu 6: Tự sự là gì?
 A. Phương thức tái hiện chân dung các sự kiện theo một yêu cầu nhất định.
 B. Phương thức đưa ra những căn cứ để khẳng định tính đúng đắn của một sự việc hay một vấn đề.
 C. Phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc.
 D. Phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Câu 7: Khi gọi các nhân vật bằng tên của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi kể nào?
 A. Thứ hai B. Thứ ba C. Thứ nhất D. Ngôi kể khác

Câu 8: Khi tự xưng tôi, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe mình thấy, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình, tức là kể theo ngôi thứ mấy?
 A. Thứ hai B. Thứ ba C. Thứ nhất D. Ngôi kể khác
 II. Tự luận ( 8,0 điểm)
Câu 9: ( 2,0 đ): Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất? Lấy một vài ví dụ về truyện cổ tích , truyền thuyết được kể theo ngôi thứ ba mà em đã học? 
 Câu 10( 6,0 đ) Kể về một thầy cô giáo mà em yêu quý.




Đáp án - biểu điểm
môn: nGữ văn 6 - tuần 10- tiết 37+ 38
Năm học 2011 - 2012

I. Trắc nghiệm ( 2, 0 điểm) 
 Mỗi ý đúng được 0, 25 điểm/ câu x 8 câu = 2, 0 điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ.án
D
A
B
C
A
D
B
C

II. Tự luận (8, 0 điểm )
Câu 9: (2,0 đ)
HS: Giải thích được một số lí do như sau: 
- Vì cổ tích, truyền thuyết là những sáng tác của tập thể, nhân dân lao động nên kể theo ngôi thứ ba sẽ:
+ Tạo tính khách quan cho câu chuyện. (0,75đ)
+ Giúp người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.(0,75đ )
- Ví dụ về một vài câu chuyện cổ tích, truyền thuyết được kể theo ngôi thứ ba đã học : (0,5đ)
+ Truyện truyền thuyết : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ; Thánh Gióng. 
+Truyện cổ tích: Thạch Sanh; Em bé thông minh.
Câu 10; (6,0 đ)
1. Hình thức: (2, 5 điểm)
- Đảm bảo bố cục bài viết.
- Đúng thể loại: Phương thức kể ( ngôi thứ nhất xưng tôi, em) 
- Câu, từ chính xác, không sai quá 3 lỗi chính tả.
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn...
- Kể sáng tạo, có phong cách cá nhân.
- Không phụ thuộc vòa bài mẫu
- Trình bày, chữ viết sạch sẽ, có sáng tạo.
 2. Nội dung: (3, 5 diểm)
a.Mở bài: (0, 5 diểm)
 - Giới thiệu được thầy (cô) giáo mà em định chọn để kể.
 - Nêu được ấn tượng chung về thầy cô giáo.
b. Thân bài (2, 5 điểm ): yêu cầu HS kể được những sự việc sau:
 - Hình dáng (những nét nổi bật; trang phục,...)
 - Giọng nói...
 - Cử chỉ
 - Tính cách, việc làm.
 - ấn tượng gì làm em nhớ mãi.
c.Kết bài: (0, 5 điểm)
 - Nêu cảm xúc của bản thân.



File đính kèm:

  • docDe kiem tra tuan mon Ngu van lop 6 cuc hay.doc