Ma trận đề kiểm tra học kì I (2011- 2012) Môn: Ngữ Văn - Lớp 11

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kì I (2011- 2012) Môn: Ngữ Văn - Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2011- 2012)
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11

I MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn 11 của học sinh.
2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì 1 theo 3 nội dung quan trọng: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: 
- Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại của các văn bản đã học.
- Hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức về: Ngữ cảnh, thành ngữ và điển cố, Các thao tác lập luận: so sánh, bác bỏ,...
- Vận dụng kiến thức văn học và làm văn để giải quyết một vấn đề nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Trắc nghiệm kết hợp tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm phần trắc nghiệm trong 15 phút; phần tự luận trong 75 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

Mức độ

 Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng



 Cấp độ thấp
 Cấp độ cao

Chủ đề 1
 Tiếng Việt

Hs nhận biết được ngữ cảnh, thành ngữ.
 Xác định đúng sự kiện có thể viết bản tin. 
. 


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0,5
5%
1
0,25
2,5%
 

3
0,75
7,5%
Chủ đề 2
Văn học
Hs nhận biết được nghệ thuật viết kí của Lê Hữu Trác, quá trình chuyển biến từ người nông dân trở thành người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Hiểu đúng quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp qua cảnh cho chữ, hiểu được tình cảm của Thạch Lam đối với cuộc sống và con người nơi phố huyện, hiểu được lí do Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, lí do Chí phèo giết Bá Kiến, mục đích cầu hiền của vua Quang Trung.




Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0,5
 5%
5
1,25
 12,5%


7
1,75
17,5%
Chủ đề 3
Làm văn
Nhận biết được các yêu cầu khi tiến hành thao tác lập luận bác bỏ.
Hs hiểu được: Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao- vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng- được thể hiện qua hành động, lời nói và được kết tinh trong cảnh cho chữ; tác dụng của thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận .

. Vận dụng những kiến thức về bài văn nghị luận văn học và những hiểu biết về Nguyễn Tuân và nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù để làm bài văn phân tích nhân vật.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
1
7,0
70%
3
7,5
75%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
5
1,25
12,5%
7
1,75
 17,5%
1
7,0
70%
13
10
100%






























Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2011-2012) 
Trường PTDTNT Tỉnh Môn: Ngữ văn Lớp 11
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
 Họ và tên: …………………………… Lớp: ………… 
 **************
I.Trắc nghiệm: (3 điểm): Chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau, mỗi câu trả lời đúng được
 0,25điểm.

1. Ý nào dưới đây thể hiện đúng nhất quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp qua cảnh cho chữ? 
A.Cái đẹp thuần túy hình thức,không cần nội dung.Nó được đặt lên trên mọi thiện ác ở đời 
	B.Cái đẹp được nảy sinh bên trong cái ác, cái xấu.
	C.Cái đẹp gắn liền với cái thiện, cái cao cả, có sức mạnh cảm hóa cái ác, cái xấu.
	D.Cái đẹp có thể ăn đời ở kiếp với cái xấu, cái ác. 
2. Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, có thể thấy lối viết kí của Lê Hữu Trác có gì đặc sắc?
A. Miêu tả cụ thể, chi tiết những sự vật, sự việc, con người mà tác giả đã chứng kiến và trải nghiệm.
B. Không chỉ miêu tả, ghi chép về sự việc, con người mà còn bộc lộ những tâm tư, tình cảm sâu sắc của tác giả.
	C. Miêu tả cụ thể,chi tiết những sự vật, sự việc, con người bằng một lối văn giàu hư cấu.
D. Xây dựng được những hình tượng nhân vật sinh động, qua đó bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách trực tiếp.
3. Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” sự chuyển biến từ người nông dân trở thành người nghĩa sĩ được miêu tả theo quá trình nào?
	A. Hành động à tình cảm à nhận thức. B.Tình cảm à hành động à nhận thức. 
	C. Nhận thức à tình cảm à hành động. D. Tình cảm à nhận thức à hành động. 
4.Viết “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam muốn bày tỏ tình cảm gì đối với cuộc sống và con người phố huyện?
A.Đồng cảm với mơ ước, khát vọng của con người nơi phố huyện.
B.Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phong kiến đã chà đạp lên những con người nghèo khổ nhỏ bé .
C.Thông cảm, xót thương cho những người lao động nghèo; đồng cảm với mơ ước, khát vọng của họ.
	D. Cả ba phương án trên. 
5. Lập luận so sánh trong văn nghị luận có tác dụng:
A. Làm sáng rõ sự giống nhau giữa các đối tượng, làm cho bài nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
	B. Thể hiện quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó.
C. Làm sáng rõ sự khác nhau giữa các đối tượng, làm cho bài nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục .
D. Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác, làm cho bài nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
6. Sự kiện nào dưới đây có thể viết bản tin?
	A. Một bạn trong lớp có rất nhiều tiến bộ trong học tập.
	B. Tử vong vì đua xe ăn mừng bóng đá.
	C. Vương quốc đá quý ngày ấy, bây giờ.
	D. Lễ sinh nhật của một bạn trong lớp bị hủy bỏ
7. Trong các cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ?
	A. Cỡi ngựa xem hoa 	B. Đầu trâu mặt ngựa 
	C. Gót chân A-sin D. Chân ướt chân ráo 	 
8. Ngữ cảnh là gì?
	A. Là không gian, thời gian diễn ra hoạt động giao tiếp.
B. Là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
	C. Là các vai giao tiếp gồm có người nói (viết) và người nghe (đọc).
	D. Là hoàn cảnh của phát ngôn.
9. Tại sao Vũ Như Tô ban đầu không chịu nhưng sau đó lại chịu xây Cửu Trùng Đài cho vua?
	A.Vì lời khuyên của Đan Thiềm và trách nhiệm đối với nhân dân.
	B.Vì sắc đẹp và lời khuyên của Đan Thiềm. 
	C.Vì lời khuyên của Đan Thiềm hợp với khát vọng nghệ thuật của ông. 
 D.Vì sắc đẹp của Đan Thiềm và chữ “trung” đối với vua. 
10. Muốn tiến hành tốt thao tác lập luận bác bỏ, cần:
	A. Giữ thái độ khách quan, lựa chọn mức độ bác bỏ và sử dụng lời văn phù hợp.
	B. Giữu thái độ khách quan.
	C. Kết hợp cả thái độ khách quan và chủ quan.
	D. Phải nghe ý kiến của người thứ ba.
11. Việc Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát là hành động xuất phát từ đâu?
 	A. Muốn trả thù. B. Muốn giải phóng cho dân làng khỏi ách áp bức, bóc lột.
 	C. Say rượu. D. Khao khát được sống lương thiện.
12. Vua Quang Trung “cầu hiền” nhằm mục đích gì?
	A.Xoa dịu mâu thuẫn giữa những bề tôi cũ của triều đình Lê – Trịnh với Tây Sơn.
	B.Thuyết phục người tài phục vụ cho triều đại mới, góp sức xây dựng đất nước.
C.Tăng thêm thế lực cho triều đại Tây Sơn.
	D.Huy động sức mạnh nhân dân để đối đầu với họa ngoại xâm. 
II. Tự luận: (7 điểm)
 Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” 
của Nguyễn Tuân. 
 ....................Hết...................





















