Ma trận đề kiểm tra học kì 2 trường THCS Bình Châu năm học: 2010-2011 môn: ngữ văn 6 -thời gian: 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kì 2 trường THCS Bình Châu năm học: 2010-2011 môn: ngữ văn 6 -thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 	
TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU 	 Năm học: 2010-2011
 Môn: Ngữ văn 6 -Thời gian: 90 phút 
 


Nội dung
Mức độ
Tổng cộng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Văn học
Câu 1
Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ”
1 ý
0,5 điểm
1 ý
0,5 điểm

2 ý
1,0 điểm
Tiếng Việt
Câu 2; 3
Ẩn dụ
1 ý
1,0 điểm

1 ý
1,0 điểm
2 ý
2,0 điểm

Câu trần thuật đơn
1 ý
1,0 điểm

1 ý
1,0 điểm
2 ý
2,0 điểm
Tập làm văn
Câu 4
Văn tả người
3 ý
2,5 điểm
3 ý
1,5 điểm
2 ý
1,0 điểm
8 ý
5,0 điểm
Tổng cộng
6 ý
5,0 điểm
4 ý
2,0 điểm
4 ý
3,0 điểm
14 ý
10,0 điểm
Tỉ lệ
50%
20%
30%
100%
(Ghi chú: Mỗi ý tương ứng với một yêu cầu trong đáp án)



------------------------------------------------------------------------------------------












 PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 -NĂM HỌC 2010-2011
TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (1,0 điểm) 
Ghi lại khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. Cho biết nội dung khổ thơ đó ?

Câu 2. (2 điểm)
Thế nào là ẩn dụ ? Câu ca dao sau sử dụng kiểu ẩn dụ gì ?
	Thuyền về có nhớ bến chăng
	 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Câu 3. (2 điểm)
Thế nào là câu trần thuật đơn ? Cho một ví dụ câu trần thuật đơn ?
Câu 4. (5 điểm)
Hãy tả hình dáng và những nết tốt của một bạn trong lớp em được nhiều người quý mến.

------------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú: Người coi kiểm tra không phải giải thích gì thêm.


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 -NĂM HỌC 2010-2011
TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (1,0 điểm) 
Ghi lại khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. Cho biết nội dung khổ thơ đó ?

Câu 2. (2 điểm)
Thế nào là ẩn dụ ? Câu ca dao sau sử dụng kiểu ẩn dụ gì ?
	Thuyền về có nhớ bến chăng
	 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Câu 3. (2 điểm)
Thế nào là câu trần thuật đơn ? Cho một ví dụ câu trần thuật đơn ?
Câu 4. (5 điểm)
Hãy tả hình dáng và những nết tốt của một bạn trong lớp em được nhiều người quý mến.

------------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú: Người coi kiểm tra không phải giải thích gì thêm.




PHÒNG GD&ĐT BÌNH SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU NĂM HỌC: 2010-2011
 Môn: Ngữ văn - Lớp 6


Câu 1. (1 điểm)
- Ý 1: Chép đúng khổ thơ cuối. (0,5 điểm)
- Ý 2: Nội dung: Bác Hồ lo cho dân, cho nước nên việc thức suốt đêm là chuyện thường tình chứ không riêng gì đêm nay. (0,5 điểm)

Câu 2. (2 điểm)
- Ý 1: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.. (1,0 điểm)
- Ý 2: Ẩn dụ phẩm chất. (1,0 điểm)
Câu 3. (2 điểm)
- Ý 1: Câu trần thuật đơn là câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. (1,0 điểm)
- Ý 2: Ví dụ đúng câu trần thuật đơn. (1,0 điểm)
Câu 4. (5 điểm) 
Bài viết của học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, song cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
A/ Yêu cầu chung:
1. Nhận biết: 2,5 điểm
- Viết đúng kiểu bài văn tả người.
- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ.
- Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả.
2. Thông hiểu: 1.5 điểm
Viết đúng nội dung của đề (theo dàn bài dưới đây)
3. Vận dụng: 1,5 điểm
- Vận dụng linh hoạt các yếu tố tự sự, miêu tả có kết hợp biểu cảm trong bài văn.
- Có vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhận xét, nhân hoá… trong bài văn một cách hợp lí.
B/ Yêu cầu cụ thể:
a/ Mở bài:
- Giới thiệu người bạn học cùng lớp với em có tính nết nổi bật được nhiều người yêu mến;
b/ Thân bài:
Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính nết tốt của người bạn mà em chọn để miêu tả.





* Về hình dáng:
- Người bạn đó nam hay nữ, cao hay thấp, mập hay ốm;
- Mái tóc để dài hay cắt ngắn, thưa hay dày;
- Gương mặt, đôi mắt, nước da tạo cảm giác hiền hậu, trung thực, thẳng thắn… nụ cười cởi mở, chân tình;
* Về tính nết:
- Học sinh giỏi từ lớp một đến lớp sáu, chuyên cần sáng tạo trong học tập; thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, phát biểu xây dựng bài; làm bài tập đầy đủ; hay giúp đỡ bạn trong học tập, nhất là các bạn học còn yếu; tình cảm chan hoà với mọi người, được mọi người quý mến;
- Tham gia tốt các hoạt động ở trường; ở nhà siêng năng, chăm chỉ học tập, làm việc giúp đỡ cha mẹ;
- Lễ phép kính trọng cha mẹ, thầy cô, mọi người; nhiều gia đình, bạn bè lấy làm gương để giáo dục con em của họ;
c/ Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em đối với tính nết tốt của bạn;
- Tính nết tốt của bạn đã có tác dụng như thế nào đối với em;
C/ Cách cho điểm:
* Điểm 4-5: Đạt những yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, có vận dụng các phép tu từ, không mắc lỗi chính tả….
* Điểm 2-3,5: Đạt những yêu cầu trên nhưng còn hạn chế về cách diễn đạt, còn mắc vài lỗi dùng từ đặt câu…
* Điểm 0,5-1,5: Bài làm chỉ đạt được một số ý, diễn đạt lủng củng, rời rạc, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
* Điểm 0: Bài không viết được gì hoặc chỉ vài câu không rõ nghĩa.

------------------------------------------------------------------------------------------
*Ghi chú: 
- Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung, GV tuỳ thuộc vào bài làm cụ thể của HS mà linh hoạt cho điểm phù hợp, khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo.

File đính kèm:

  • docNgữ văn 6.doc
Đề thi liên quan