Ma trận đề kiểm tra giữa học kì I môn ngữ văn 12. năm học 2013 - 2014

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra giữa học kì I môn ngữ văn 12. năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI
MÔN NGỮ VĂN 12. NĂM HỌC 2013 - 2014
(Thời gian làm bài: 90 phút)

Chủ đề
Mức độ nhận thức
Cộng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao hơn

1.Đọc văn
Tác gia Nguyễn Ái Quốc, Tố Hữu, Tây Tiến, Việt Bắc, Sóng, Đàn ghi ta của Lorca.
1 câu
2 đ





1câu
2 đ
(20%)
3. Làm văn
Nghị luận văn học: Tây Tiến, Việt Bắc, Sóng, Đàn ghi ta của Lorca.




Làm một bài nghị luận văn học
8 đ
1 câu
8 đ
(80%)
Tổng số câu
Tổng số điểm
1 câu
2 đ
(20%)


1 câu
8đ
(80%)
 2câu
10 đ
(100%)















ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI
MÔN NGỮ VĂN 12. NĂM HỌC 2013 - 2014
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1: ( 2 đ)
Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc ( Tố Hữu)
Câu 2: (8 đ) 
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau :
 Dữ dội và dịu êm
 Ồn ào và lặng lẽ
 Sông không hiểu nổi mình
 Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa 
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu 
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
 
Sóng bắt đầu từ gió 
Gió bắt đầu từ đâu ?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
 ( Sóng-Xuân Quỳnh)
















Đáp án
Câu 1: 
Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đó che chở đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. (0,5)
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7- 1954) hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước, một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. (0,5)
 - Tháng 10 năm ấy, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.( 1 d)

Câu 2: (8 đ)
Yêu cầu chung về kĩ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
-   Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
 -   Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
 b. Yêu cầu về nội dung:
-Giới thiệu tác giả , tác phẩm, đoạn thơ (1 đ)
- Nội dung: (3d)
1. Sóng và em- những nét tương đồng 
2.Những suy tư, trăn trở, lo âu trước cuộc đời: Nỗi trăn trở truy tìm khởi nguồn của tình yêu : 
-.Nghệ thuật ( 2 đ)
+ Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết
+ Thể thơ 5 chữ truyền thống; cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng (âm điệu của những con sóng trên biển cả)
.-.Đánh giá chung ( 1 đ)
Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh
 Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 đ









ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI
MÔN NGỮ VĂN 12. NĂM HỌC 2013 - 2014
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1: ( 2 đ)
Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến ( Quang Dũng)
Câu 2: (8 đ) 
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau :
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

 Dẫu xuôi về phương bắc
 Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh- một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào cũng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

 ( Sóng-Xuân Quỳnh)


















Đáp án
Câu 1: 
Đoàn quân Tây Tiến thành lập năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào. ( 0,5d)
.Thành phần : Sinh viên, học sinh, dân lao động thành thị thuộc mọi ngành nghề khác nhau, điều kiện sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tinh thần hàohùng, lãng mạn – lạc quan, yêu đời. ( 0,5 d)
Tác phẩm viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến. (0,5)
Trích tập thơ “Mây đầu ô” ( 0,5).

Câu 2: (8 đ)
Yêu cầu chung về kĩ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
-   Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
 -   Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
 b. Yêu cầu về nội dung:
-Giới thiệu tác giả , tác phẩm, đoạn thơ (1 đ)
- Nội dung: 3đ
Nỗi nhớ trong tình yêu 
 + Bao trùm cả không gian 
 + Thao thức trong mọi thời gian :
 + Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức 
 + Vừa hóa thân vào sóng vừa trực tiếp xưng “em” để bộc lộ nỗi nhớ 
 Lòng thủy chung 
-.Nghệ thuật ( 2 đ)
+ Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết
+ Thể thơ 5 chữ truyền thống; cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng (âm điệu của những con sóng trên biển cả)

.-.Đánh giá chung ( 1 đ)
Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh
 Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 đ

















File đính kèm:

  • docKT giua HKI Van 12 (Thao).doc