 ĐÁP ÁN 
I.Trắc nghiệm: (3 điểm), mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Mã 101
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.A
C
B
C
C
D
B
C
B
C
A
D
B
Mã 102
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.A
D
A
A
B
A
C
A
B
B
D
D
C
Mã 103
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.A
B
C
B
D
B
D
B
C
A
D
B
A
Mã 104
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.A
D
B
C
B
A
D
D
D
C
A
B
C
II. Tự luận: (7 điểm)
Yêu cầu
1. Kỹ năng:
 - Học sinh biết cách làm bài nghị luận phân tích.
 - Bài viết có bố cục rõ ràng, dùng từ đúng nghĩa, không mắc lỗi các loại.
 - Trình bày cẩn thận, sạch đẹp.
2. Kiến thức: Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau:
 a. Nội dung:
 Huấn Cao hội tụ cả ba vẻ đẹp: tài hoa, thiên lương và khí phách.
*Mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa: 
 +Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp;có tài viết chữ nhanh và đẹp, chữ của Huấn Cao trở tành vật báu đối với quản ngục.
*Có khí phách hiên ngang:
+ Thái độ bình thản của Huấn cao khi nhập lao, trước sự sỉ nhục của bọn lính ngục.
+ Cách sống điềm nhiên, thư thái của ông trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình.
+ Tỏ ra khinh bạc đến điều với quản ngục.
+ Đêm cuối cùng trước khi ra pháp trường vẫn ung dung cho chữ và khuyên bảo viên quản ngục.
*Có thiên lương trong sáng:
+ Ý thức về giá trị của nghệ thuật
+ Thái độ của ông đối với quản ngục (khi biết được sở thích của quản ngục)
*Ba vẻ đẹp của Huấn Cao hội tụ trong cảnh cho chữ:
+ Để viết được những nét chữ cuối cùng của cuộc đời không chỉ cần đôi bàn tay tài hoa của một nghệ sĩ, mà còn phải có khí phách hiên ngang, bất khuất của một đấng anh hùng.
+ Trong cảnh tượng “ xưa nay chưa từng có” này, Huấn cao hiện thân cho cái đẹp chân chính với sức mạnh phi thường. cái đẹp ấy đã chiến thắng cái ác, nâng đỡ cái thiện ngay trong chốn ngục tù.
 b. Nghệ thuật: xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao- con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
 BIỂU ĐIỂM
* Điểm 6 -7:
- Bài làm đạt được những ý trên.
- Tư duy mạch lạc, logíc, cảm nhận phân tích sâu sắc,bài viết có mở rộng, liên hệ và có nhiều đoạn hay, sáng sáng tạo, diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi các loại.
* Điểm 4 – 5:
- Phân tích được những ý chính như trên nhưng chưa thật sâu sắc. Nêu được cảm nhận riêng 
chân thật. Tư duy mạch lạc. Diễn đạt khá, còn mắc một số lỗi không đáng kể.
* Điểm 2- 3
- Hiểu vấn đề, nêu được những ý cơ bản trên nhưng phân tích còn sơ sài, diễn đạt chưa thoát ý. Tư duy đôi chỗ còn trùng lặp, lộn xộn, văn viết lủng củng.
* Điểm 1: Bài viết sơ sài, lạc đề, mắc nhiều lỗi các loại.
* Điểm 0: Viết một vài câu không rõ ý hoặc bỏ giấy trắng. 

File đính kèm:

  • doc3.doc
Đề thi liên quan